Event [Bình dân học vụ tháng tư] Chuyến vượt biên bất ổn


Đây là cảnh từ trên chỗ ngủ nhìn xuống
nhìn tấm ảnh của mày đầu tao lại nhớ đến 1 bài thơ ẩm thực năm nào

Anh chỉ ước một thảo nguyên đầy chó
Một nông trường bát ngát lá mơ xanh
Một dãy Trường Sơn trồng đầy xả ớt
Một cánh đồng mỡm mỡm củ riềng tươi
Một làng nghề mắm tôm thơm phức
Một dòng sông chứa đầy rượu pha cồn …
Để nơi ấy tháng ngày anh tu luyện
Xa bụi trần và quên lãng bóng hình em.
 
Đồ ăn sáng được úp trong lồng bàn, mở ra thì ôi chu choa mệ ơi, cơm trắng và cá khô. Tao chửi thầm trong bụng, khách VIP mà cho ăn uống như coin card vậy. Đêm qua ăn ít nên sáng khá đói, 2 thằng dứt hết dĩa cơm, chị giúp việc bưng lên 1 tách cà phê đen, tao hớp vào ngụm đầu tiên thì xém ói, cái vị tanh tanh, khét khét như đậu nành hay bắp rang cháy chứ không phải vị cà phê, sáng nào chị cũng pha cho 1 tách cà phê như vậy nhưng tao chưa uống hết li bao giờ.
Ban đêm thì 2 vợ chồng thằng con thiếu tướng về nhà ngủ, chứ không ngủ lại đồn điền, trong thời gian chờ đợi nó tới, tụi tao trò chuyện cùng chị giúp việc, chị nói nơi này cách chợ 20 km, nên vài tuần mới đi chợ 1 lần, ở đây công nhân tự lưới cá, làm khô để ăn, hôm qua tụi tao được ăn thịt là do vợ chồng thằng con nó ở lại ăn tối cùng, tao nghe xong rầu thúi ruột, cầu mong cho ngày nào 2 vợ chồng thằng kia cũng ở lại ăn cơm, nhưng mà sau đó ngày nào cũng chỉ là món cá khô ngày 3 bữa.



Ngồi một lúc thì nó đến, dắt tụi tao ra chỗ tập kết công nhân. Nơi này tao khoảng 20 người làm, thường là từng cặp vợ chồng, trong đó có một người được giao quản lí, chỉ đạo những người còn lại, ông quản lí nhìn khá hiền lành và thân thiện.
Sau khi phân công công việc cho đám công nhân, ông quản lí cùng thằng con dắt đi tham quan. Nhưng mà thằng con nó mang theo súng, khẩu súng lục đeo ngang hông, như kiểu mấy cô nan VN ấy, tao ko thấy nhưng thằng Khmer đi cùng nhéo nhéo tay rồi chỉ vào khẩu súng, nhìn rén vãi lồn, thôi giờ ăn cá khô cũng phải khen ngon, lỡ có gì nó bắn chết thì xuân này con không về.
Đi được 1 lúc thằng con mệt quá đi về trước (thằng này chắc chỉ giỏi ăn nhậu), còn ông quản lí dắt đi, nơi này rộng bao la, chắc phải đi cả tháng mới hết, tao nói ổng dắt đi những chỗ đang gặp vấn đề như sâu bệnh gì đó mà bên này chưa biết cách giải quyết để rút ngắn thời gian. Tầng đất mặt ở đây khá mỏng, đất toàn sỏi, không có đất thịt nên đây là vấn đề lớn nhất vì mùa mưa rất dễ bị sói mòn và ngã cây, cây phát triển èo ọt nhìn phát chán.
Có thời gian "riêng tư" nên tụi tao trò chuyện cùng ông quản lí thoải mái hơn, ở đây ông được trả lương cao nhất 500 đô 1 tháng, công nhân khác 300 đô, nhưng 1 năm mới được trả lương 1 lần, ai cần tiền mua gì sẽ được ứng 1 ít, công nhân ở đây đa số ứng để mua gạo và muối, nên nhà nào cũng chỉ có cá khô và cá khô. Nói chung là bóc lột đến xương.
Buổi chiều tụi tao theo ổng đi lưới cá, cũng cá rô, cá sặc, cá lóc như bên mình. Tối đến ông mời tụi tao qua bên nhà (chòi lá) ăn cơm, nhìn dĩa cá sặc, cá rô chiên xù mà xém rớt nước mắt, may quá hôm nay không phải ăn cá khô. Ở đây chưa có điện, buổi tối chạy máy phát điện để chiếu sáng, có những hôm hết xăng giữa chừng thì cả khu chìm trong bóng tối, chờ hôm sau thằng con sẽ gọi chở đến 1 xe bồn, khi nào hết chở đến xe khác, nhìn mấy đứa nhỏ con ông nheo nhóc, tao thấy thương xót cho số phận của đám nhỏ này.
Đi khoảng 1 tuần thì xong xuôi công việc, hướng dẫn lại ông quản lí cách chăm sóc, xịt thuốc, lâu lâu gặp những loại lá có thể dùng để nấu canh như lá bố (tên khác là atiso đỏ), lá giang, hay đọt nhãn lồng, tao cũng chỉ cho ông để mọi người cải thiện bữa ăn.
Bữa cơm cuối cùng ở đồn điền, 2 vợ chồng thằng con ở lại ăn cùng. Sau gần 7 ngày ăn cá khô, cá chiên, cá luộc kính thưa các loại cá, tao đã được ăn thịt. Buổi tối 2 đứa tao nhờ ông quản lí dắt đến từng nhà công nhân để chia tay, tiền đô mang theo ko được xài, đem tặng mỗi nhà một ít, tuy ko nhiều nhưng thấy niềm vui của mọi người tụi tao cũng cảm thấy vui lây.
Sáng sớm thằng con đến đó, nó chạy chiếc bản tải hiệu Lexus, bên này thuế xe rẻ nên tụi nó chạy toàn xe sang thôi, đưa tụi tao về Bình Phước bằng con đường rừng cũ, nhìn bóng đồn điền xa dần, tao thầm cảm thán cho số phận những công nhân nơi đây rồi sẽ ra sao. Trên xe thằng con có mang theo một con heo rừng, đem qua nhậu với 1 tay to nào đó ở Lộc Ninh, nó rủ nhậu cùng nhưng tụi tao xin phép về trước. Ra bến xe 2 thằng bắt xe đò về lại SG, kết thúc một chuyến đi Cam đầy kham khổ, mấy lần sau bên đó có điện nhờ người qua tiếp nhưng không ai trong cơ quan chịu đi.
Nhờ chuyến đi này mà đến bây giờ tao không thể nuốt nổi món cá khô nào nữa bất kể ngon đến đâu.
Hết!
Sao đọc chuyến đi của mày làm tao buồn quá. Câu từ tả sao thấy quang cảnh âm u. Như văn Thạch Lam- Hai đứa trẻ.
Cám cảnh cuộc đời quá . Tự nhiên làm tao nhớ đến thằng nhóc 3 tuổi theo cha sang Cam làm tôi tớ. Thằng quản lí cùng 1 thằng tây ấu dâm hành hạ thằng nhỏ. Khi ba nó đi về thì ôi thôi.
Nhiều lúc tao tự hỏi cuộc sống nó sao rồi? Xã hội quên nó rồi ư. Bọn nhà báo biên tập ngày ấy giải cứu nó giờ còn nhớ nó chăng.
Độc Lập - Tự do - Chắc gì đã Hạnh Phúc.
 
Sao đọc chuyến đi của mày làm tao buồn quá. Câu từ tả sao thấy quang cảnh âm u. Như văn Thạch Lam- Hai đứa trẻ.
Cám cảnh cuộc đời quá . Tự nhiên làm tao nhớ đến thằng nhóc 3 tuổi theo cha sang Cam làm tôi tớ. Thằng quản lí cùng 1 thằng tây ấu dâm hành hạ thằng nhỏ. Khi ba nó đi về thì ôi thôi.
Nhiều lúc tao tự hỏi cuộc sống nó sao rồi? Xã hội quên nó rồi ư. Bọn nhà báo biên tập ngày ấy giải cứu nó giờ còn nhớ nó chăng.
Độc Lập - Tự do - Chắc gì đã Hạnh Phúc.
Đọc mấy câu viết của mày mới làm tao buồn ấy =ypp4
 
Sao đọc chuyến đi của mày làm tao buồn quá. Câu từ tả sao thấy quang cảnh âm u. Như văn Thạch Lam- Hai đứa trẻ.
Cám cảnh cuộc đời quá . Tự nhiên làm tao nhớ đến thằng nhóc 3 tuổi theo cha sang Cam làm tôi tớ. Thằng quản lí cùng 1 thằng tây ấu dâm hành hạ thằng nhỏ. Khi ba nó đi về thì ôi thôi.
Nhiều lúc tao tự hỏi cuộc sống nó sao rồi? Xã hội quên nó rồi ư. Bọn nhà báo biên tập ngày ấy giải cứu nó giờ còn nhớ nó chăng.
Độc Lập - Tự do - Chắc gì đã Hạnh Phúc.
Độc Lập trừ Tự do sẵn tay trừ thêm Hạnh Phúc
 
Độc Lập trừ Tự do sẵn tay trừ thêm Hạnh Phúc
Nhân ngày quay lại xamer. Tao kể cho ngày nghe 1 trích đoạn nhỏ trong phim “ Hà Nội mùa đông năm 46”
( Tao sẽ không bàn về lá cờ chánh trị, tao bàn về người lính, con dân thật thụ của Hà Nội văn hiến , những tiểu tư sản , trí thức , những đứa con tinh hoa của các gđ tư sản dân tộc)

Vào thời khắc cuối phim, khi Pháp đánh vào Bắc Bộ Phủ, lời bài hát “Chiến sĩ anh Hùng” - Văn Cao cất lên . Họ hi sinh vì lí tưởng cao đẹp nào đó.
Bài hát họ ca thì vào quên lãng, kẻ viết bài hát ấy cũng là văn sĩ đại tài viết ra Tiến Quân Ca ( Quốc Ca hiện tại) thì bị giam hãm cho đến ngày thoát ly cuộc đời.
Mùa đông ấy năm 46 hừng hực sức trẻ cho Độc Lập - Tự Do . Là cho quốc gia VNDCCH là quốc gia liên hợp đảng phái. Họ là liên minh người Việt yêu nước . Sau hay gọi là Việt Minh.
Việt Minh không phải Cộng Sản.
Đừng bị đánh tráo khái niệm.
Một bộ phim hay nhưng lại không ý nghĩa cho tự do của hiện tại.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom