Oscar Wilde.( The soul of man under socialism 1891)
Thật vậy, tài sản thật sự là một điều phiền toái. Vài năm trước, người ta đi khắp đất nước nói rằng người có tài sản phải có các nghĩa vụ. Họ nói điều đó thường xuyên đến nỗi, rốt cuộc, Giáo hội cũng đã bắt đầu nói điều này. Giờ đây ta nghe thấy điều này từ mọi diễn đàn. Vâng , điều này hoàn toàn đúng. Tài sản không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ, mà có nhiều nghĩa vụ. Đến nỗi ai sở hữu nó, dù bất kỳ ở mức độ nào,- cũng đều là một điều chán ngắt. Nó kéo theo các yêu sách đối với chủ sở hữu, gây sự chú ý soi mói vào công việc của y, phiền muộn và vô tận. Nếu như tài sản chỉ đơn giản mang lại các khoái lạc thì chúng ta đã có thể chịu được; song các nghĩa vụ của nó khiến nó trở thành không thể chịu nổi. Vì quyền lợi của người giàu, chúng ta phải trừ khử nó.
Các đức hạnh của người nghèo có thể dễ dàng được thừa nhận, và có nhiều điều đáng phải hối tiếc. Chúng ta thường được bảo rằng người nghèo biết ơn từ thiện. Một số người nghèo tất nhiên là biết ơn, song những người xuất sắc nhất trong số những người nghèo chẳng bao giờ biết ơn. Họ vô ơn, bất mãn, bất tuân, và bất trị. Họ hoàn toàn đúng khi hành xử như vậy. Họ cảm thấy từ thiện là một phương thức bồi hoàn cục bộ không thỏa đáng một cách nực cười, hoặc là một sự bố thí đa cảm, thường được đi kèm bởi một toan tính láo xược từ kẻ đa cảm nhằm áp chế cuộc sống riêng tư của họ. Tại sao họ lại phải biết ơn những mẩu bánh vụn rơi xuống từ bàn ăn của kẻ giàu? Họ phải được ngồi cùng chiếu và phải hiểu điều đó. Còn về bất mãn, người nào không bất mãn với môi trường như vậy và cách sống thấp kém như vậy, chắc hẳn phải hoàn toàn là một kẻ cục súc. Tuy nhiên, trong mắt của bất kỳ ai đã đọc lịch sử, đó là đức hạnh độc đáo của con người. Chính thông qua sự bất tuân và tính nổi loạn mà tiến bộ đã được tạo ra.
Đôi khi người nghèo được khen ngợi vì tằn tiện. Nhưng việc khuyên người nghèo tằn tiện là việc vừa lố bịch lại vừa xúc phạm. Nó giống như khuyên một người đang đói sắp chết ăn ít đi. Đối với một người lao động ở nông thôn hay thành thị, thực hành tiết kiệm là việc hoàn toàn vô đạo đức. Con người không được sẵn sàng để sống như một con vật bị thiếu ăn! Y phải khước từ sống như thế, và phải, hoặc là ăn cắp hoặc là sống dựa vào tiền cứu trợ công cộng, cách mà nhiều người coi là một dạng ăn cắp. Còn về ăn xin: Ăn xin an toàn hơn chiếm hữu. Song như vậy hay hơn ăn xin. Không! một người nghèo mà vô ơn, hoang phí, bất mãn, và bất trị, có lẽ là một nhân cách thực sự, và có nhiều thứ để nói. Trong bất kỳ trường hợp nào, y là một phản kháng lành mạnh. Còn đối với người nghèo ngoan ngoãn, tất nhiên người ta có thể thương hại họ, song người ta không thể ngưỡng mộ họ. Họ đã đi đêm với kẻ thù, và đã bán các quyền tự nhiên của họ lấy một bát canh cặn. Họ chắc cũng phải ngu xuẩn lạ thường. Tôi có thể rất hiểu một người chấp nhận các luật bảo vệ tài sản tư hữu, và thừa nhận sự tích lũy tài sản tư hữu, chừng nào bản thân y, trong những điều kiện đó, có khả năng thực thi một hình thức nào đó của cuộc sống đẹp đẽ và trí tuệ. Song tôi không thể nào tin được: làm thế nào, một người mà cuộc sống đã bị những điều luật như thế làm hại và làm cho kinh tởm lại có thể hài lòng duy trì chúng?!
......"
Thật vậy, tài sản thật sự là một điều phiền toái. Vài năm trước, người ta đi khắp đất nước nói rằng người có tài sản phải có các nghĩa vụ. Họ nói điều đó thường xuyên đến nỗi, rốt cuộc, Giáo hội cũng đã bắt đầu nói điều này. Giờ đây ta nghe thấy điều này từ mọi diễn đàn. Vâng , điều này hoàn toàn đúng. Tài sản không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ, mà có nhiều nghĩa vụ. Đến nỗi ai sở hữu nó, dù bất kỳ ở mức độ nào,- cũng đều là một điều chán ngắt. Nó kéo theo các yêu sách đối với chủ sở hữu, gây sự chú ý soi mói vào công việc của y, phiền muộn và vô tận. Nếu như tài sản chỉ đơn giản mang lại các khoái lạc thì chúng ta đã có thể chịu được; song các nghĩa vụ của nó khiến nó trở thành không thể chịu nổi. Vì quyền lợi của người giàu, chúng ta phải trừ khử nó.
Các đức hạnh của người nghèo có thể dễ dàng được thừa nhận, và có nhiều điều đáng phải hối tiếc. Chúng ta thường được bảo rằng người nghèo biết ơn từ thiện. Một số người nghèo tất nhiên là biết ơn, song những người xuất sắc nhất trong số những người nghèo chẳng bao giờ biết ơn. Họ vô ơn, bất mãn, bất tuân, và bất trị. Họ hoàn toàn đúng khi hành xử như vậy. Họ cảm thấy từ thiện là một phương thức bồi hoàn cục bộ không thỏa đáng một cách nực cười, hoặc là một sự bố thí đa cảm, thường được đi kèm bởi một toan tính láo xược từ kẻ đa cảm nhằm áp chế cuộc sống riêng tư của họ. Tại sao họ lại phải biết ơn những mẩu bánh vụn rơi xuống từ bàn ăn của kẻ giàu? Họ phải được ngồi cùng chiếu và phải hiểu điều đó. Còn về bất mãn, người nào không bất mãn với môi trường như vậy và cách sống thấp kém như vậy, chắc hẳn phải hoàn toàn là một kẻ cục súc. Tuy nhiên, trong mắt của bất kỳ ai đã đọc lịch sử, đó là đức hạnh độc đáo của con người. Chính thông qua sự bất tuân và tính nổi loạn mà tiến bộ đã được tạo ra.
Đôi khi người nghèo được khen ngợi vì tằn tiện. Nhưng việc khuyên người nghèo tằn tiện là việc vừa lố bịch lại vừa xúc phạm. Nó giống như khuyên một người đang đói sắp chết ăn ít đi. Đối với một người lao động ở nông thôn hay thành thị, thực hành tiết kiệm là việc hoàn toàn vô đạo đức. Con người không được sẵn sàng để sống như một con vật bị thiếu ăn! Y phải khước từ sống như thế, và phải, hoặc là ăn cắp hoặc là sống dựa vào tiền cứu trợ công cộng, cách mà nhiều người coi là một dạng ăn cắp. Còn về ăn xin: Ăn xin an toàn hơn chiếm hữu. Song như vậy hay hơn ăn xin. Không! một người nghèo mà vô ơn, hoang phí, bất mãn, và bất trị, có lẽ là một nhân cách thực sự, và có nhiều thứ để nói. Trong bất kỳ trường hợp nào, y là một phản kháng lành mạnh. Còn đối với người nghèo ngoan ngoãn, tất nhiên người ta có thể thương hại họ, song người ta không thể ngưỡng mộ họ. Họ đã đi đêm với kẻ thù, và đã bán các quyền tự nhiên của họ lấy một bát canh cặn. Họ chắc cũng phải ngu xuẩn lạ thường. Tôi có thể rất hiểu một người chấp nhận các luật bảo vệ tài sản tư hữu, và thừa nhận sự tích lũy tài sản tư hữu, chừng nào bản thân y, trong những điều kiện đó, có khả năng thực thi một hình thức nào đó của cuộc sống đẹp đẽ và trí tuệ. Song tôi không thể nào tin được: làm thế nào, một người mà cuộc sống đã bị những điều luật như thế làm hại và làm cho kinh tởm lại có thể hài lòng duy trì chúng?!
......"
Sửa lần cuối: