gần đúng ý t r, nhưng để t trình bày rõ hơn
thần thoại ( mythology ) và tôn giáo ( religion ) đều được xây dựng dựa trên 1 nghệ thuật chung, đó là story telling.
thần thoại ra đời đầu tiên, kể về hư tượng của những con người đầu tiên trên 1 mảnh đất:
ví dụ:
+trung quốc có thần thoại lập quốc về bàn cổ, nữ oa, hiên viên hoàng đế
+VN có thần thoại về Cha rồng - Mẹ tiên : LLQ - AC
+Hi Lạp có thần thoại về 12 vị thần Olympia
+Ai Cập có thần thoại về các vị pharaoh đầu tiên: Osiris, Horus
+Tộc vikings bắc âu có thần thoại về cây thế giới và các vị thần Aesir
+Dân Tây Á có thần thoại về các vị thần vùng lưỡng hà
Điểm chung của thần thoại: lãng mạn + anh hùng hóa nguồn gốc ra đời của đất đó, thần thánh hóa người lãnh đạo vùng đất đó
+với trung quốc, hoàng đế của các triều đại đc coi là thiên tử ( con của trời ), là hậu duệ trực hệ của hiên viên hoàng đế, đc thần tạo ra từ đất của ánh sáng và nước của ánh sáng
+với VN, lãnh đạo của các bộ lạc Việt là vua hùng, là hậu duệ trực hệ của 1 trong 100 người con của LLQ và AC
+với Ai Cập, các pharaoh là hậu duệ trực hệ của pharaoh đầu tiên: thần Osiris, vị thần cai quản thế giới người chết và pharaoh thứ 2: thần Horus - vị thần bầu trời, con của thần Osiris, cháu của thần mặt trời Ra
+với Hi Lạp, các vị vua của Hi Lạp là con rơi của các cuộc mây mưa giữa thần Zeus và các phụ nữ người phàm
+với Bắc Âu, các vị vua của các nước Bắc Âu là kết quả của các cuộc mây mưa giữa thần tộc Aesir và người phàm midgard
+với Nhật bản, thiên hoàng là hậu duệ trực hệ của thần mặt trời
---> Thần thoại là để tôn vinh, thần thánh hóa các lãnh đạo khởi nguyên, giải thích về quyền lực của lãnh đạo theo hướng được "kế thừa" từ các vị thần
Mỗi nước đều có thần thoại của riêng mình, và tất cả thần thoại đều đề cao cũng như tôn vinh giá trị của người cầm quyền, người lãnh đạo, và tất cả thần thoại đều chỉ bó hẹp phạm vi xung quanh lãnh thổ của nước đó, tại thời điểm đó, ko mở rộng xa hơn
---> Thần thoại ko có tính mở rộng
Tôn giáo ( religion ) được tạo ra sau khi có thần thoại.
Nếu như thần thoại đc tạo ra từ nghệ thuật story telling để lãng mạn hóa, anh hùng hóa, thần thánh hóa nguồn gốc ra đời của dân tộc, thì tôn giáo lại theo hướng ngược lại hoàn toàn: bi thương hóa, tầm thường hóa, lạnh lùng hóa sự ra đời của tôn giáo.
Nếu thần thoại nói về chữ Tráng, thì tôn giáo lại nói về chữ Bi. Tôn giáo đc ra đời từ những kẻ hèn mạt, hay là những tên vương giả chủ động bần cùng hóa, từ bỏ quyền lực, đi cảm nhận nỗi khổ đau của vạn vật, truyền bá khái niệm về chữ Bi, chữ Khổ, chữ Đức nhiều hơn là chữ Tráng, chữ Phúc, chữ Quyền.
Thần thoại ko mở rộng, nhưng tôn giáo thì có, tôn giáo ko ràng buộc, ko thần thánh hóa lãnh tụ tôn giáo thông qua liên kết trực tiếp máu mủ giữa người và thần, thần trong tôn giáo là đấng chí tôn cao cao tại thượng, ko hề có bất kì liên hệ gì với phàm trần, chỉ có duy nhất 1 người được lựa chọn truyền bá là có thể đc phong thần, nhưng đó cũng là người duy nhất + người đó ko để lại bất kì hậu duệ nào ở phàm trần.
Thần trong tôn giáo chỉ cho phép sứ giả con người được mang chỉ dụ của thần đến cho con người, thông qua sứ giả của thần.
Tóm lại, nếu thần thoại là thần cố gắng can thiệp vô phàm giới nhiều nhất có thể để giúp đỡ / trừng phạt thể hiện thần uy, thì với tôn giáo, thần rất ít khi thể hiện với người phàm.
---> Tôn giáo muốn cho tín đồ thấy, thần tôn giáo ko thiên vị ai, vương cũng như dân, ko phân biệt màu da, sắc tộc, giới tính ---> Thu hút tín đồ từ nhiều quốc gia để lập nên các thế lực thống lĩnh về mặt tinh thần
Điểm chung giữa thần thoại + tôn giáo:
Đều là công cụ của nhà cầm quyền để điều khiển, thao túng, thống lĩnh đời sống tinh thần của nhân dân
Tôn giáo từng bị đàn áp vì tôn giáo là phản nghịch với thần thoại, phản nghịch với lý tưởng: vua là "bán thần" trong thần thoại, vậy nên nó bị đàn áp, nhưng sau khi tôn giáo thỏa hiệp với nhà cầm quyền, thì nó đc khuyến khích truyền bá rộng rãi, các lãnh đạo tôn giáo cũng đc hưởng các đặc quyền như giới quý tộc, gọi là giới tăng lữ.
Vậy, tôn giáo ( religion ) có mối liên hệ như thế nào với thần thoại ( mythology ) ???
tôn giáo ra đời SAU khi có thần thoại và được phát triển từ thần thoại, cả thần thoại và tôn giáo đều lấy ý tưởng nó làm do thần linh ở vị diện cao tầng hơn sáng lập ra, r lựa chọn người thích hợp để truyền cho con người
tôn giáo có cùng chất liệu với thần thoại, đều dùng chung nghệ thuật story telling để kể về lịch sử hình thành
tôn giáo là bản nâng cấp hơn của thần thoại, dễ đi vào đời sống tinh thần của nhân dân thông qua 1 loạt các giáo lý, bộ luật, quy phạm và nhiều ngày lễ khánh tiết trong năm.
tôn giáo và thần thoại đều là những thứ đc sáng tạo ra để nắm bắt đời sống tinh thần của con người, đều có chung mục đích chính trị là "Xác định 1 người nào đó làm "lãnh đạo tinh thần", có khả năng hiệu triệu quần chúng - tín đồ để tiến hành các hành động về mặt chủ quan của người đó
+ Với thần thoại, "lãnh đạo tinh thần" cũng là lãnh đạo chính trị
+ Với tôn giáo, "lãnh đạo tinh thần" là 1 người hoàn toàn khác và ko nằm trong tầng lớp lãnh đạo chính trị ( vua, lãnh chúa, quý tộc )
cả tôn giáo + thần thoại đều ko đề cao giới nhà buôn và thương nhân, ko có lãnh đạo tôn giáo nào xuất thân từ giới nhà buôn
---> cả tôn giáo + thần thoại đều ko đề cao khái niệm về tư bản và tư hữu
Thần thoại lụi tàn vì ko còn giữ đc các tín đồ sau khi tôn giáo nổi lên, thần thoại muốn tồn tại thì phải thay đổi theo cách đại chúng hơn, quan tâm đến đời sống tinh thần nhân dân nhiều hơn, bớt đề cao vai trò và nguồn gốc xuất thân của giới quý tộc, vương tộc.
Trong thực tế hiện đại, có 2 thần thoại đã cải tiến để ngang tầm với tôn giáo:
+ Thần đạo Shinto - Nhật Bản
+ Thần thoại Hindu giáo - Ấn Độ
Thần đạo Shinto của Nhật tuy vẫn đề cao vai trò và nguồn gốc xuất thân của thiên hoàng, nhưng thần đạo shinto cực kì chú trọng đến đời sống tinh thần của người dân, với rất nhiều nghi lễ, khánh tiết, trải rộng trên nhiều vấn đề của xã hội Nhật Bản, "bình dân hóa thần thánh" - là triết lý của thần đạo Shinto, thần thoại Shinto đã xâm nhập sâu vào đời sống tinh thần của người Nhật, đến mức trở thành 1 phần rất quan trọng trong văn hóa của người Nhật ---> cho nên thần đạo Shinto vẫn duy trì đc sức ảnh hưởng rộng lớn của mình, và thiên hoàng, người đc cho là huệ duệ trực hệ của thần mặt trời, vẫn duy trì đc vai trò "lãnh tụ tinh thần" khi nào thần đạo Shinto còn phát quang lực lượng.
Thần thoại Hindu - Ấn độ thì lại chọn 1 hướng đi khác, thần thoại Hindu chọn cách "bình dân hóa lãnh tụ" , thần thánh ko phải chỉ xuất phát từ giới quý tộc, có những vị thần xuất thân từ giới bần nông ---> bình thường hóa, hèn mọn hóa nguồn gốc xuất thân của các nhân vật tôn giáo, nhưng vẫn giữ lại cao tầng, phi phàm của các vị thần chủ chốt.
Can thiệp vô đời sống tinh thần mạnh mẽ của nhân dân thông qua nhiều lễ nghi, khánh tiết cũng như các bộ luật, quy phạm tôn giáo
---> Tóm lại, thần thoại và tôn giáo có liên hệ cực kì mạnh mẽ với nhau, tôn giáo đã sử dụng rất nhiều các chất liệu lấy từ thần thoại, nhưng bình thường hóa, đại chúng hóa đi rất nhiều để tạo nên tôn giáo.
Thần thoại lụi tàn vì quá chú trọng vào vấn đề chính trị và nguồn gốc, trong khi hoàn toàn bỏ quên hoặc cao tầng hóa lên rất nhiều các nghi lễ, khánh tiết, nói tóm lại là lụi tàn do thiếu quan tâm, chăm sóc và can thiệp vô đời sống tinh thần của đại bộ phận dân chúng.
---> Vì thiếu quan tâm và can thiệp vô đời sống tinh thần của đại bộ phận dân chúng, nên khi các tôn giáo nc ngoài du nhập vào, với triết lý "bình thường hóa, đại chúng hóa", "tôn giáo hóa thần thoại", tôn giáo dễ dàng đánh bật ảnh hưởng của thần thoại, làm cho dân chúng nghĩ là "các vị thần tôn giáo mới đúng là hóa thân của các vị thần trong thần thoại"
Ví dụ : quan niệm về đấng tối cao trong đạo thiên chúa: "Chúa ko có hình hài, ko có thực thể, ko có giới tính, ko có quá khứ, chúa là tất cả các thần linh, nhưng cũng ko là cụ thể vị thần nào hết"
Nói thêm về vấn đề tôn giáo + thần thoại:
Vì sao nước Mỹ lại lấy chúa ( God ) làm kim chỉ nam cho mọi hành động chính trị cũng như quân sự của mình ?
Bởi vì nước Mỹ ko có thần thoại, người Mỹ ko có thần thoại, thần thoại của vùng đất Bắc Mỹ là thần thoại của người da đỏ, mà người Mỹ thì là kẻ di cư đi xâm lược bắc Mỹ của ng da đỏ ---> Ko thể lấy thần thọai của người da đỏ để làm chất liệu cho đời sống tinh thần của người dân
Vậy chỉ có thể chọn tôn giáo, và tôn giáo mạnh nhất lúc đó: Thiên chúa giáo đã được chọn để truyền bá rộng rãi, nhằm mục đích hiệu triệu, thống nhất đời sống tinh thần. Chỉ khi thống nhất và toàn vẹn đc đời sống tinh thần, thì mới có thể mượn danh "lãnh tụ tinh thần" để hiệu triệu nhân dân nghe và làm theo các chỉ dụ chủ quan, thống nhất hành động của tất cả thành 1 khối.
Cho nên là, tôn giáo + thần thoại cũng như đời sống tinh thần, là cực kì quan trọng, quan trọng ngang ngửa và ko kém gì so với đời sống vật chất và các "lãnh tụ tinh thần" là 1 phần ko thể thiếu để hiệu triệu quần chúng nhân dân. Chỉ khi thống nhất về mặt ý chí tinh thần, tất cả mới có thể cùng làm chung 1 hành động chủ quan nào đó.
@♠3 Tập đoàn X ,
@Hunterxxxtn thấy sao bọn m, t giải thích về mối liên hệ giữa thần thoại và tôn giáo như vậy có đúng ý bọn m chưa :3