[ Bình dân học vụ tháng 5 ] - Những ngày còn bố

3m3m3m

Cu Mới mở mắt
Bài viết
129
Xu
11,464
Thật tình ko dám bon chen với các bạn vì văn tôi dở , nhưng mai là ngày đặc biệt . Tôi tham gia cho xôm chứ ko mong dc giải.


"H... về ngay bố đang gọi!!!"
Tôi giật bắn mình khi nghe thấy chị gái hét lên, lúc ấy đang mải chơi với bọn cùng xóm, xung quanh mọi người lớn đang tập trung vào màn hình chiếc tivi khi đó đang chiếu 1 bộ phim rất nổi tiếng. Nhìn vào gương mặt hớt hải của chị, tôi vội chạy thật nhanh về nhà, chị đuổi theo sau. Tôi trợn hết mắt lên kinh ngạc, bố tôi ngồi đó đầu tóc rũ rượi trên cái ghế giữa nhà, còn mẹ ôm mặt khóc nức nở ở một góc Thấy tôi ông vẫy tay bảo lại gần, ông ôm tôi vào lòng.
"Ngày mai cả nhà mình sẽ vào Nam con à." . Ông nói với 1 chất giọng rất trầm.
Vào Nam nghĩa là vào Sài Gòn, là nơi có bà nội và bác gái tôi sống. Trong trí nhớ tôi lúc đó ko hề biết gì về họ, vì họ đã bỏ rơi bố khi bố mới được vài tuổi và di cư vào Nam. Hôm nay sắp đến ngày giỗ bố nên tôi viết bài này để tưởng nhớ ông, tưởng nhớ về cái tuổi thơ ở cái thời xa vắng ấy.
Tôi là con trai út trong một gia đình tuy ko thể nói là trâm anh thế phiệt nhưng cũng được gọi là khá giả lúc đó. Ở cái thời buổi nhà nhà phải ăn bo bo, gạo mậu dịch hôi mùi ẩm mốc dc phát theo tem phiếu thì chị tôi đã đem cơm trắng sang hàng xóm đổi ăn thử vì tò mò. Cái thời mà họ còn phải ăn khoai ăn sắn thì nhà tôi đã hay kho cá lót đáy nồi bằng tảng thịt heo to đùng. Cái thời mà tôi phải giấu bố mẹ ngậm miếng thịt kho trong miệng sau bữa cơm, chạy sang nhà bà K hàng xóm rồi nhè ra cho vì thấy nhà bà ấy quá khổ, bà là người hay tắm cho chị em tôi, bà có bảo nhà bà cả năm chả dc ăn miếng thịt nào. Tuổi thơ tôi sinh ra và lớn lên êm đềm, sung sướng cho đến cái ngày biến cố kia xảy ra, gia đình tôi bị phá sản.
Nhà tôi 2 tầng nằm trên mặt tiền của 1 con phố, đầu này là ngôi trường tôi học, đầu kia là cái chợ lớn nhất tỉnh. Trong ký ức tôi nhớ thì bố có 1 cái nhà máy sản xuất cái gì đó mà 1 lần bố chở tôi đến, trong nhà tôi cũng có rất nhiều máy móc cơ khí và nhiều công nhân, sau này tôi mới biết bố tôi sản xuất ecu xe đạp, xích líp xe máy. Hàng ngày lại có nhiều xe tải chở than đến đổ trước cửa kho bên mạn phải nhà, sau đó lại có các loại xe .. đến chở đi. Còn mẹ thì có 1 sạp bán quần áo vải vóc nằm trong dãy hàng vải của cái chợ đó, các anh chị lớn phụ mẹ bán hàng, riêng tôi còn bé nên dc miễn làm gì cả.
Ngày ấy sáng bố thường phát cho 1 khoản tiền, hôm nào nghỉ học thì tôi hay lang thang vào chợ để ăn sáng. Số tiền đó dù tôi có ăn căng cả bụng,ăn bất cứ món gì mình thích cũng chỉ hết dc 1/4 hay 1 nửa, còn lại tôi đi mua sách hay mua truyện để đọc, tôi mê đọc từ bé. Đọc từ Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng đến Tôn Tẫn Bàng Quyên, đọc từ Bỉ Vỏ đến Những bức tường thành đổ vỡ... nói chung Tây Tàu kim cổ, tiểu thuyết, truyện tranh thiếu nhi hay truyện người lớn tôi đều đọc, về sau này cái nhà sách của chợ chả còn cuốn nào tôi chưa đọc cả. Nhiều hôm đang lững thững đi từ chợ về thì lại có người hớt hải đi tìm, giục tôi mau về chỉnh tivi cho họ xem. Số là lúc đó chỉ có nhà tôi có tivi, khi tôi ra đi thì lác đác đã có vài nhà có, ngoài bố ra chỉ có tôi biết cách xoay dò dc kênh để xem, hàng xóm hay sang xem nhờ rất đông. Chính bố đã dạy tôi những kiến thức đó.
"Này H, anh thấy xóm mình rất đông, hay là mình lập ra 2 nhóm đá bóng với nhau nhé !?"
Đó là lời rủ rê của anh Dũng, anh của Tùng bạn tôi, nhà cách tôi 1 căn, cũng là dạng có số má ở đấy. Anh Dũng cũng là người lập ra 1 team đi bắt lươn, team này có mấy thằng ngang tuổi tôi, chỉ có anh ấy lớn hơn 2 3 tuổi là người cầm đầu. Đêm trăng thanh sáng vằng vặc, chúng tôi dẫn nhau đi bắt lươn dưới những cái rãnh đầy bùn, lươn hay bò lên nằm vắt ngang mặt nước mỏng phía trên lớp bùn đó. Nhiệm vụ của tôi trong nhóm là cầm dao chặt, phải chặt 1 phát thật mạnh và dứt khoát để ghì con lươn xuống bùn, thò 2 bàn tay với 3 ngón tay tạo thế kẹp đầu và đít con lươn lại thật chắc, khi nào chắc chắn rồi thì hô và sẽ có đứa khác rút con dao ra, rồi hất mạnh con lươn lên bờ và nhiệm vụ của đứa khác là cầm bỏ vào bao. Còn ban ngày thì chúng tôi đi câu lươn ở những bờ ao ruộng lúa, dụng cụ là những sợi dây cước to xoắn lại, lưỡi câu ngoàm thì mua ngoài chợ. Có hôm tôi câu dc những con lươn rất to sau 1 hồi vật nhau vất vả với nó, nhưng có hôm vớ phải rắn thì quăng cả đồ hò nhau chạy. Tính tôi sợ rắn, chỉ cần thấy rắn là tôi chạy rẽ đất, chả cần biết là rắn gì. Anh Dũng bảo bọn tôi, lươn câu dc sẽ đem về bỏ trong lu nhà anh, khi nào bán dc tiền anh sẽ chia cho chúng mày. Chúng tôi phấn khởi lắm, rồi đợi mãi mà chả thấy xu nào nên sau anh có rủ bọn tôi dek thèm đi nữa. Luật Hoa quả ko chừa 1 ai cả, sau đó nhiều lần chúng tôi bắt gặp cảnh anh trần chuồng bỏ chạy, bố anh đuổi theo sau với cái roi trong tay "dmm chết mệ mày với tao, dm thằng mất dạy.." , chạy từ đầu phố này sang phố khác, cả bọn chúng tôi ôm bụng cười ngặt nghẽo.
...
"Vầ..n...ng"
"Mày nhiều tiền thế nên mày bỏ tiền tài trợ bọn tao nhé? Bọn tao sẽ phong mày là ông bầu của đội bóng!!!"
Tôi gật đầu run run, tính tôi dễ bị dỗ ngọt và cũng hơi sợ vì lý lịch bất hảo đồn thổi của anh. Như có lần anh ấy bảo tôi bao đi xem phim ở rạp, ra đến nơi thì lại rủ tôi mua bánh gato ăn thay vì mua vé, tôi cũng bất đắc dĩ đồng ý theo anh.
Trở lại chuyện đội bóng, ngay ngày hôm sau 2 đội bóng trong xóm dc thành lập và tôi đứng ra tài trợ tiền nước uống và quà vặt cho bọn nó. Nhìn chúng nó đá đấm như phều thật, quay qua rồi quặt lại, té lên rồi lại té xuống, tôi buột miệng chê. Và ngay sau đó chúng nó bầu tôi là "Ông bầu của đội Bớp" , thằng nào nghĩ ra hay thật, vì bớp nghĩa là phều nhưng nghe nó sang. Sau đó 1 thời gian thì chúng tôi giải tán để chuyển sang những trò khác như bắn bi, đánh khăng, bổ cù, nuôi cá chọi, đi đào sắn dây, bắt giun dế, cào cào, chơi bi-a, chơi game...chơi cả trò người lớn nhưng bí mật tôi sẽ ko kể đâu.
Cứ thấy tôi thập thò sau cánh cửa phòng làm việc là bố lại gọi tôi vào, ôm tôi ngọt ngào "Con giai lại xin gì bố gì à?" hay "Con muốn gì nào?" . Tôi thường hay xin tiền bố rủ thằng Cún hàng xóm đi xem phim ngoài Rạp, hay xem phim video trong Thư viện TP mà lúc đó cả tỉnh chỉ có ở đó mới có màn hình màu. Có lần cả đám bọn tôi rủ nhau ra đó xem vì nghe đồn có phim hay lắm, người lớn ai đi xem về cũng khóc sướt mướt. Ai ngờ đó lại là bộ phim "Trà Hoa Nữ", tình cảm tâm lý xã hội lâm ly rất chi là bi đát. Cả đám xem dc đến gần giữa phim rồi mà vẫn ko thấy cảnh đánh nhau đâu, thằng nọ nhìn thằng kia buột miệng chửi "đéo hiểu gì cả". Tôi quay sang an ủi bọn nó "chắc sắp có rồi đợi tí đi!", và rồi 1 tí quay sang thì thấy cả đám chúng nó ngủ gần hết, nằm đè lên nhau mà ngủ như đám trẻ bụi đời, nhìn tội nghiệp lắm, chỉ còn 1 thằng kiên nhẫn ko ngủ giống tôi.
Tôi cũng hay xin tiền bố đi xem đá bóng ngoài sân vận động mỗi khi có tin đội bóng tỉnh khác đến giao lưu. Tôi thích cái ko khí sôi động ngoài sân, tiếng người ta reo hò, tôi háo hức nhìn các cầu thủ mà lòng đầy nguỡng mộ. Với tôi thế là cực kỳ vui thích mặc dù tôi chả hiểu họ đá như thế nào, luật lá ra làm sao, tại sao họ reo hò kinh thế, cứ thế mà hò hét theo mỗi khi ai đó hét lên.
Nhớ con T hàng xóm ngang tuổi tôi, bố nó làm nghề xe ngựa kéo thồ chở hàng thuê. Nhà nó nghèo lắm và nó có đến 8 9 anh em chị. Lần ấy chúng tôi đi ngang nhà nó, thấy nó đang đi ra 1 thằng buột miệng "T ơi.." . Nhìn nó bẩn thỉu và gầy còm, cái quần nó đang mặc dc buộc bằng 1 sợ dây chuối dài lòng thòng, nó vừa đi vừa kéo sợi dây ấy trong rất buồn cười và thảm hại. Nó vừa tiến thêm 1 bước nữa thì bố nó vác đồ đi ra chất lên xe, ông vô tình đạp trúng sợi dây ấy và quần nó tuột xuống trước mặt chúng tôi. Nó vội kéo lên và bỏ chạy vào nhà, còn chúng tôi thì vừa cười vừa bỏ chạy.
Chúng bọn nó dc nghịch pháo, đốt pháo, riêng tôi thì bố ko cho. Năm ấy lần đầu tiên ông cho phép tôi, ông mua cho tôi 1 túi pháo tép và tôi xin ông thêm 1 cây nhang để đốt. Ông đi theo tôi đến tận khi tôi đốt hết đống pháo ấy. Tôi chỉ dc phép ko ngủ ở nhà vào mỗi đêm Rằm Trung Thu hàng năm, bọn trẻ con chúng tôi tụ tập chơi và ngủ lại trong những túp lều Xóm tôi dựng lên giữa đường . Tôi rất nhớ những khoảnh khắc thiêng liêng khi đốt những tràng pháo hạt bưởi và rước đèn trung thu.
Sau này, cái đám bạn tôi ở cái xóm đó, cả anh Dũng, đều chết vì nghiện và sida, có đôi khi tôi thầm nghĩ, có lẽ nhờ bố đã đem tôi đi xa khỏi mảnh đất đó nên tôi còn dc sống đến ngày hôm nay.
Ngày bố dẫn cả nhà ra ga tàu vào Nam, tôi ngước nhìn bầu trời và thắc mắc "Tại sao nhà mình lại phải đi nhỉ?" . Ngày bước chân xuống tàu, bố dẫn tôi đi xuyên qua những rừng người xa lạ, tôi cũng tự hỏi "nhà mình đang đi đâu thế, đây là đâu hả bố?". Tôi ko ngờ rằng đây là nơi tôi sẽ phải trải qua tuổi niên thiếu đầy khắc nghiệt và phải tự mình trưởng thành. Năm 18 tuổi tôi mất bố.
Có lần có dịp trở về quê hương, tôi nhớ ông quá, tôi ghé thăm lại căn nhà năm xưa mà nay đã là của người khác, ghé ngôi trường từng học, ghé cái chợ Mẹ tôi bán hàng khi ấy. Tất cả đều đã đổi thay ko còn nhận ra dc nữa. Bạn bè tôi hoặc đều đã chết hết, hoặc đã di cư. Tôi đã nghĩ thầm "Ko còn gì cả bố ạ!" . Tôi bước đi và chưa từng quay lại đó .

Nhớ bố !!!
 
Ui, k ngờ trong Xam này còn có cao niên.
Tuổi thơ dư lày thì cũng phải cỡ Ông nội 6x rùi.
Cơ mà bài ông nội viết hay đấy,
Tặng riêng ông 10 cái like quần bù vào cái dây chuối cho "bà nội hụt" kia nhá!
 
Lão mật cho tau kêu tuy chân anh yếu, tay anh run nhưng mực anh vẫn còn, LTV( thầy ông nội) gọi lão sang ún diệu dâm dương hoắc mấy lần, nhưng lão từ chối vì của lão vẫn chưa cần ún. nên đừng thấy già mà chê yếu, đừng thấy tếu mà tưởng là vui đâu mầy ợ
 
Nhớ bố!!!! Bài viết nhiều kỷ niệm quá! Chia sẻ nỗi nhớ bố với bạn. Trong mỗi chúng ta, ký ức về những người thân yêu luôn là vô giá, nhất là tuổi thơ. Bạn có một người cha tuyệt vời và vĩ đại, giàu tình cảm và rất hiền từ. Có lẽ khi đọc bài này, rất nhiều người làm bố chắc cũng gợn lên suy nghĩ về sự yêu thương con mình, Chúc mừng bạn đã viết thành công! Thương thương!!!!
 
Nhớ bố!!!! Bài viết nhiều kỷ niệm quá! Chia sẻ nỗi nhớ bố với bạn. Trong mỗi chúng ta, ký ức về những người thân yêu luôn là vô giá, nhất là tuổi thơ. Bạn có một người cha tuyệt vời và vĩ đại, giàu tình cảm và rất hiền từ. Có lẽ khi đọc bài này, rất nhiều người làm bố chắc cũng gợn lên suy nghĩ về sự yêu thương con mình, Chúc mừng bạn đã viết thành công! Thương thương!!!!
Iu bạng. Cám ơn rất nhiều đã động viên.
 
Thật tình ko dám bon chen với các bạn vì văn tôi dở , nhưng mai là ngày đặc biệt . Tôi tham gia cho xôm chứ ko mong dc giải.


"H... về ngay bố đang gọi!!!"
Tôi giật bắn mình khi nghe thấy chị gái hét lên, lúc ấy đang mải chơi với bọn cùng xóm, xung quanh mọi người lớn đang tập trung vào màn hình chiếc tivi khi đó đang chiếu 1 bộ phim rất nổi tiếng. Nhìn vào gương mặt hớt hải của chị, tôi vội chạy thật nhanh về nhà, chị đuổi theo sau. Tôi trợn hết mắt lên kinh ngạc, bố tôi ngồi đó đầu tóc rũ rượi trên cái ghế giữa nhà, còn mẹ ôm mặt khóc nức nở ở một góc Thấy tôi ông vẫy tay bảo lại gần, ông ôm tôi vào lòng.
"Ngày mai cả nhà mình sẽ vào Nam con à." . Ông nói với 1 chất giọng rất trầm.
Vào Nam nghĩa là vào Sài Gòn, là nơi có bà nội và bác gái tôi sống. Trong trí nhớ tôi lúc đó ko hề biết gì về họ, vì họ đã bỏ rơi bố khi bố mới được vài tuổi và di cư vào Nam. Hôm nay sắp đến ngày giỗ bố nên tôi viết bài này để tưởng nhớ ông, tưởng nhớ về cái tuổi thơ ở cái thời xa vắng ấy.
Tôi là con trai út trong một gia đình tuy ko thể nói là trâm anh thế phiệt nhưng cũng được gọi là khá giả lúc đó. Ở cái thời buổi nhà nhà phải ăn bo bo, gạo mậu dịch hôi mùi ẩm mốc dc phát theo tem phiếu thì chị tôi đã đem cơm trắng sang hàng xóm đổi ăn thử vì tò mò. Cái thời mà họ còn phải ăn khoai ăn sắn thì nhà tôi đã hay kho cá lót đáy nồi bằng tảng thịt heo to đùng. Cái thời mà tôi phải giấu bố mẹ ngậm miếng thịt kho trong miệng sau bữa cơm, chạy sang nhà bà K hàng xóm rồi nhè ra cho vì thấy nhà bà ấy quá khổ, bà là người hay tắm cho chị em tôi, bà có bảo nhà bà cả năm chả dc ăn miếng thịt nào. Tuổi thơ tôi sinh ra và lớn lên êm đềm, sung sướng cho đến cái ngày biến cố kia xảy ra, gia đình tôi bị phá sản.
Nhà tôi 2 tầng nằm trên mặt tiền của 1 con phố, đầu này là ngôi trường tôi học, đầu kia là cái chợ lớn nhất tỉnh. Trong ký ức tôi nhớ thì bố có 1 cái nhà máy sản xuất cái gì đó mà 1 lần bố chở tôi đến, trong nhà tôi cũng có rất nhiều máy móc cơ khí và nhiều công nhân, sau này tôi mới biết bố tôi sản xuất ecu xe đạp, xích líp xe máy. Hàng ngày lại có nhiều xe tải chở than đến đổ trước cửa kho bên mạn phải nhà, sau đó lại có các loại xe .. đến chở đi. Còn mẹ thì có 1 sạp bán quần áo vải vóc nằm trong dãy hàng vải của cái chợ đó, các anh chị lớn phụ mẹ bán hàng, riêng tôi còn bé nên dc miễn làm gì cả.
Ngày ấy sáng bố thường phát cho 1 khoản tiền, hôm nào nghỉ học thì tôi hay lang thang vào chợ để ăn sáng. Số tiền đó dù tôi có ăn căng cả bụng,ăn bất cứ món gì mình thích cũng chỉ hết dc 1/4 hay 1 nửa, còn lại tôi đi mua sách hay mua truyện để đọc, tôi mê đọc từ bé. Đọc từ Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng đến Tôn Tẫn Bàng Quyên, đọc từ Bỉ Vỏ đến Những bức tường thành đổ vỡ... nói chung Tây Tàu kim cổ, tiểu thuyết, truyện tranh thiếu nhi hay truyện người lớn tôi đều đọc, về sau này cái nhà sách của chợ chả còn cuốn nào tôi chưa đọc cả. Nhiều hôm đang lững thững đi từ chợ về thì lại có người hớt hải đi tìm, giục tôi mau về chỉnh tivi cho họ xem. Số là lúc đó chỉ có nhà tôi có tivi, khi tôi ra đi thì lác đác đã có vài nhà có, ngoài bố ra chỉ có tôi biết cách xoay dò dc kênh để xem, hàng xóm hay sang xem nhờ rất đông. Chính bố đã dạy tôi những kiến thức đó.
"Này H, anh thấy xóm mình rất đông, hay là mình lập ra 2 nhóm đá bóng với nhau nhé !?"
Đó là lời rủ rê của anh Dũng, anh của Tùng bạn tôi, nhà cách tôi 1 căn, cũng là dạng có số má ở đấy. Anh Dũng cũng là người lập ra 1 team đi bắt lươn, team này có mấy thằng ngang tuổi tôi, chỉ có anh ấy lớn hơn 2 3 tuổi là người cầm đầu. Đêm trăng thanh sáng vằng vặc, chúng tôi dẫn nhau đi bắt lươn dưới những cái rãnh đầy bùn, lươn hay bò lên nằm vắt ngang mặt nước mỏng phía trên lớp bùn đó. Nhiệm vụ của tôi trong nhóm là cầm dao chặt, phải chặt 1 phát thật mạnh và dứt khoát để ghì con lươn xuống bùn, thò 2 bàn tay với 3 ngón tay tạo thế kẹp đầu và đít con lươn lại thật chắc, khi nào chắc chắn rồi thì hô và sẽ có đứa khác rút con dao ra, rồi hất mạnh con lươn lên bờ và nhiệm vụ của đứa khác là cầm bỏ vào bao. Còn ban ngày thì chúng tôi đi câu lươn ở những bờ ao ruộng lúa, dụng cụ là những sợi dây cước to xoắn lại, lưỡi câu ngoàm thì mua ngoài chợ. Có hôm tôi câu dc những con lươn rất to sau 1 hồi vật nhau vất vả với nó, nhưng có hôm vớ phải rắn thì quăng cả đồ hò nhau chạy. Tính tôi sợ rắn, chỉ cần thấy rắn là tôi chạy rẽ đất, chả cần biết là rắn gì. Anh Dũng bảo bọn tôi, lươn câu dc sẽ đem về bỏ trong lu nhà anh, khi nào bán dc tiền anh sẽ chia cho chúng mày. Chúng tôi phấn khởi lắm, rồi đợi mãi mà chả thấy xu nào nên sau anh có rủ bọn tôi dek thèm đi nữa. Luật Hoa quả ko chừa 1 ai cả, sau đó nhiều lần chúng tôi bắt gặp cảnh anh trần chuồng bỏ chạy, bố anh đuổi theo sau với cái roi trong tay "dmm chết mệ mày với tao, dm thằng mất dạy.." , chạy từ đầu phố này sang phố khác, cả bọn chúng tôi ôm bụng cười ngặt nghẽo.
...
"Vầ..n...ng"
"Mày nhiều tiền thế nên mày bỏ tiền tài trợ bọn tao nhé? Bọn tao sẽ phong mày là ông bầu của đội bóng!!!"
Tôi gật đầu run run, tính tôi dễ bị dỗ ngọt và cũng hơi sợ vì lý lịch bất hảo đồn thổi của anh. Như có lần anh ấy bảo tôi bao đi xem phim ở rạp, ra đến nơi thì lại rủ tôi mua bánh gato ăn thay vì mua vé, tôi cũng bất đắc dĩ đồng ý theo anh.
Trở lại chuyện đội bóng, ngay ngày hôm sau 2 đội bóng trong xóm dc thành lập và tôi đứng ra tài trợ tiền nước uống và quà vặt cho bọn nó. Nhìn chúng nó đá đấm như phều thật, quay qua rồi quặt lại, té lên rồi lại té xuống, tôi buột miệng chê. Và ngay sau đó chúng nó bầu tôi là "Ông bầu của đội Bớp" , thằng nào nghĩ ra hay thật, vì bớp nghĩa là phều nhưng nghe nó sang. Sau đó 1 thời gian thì chúng tôi giải tán để chuyển sang những trò khác như bắn bi, đánh khăng, bổ cù, nuôi cá chọi, đi đào sắn dây, bắt giun dế, cào cào, chơi bi-a, chơi game...chơi cả trò người lớn nhưng bí mật tôi sẽ ko kể đâu.
Cứ thấy tôi thập thò sau cánh cửa phòng làm việc là bố lại gọi tôi vào, ôm tôi ngọt ngào "Con giai lại xin gì bố gì à?" hay "Con muốn gì nào?" . Tôi thường hay xin tiền bố rủ thằng Cún hàng xóm đi xem phim ngoài Rạp, hay xem phim video trong Thư viện TP mà lúc đó cả tỉnh chỉ có ở đó mới có màn hình màu. Có lần cả đám bọn tôi rủ nhau ra đó xem vì nghe đồn có phim hay lắm, người lớn ai đi xem về cũng khóc sướt mướt. Ai ngờ đó lại là bộ phim "Trà Hoa Nữ", tình cảm tâm lý xã hội lâm ly rất chi là bi đát. Cả đám xem dc đến gần giữa phim rồi mà vẫn ko thấy cảnh đánh nhau đâu, thằng nọ nhìn thằng kia buột miệng chửi "đéo hiểu gì cả". Tôi quay sang an ủi bọn nó "chắc sắp có rồi đợi tí đi!", và rồi 1 tí quay sang thì thấy cả đám chúng nó ngủ gần hết, nằm đè lên nhau mà ngủ như đám trẻ bụi đời, nhìn tội nghiệp lắm, chỉ còn 1 thằng kiên nhẫn ko ngủ giống tôi.
Tôi cũng hay xin tiền bố đi xem đá bóng ngoài sân vận động mỗi khi có tin đội bóng tỉnh khác đến giao lưu. Tôi thích cái ko khí sôi động ngoài sân, tiếng người ta reo hò, tôi háo hức nhìn các cầu thủ mà lòng đầy nguỡng mộ. Với tôi thế là cực kỳ vui thích mặc dù tôi chả hiểu họ đá như thế nào, luật lá ra làm sao, tại sao họ reo hò kinh thế, cứ thế mà hò hét theo mỗi khi ai đó hét lên.
Nhớ con T hàng xóm ngang tuổi tôi, bố nó làm nghề xe ngựa kéo thồ chở hàng thuê. Nhà nó nghèo lắm và nó có đến 8 9 anh em chị. Lần ấy chúng tôi đi ngang nhà nó, thấy nó đang đi ra 1 thằng buột miệng "T ơi.." . Nhìn nó bẩn thỉu và gầy còm, cái quần nó đang mặc dc buộc bằng 1 sợ dây chuối dài lòng thòng, nó vừa đi vừa kéo sợi dây ấy trong rất buồn cười và thảm hại. Nó vừa tiến thêm 1 bước nữa thì bố nó vác đồ đi ra chất lên xe, ông vô tình đạp trúng sợi dây ấy và quần nó tuột xuống trước mặt chúng tôi. Nó vội kéo lên và bỏ chạy vào nhà, còn chúng tôi thì vừa cười vừa bỏ chạy.
Chúng bọn nó dc nghịch pháo, đốt pháo, riêng tôi thì bố ko cho. Năm ấy lần đầu tiên ông cho phép tôi, ông mua cho tôi 1 túi pháo tép và tôi xin ông thêm 1 cây nhang để đốt. Ông đi theo tôi đến tận khi tôi đốt hết đống pháo ấy. Tôi chỉ dc phép ko ngủ ở nhà vào mỗi đêm Rằm Trung Thu hàng năm, bọn trẻ con chúng tôi tụ tập chơi và ngủ lại trong những túp lều Xóm tôi dựng lên giữa đường . Tôi rất nhớ những khoảnh khắc thiêng liêng khi đốt những tràng pháo hạt bưởi và rước đèn trung thu.
Sau này, cái đám bạn tôi ở cái xóm đó, cả anh Dũng, đều chết vì nghiện và sida, có đôi khi tôi thầm nghĩ, có lẽ nhờ bố đã đem tôi đi xa khỏi mảnh đất đó nên tôi còn dc sống đến ngày hôm nay.
Ngày bố dẫn cả nhà ra ga tàu vào Nam, tôi ngước nhìn bầu trời và thắc mắc "Tại sao nhà mình lại phải đi nhỉ?" . Ngày bước chân xuống tàu, bố dẫn tôi đi xuyên qua những rừng người xa lạ, tôi cũng tự hỏi "nhà mình đang đi đâu thế, đây là đâu hả bố?". Tôi ko ngờ rằng đây là nơi tôi sẽ phải trải qua tuổi niên thiếu đầy khắc nghiệt và phải tự mình trưởng thành. Năm 18 tuổi tôi mất bố.
Có lần có dịp trở về quê hương, tôi nhớ ông quá, tôi ghé thăm lại căn nhà năm xưa mà nay đã là của người khác, ghé ngôi trường từng học, ghé cái chợ Mẹ tôi bán hàng khi ấy. Tất cả đều đã đổi thay ko còn nhận ra dc nữa. Bạn bè tôi hoặc đều đã chết hết, hoặc đã di cư. Tôi đã nghĩ thầm "Ko còn gì cả bố ạ!" . Tôi bước đi và chưa từng quay lại đó .

Nhớ bố !!!
Gia đình tao sinh trưởng ở Huế, thuởu ấy ,ba tao buôn trầm hương ( buôn lậu vào thời ấy) ông từng là lính chế độ cũ ko làm ăn gì được sau thời bình ngoài những nghề lọc lõi. May mẹ tao lại là con của nhà đại tư sản nhưng sau chính sách đổi tiền nhà ngoại tao gần như mất hết.
Cho ba tao vài chỉ đi buôn, ổng lại được cái hào sảng huynh đệ. Hồi ấy buôn vào Nam đường tàu thành kiếm vài chỉ trong 1 lần giao dịch
Vì thương cảnh đói ăn anh em lính tránh VNCH, ba tao cưu mang nhiều , cả thương phế binh.
Sau những chuyến hàng thành, ông lúc nào cũng dẫn những người bạn ấy ra quán Bầu Sen - 1 cái hồ ở đường Nguyễn Trãi Huế nhậu.
Với tao đó là kí ức oai hùng nhất của ổng sau tấm ảnh thời trai tráng hiên ngang trong bộ quân phục VNCH.
Mùa hè năm 1999, Huế lụt lớn lắm, như cơn đại hồng thuỷ cuốn trôi xứ miền trung nghèo nàn nãy. Cả 1 làng trên thượng nguồn chết trôi xuống trước bia tưởng niệm vị quốc Vong Thân VNCH ( trước trường Quốc Học Huế) hơn 500 người.
Còn kho trầm nhà tao thì…. Ba tao đứng chắn đơn độc giữa làn nước lũ ấy. Hàng nhà tao trôi sạch. Sạch sẽ những ngày tháng êm đềm của gia đình tao. Nơi bữa cơm đủ ba mẹ và hai chị- Canh cá dìa - dĩa rau muống luộc chấm mắm ruốc pha đầy ấp tiếng cười.
Tháng 9/1999 - Tao vào Sg cùng gđ. Tháng ngày tao không muốn nhớ - không muốn nhìn lại.
Thứ kỉ niệm đau thương dằn xé lên gđ bé nhỏ của tao - Nhất là ba tao.
Hôm nay tao cũng nhớ ổng lắm !!!!
 
Gia đình tao sinh trưởng ở Huế, thuởu ấy ,ba tao buôn trầm hương ( buôn lậu vào thời ấy) ông từng là lính chế độ cũ ko làm ăn gì được sau thời bình ngoài những nghề lọc lõi. May mẹ tao lại là con của nhà đại tư sản nhưng sau chính sách đổi tiền nhà ngoại tao gần như mất hết.
Cho ba tao vài chỉ đi buôn, ổng lại được cái hào sảng huynh đệ. Hồi ấy buôn vào Nam đường tàu thành kiếm vài chỉ trong 1 lần giao dịch
Vì thương cảnh đói ăn anh em lính tránh VNCH, ba tao cưu mang nhiều , cả thương phế binh.
Sau những chuyến hàng thành, ông lúc nào cũng dẫn những người bạn ấy ra quán Bầu Sen - 1 cái hồ ở đường Nguyễn Trãi Huế nhậu.
Với tao đó là kí ức oai hùng nhất của ổng sau tấm ảnh thời trai tráng hiên ngang trong bộ quân phục VNCH.
Mùa hè năm 1999, Huế lụt lớn lắm, như cơn đại hồng thuỷ cuốn trôi xứ miền trung nghèo nàn nãy. Cả 1 làng trên thượng nguồn chết trôi xuống trước bia tưởng niệm vị quốc Vong Thân VNCH ( trước trường Quốc Học Huế) hơn 500 người.
Còn kho trầm nhà tao thì…. Ba tao đứng chắn đơn độc giữa làn nước lũ ấy. Hàng nhà tao trôi sạch. Sạch sẽ những ngày tháng êm đềm của gia đình tao. Nơi bữa cơm đủ ba mẹ và hai chị- Canh cá dìa - dĩa rau muống luộc chấm mắm ruốc pha đầy ấp tiếng cười.
Tháng 9/1999 - Tao vào Sg cùng gđ. Tháng ngày tao không muốn nhớ - không muốn nhìn lại.
Thứ kỉ niệm đau thương dằn xé lên gđ bé nhỏ của tao - Nhất là ba tao.
Hôm nay tao cũng nhớ ổng lắm !!!!
Chia sẻ cùng bạn.
 
Gia đình tao sinh trưởng ở Huế, thuởu ấy ,ba tao buôn trầm hương ( buôn lậu vào thời ấy) ông từng là lính chế độ cũ ko làm ăn gì được sau thời bình ngoài những nghề lọc lõi. May mẹ tao lại là con của nhà đại tư sản nhưng sau chính sách đổi tiền nhà ngoại tao gần như mất hết.
Cho ba tao vài chỉ đi buôn, ổng lại được cái hào sảng huynh đệ. Hồi ấy buôn vào Nam đường tàu thành kiếm vài chỉ trong 1 lần giao dịch
Vì thương cảnh đói ăn anh em lính tránh VNCH, ba tao cưu mang nhiều , cả thương phế binh.
Sau những chuyến hàng thành, ông lúc nào cũng dẫn những người bạn ấy ra quán Bầu Sen - 1 cái hồ ở đường Nguyễn Trãi Huế nhậu.
Với tao đó là kí ức oai hùng nhất của ổng sau tấm ảnh thời trai tráng hiên ngang trong bộ quân phục VNCH.
Mùa hè năm 1999, Huế lụt lớn lắm, như cơn đại hồng thuỷ cuốn trôi xứ miền trung nghèo nàn nãy. Cả 1 làng trên thượng nguồn chết trôi xuống trước bia tưởng niệm vị quốc Vong Thân VNCH ( trước trường Quốc Học Huế) hơn 500 người.
Còn kho trầm nhà tao thì…. Ba tao đứng chắn đơn độc giữa làn nước lũ ấy. Hàng nhà tao trôi sạch. Sạch sẽ những ngày tháng êm đềm của gia đình tao. Nơi bữa cơm đủ ba mẹ và hai chị- Canh cá dìa - dĩa rau muống luộc chấm mắm ruốc pha đầy ấp tiếng cười.
Tháng 9/1999 - Tao vào Sg cùng gđ. Tháng ngày tao không muốn nhớ - không muốn nhìn lại.
Thứ kỉ niệm đau thương dằn xé lên gđ bé nhỏ của tao - Nhất là ba tao.
Hôm nay tao cũng nhớ ổng lắm !!!!
điều buồn cười tự nhiên hình ảnh ba m trong đầu t là
ba m luôn lặng lẽ, nhẹ cười, không oán trách đời
 
điều buồn cười tự nhiên hình ảnh ba m trong đầu t là
ba m luôn lặng lẽ, nhẹ cười, không oán trách đời
Tao cũng đang nhớ về nụ cười của ba.
Nhớ những lời ba nói chuyện cùng tao bên ly cà phê khi tao đang chông chênh
“ Giàu nghèo đều có số hết, cũng như con người đi giữa dòng đời , có người rẻ phải khi đèn đỏ, có người dừng lại chờ đợi thời gian. Nhưng mỗi ngã rẽ đã là 1 số phận.”
Hôm đó, ba tao đã bệnh đãng trí nặng, ổng xem tao như 1 đứa em trai chở ổng đi chơi trên con xe mio cà tàng. Lời nói đó của ổng khiến tao hạnh phúc lắm . Vì đó là lần đầu ông tâm sự- dạy tao về đời.
Cái ánh sáng le lói chớm ửng đỏ để bóng tối chờ chực vây lấy não bộ ba tao.
Tao hi vọng câu nói của ba tao cũng khiến cho anh em xamer đang chông chênh ngộ thấu điều gi đó để nhẹ lòng hơn.
 
Tao cũng đang nhớ về nụ cười của ba.
Nhớ những lời ba nói chuyện cùng tao bên ly cà phê khi tao đang chông chênh
“ Giàu nghèo đều có số hết, cũng như con người đi giữa dòng đời , có người rẻ phải khi đèn đỏ, có người dừng lại chờ đợi thời gian. Nhưng mỗi ngã rẽ đã là 1 số phận.”
Hôm đó, ba tao đã bệnh đãng trí nặng, ổng xem tao như 1 đứa em trai chở ổng đi chơi trên con xe mio cà tàng. Lời nói đó của ổng khiến tao hạnh phúc lắm . Vì đó là lần đầu ông tâm sự- dạy tao về đời.
Cái ánh sáng le lói chớm ửng đỏ để bóng tối chờ chực vây lấy não bộ ba tao.
Tao hi vọng câu nói của ba tao cũng khiến cho anh em xamer đang chông chênh ngộ thấu điều gi đó để nhẹ lòng hơn.
Vô tình làm bạn nặng lòng quá , sodi bạn. Ta của ta của ngày hôm nay, nhớ để quên, để tiếp tục bước tới.
 
Vô tình làm bạn nặng lòng quá , sodi bạn. Ta của ta của ngày hôm nay, nhớ để quên, để tiếp tục bước tới.
Vui mà bạn ơi. Nhiều khi viết lên đây cho anh em đọc, trải lòng lại nhẹ trái tim lắm bạn.
“ Cuộc đời bát ngát mây bay
Càng đi càng thấy dặm dài nỗi không…”
 
Ui, k ngờ trong Xam này còn có cao niên.
Tuổi thơ dư lày thì cũng phải cỡ Ông nội 6x rùi.
Cơ mà bài ông nội viết hay đấy,
Tặng riêng ông 10 cái like quần bù vào cái dây chuối cho "bà nội hụt" kia nhá!
Lão phu xin đa tạ quý cô nương đã cho lão trẻ thêm mấy chục tuổi, cảm động quá. Riêng "bà nội hụt" kia lão nghe đồn sau này lấy đại gia phố núi giàu lắm, lão mà đụng vào nai quần bả chắc cụt tay.
 
Cái con bé Cà rem này cứ cố ý dìm lão nhỉ . Ông gì thế ? Định đưa lão lên làm Thầy ông nội hay sao ? Tiệt đường tán gái của lão hả?
 
Lão mật cho tau kêu tuy chân anh yếu, tay anh run nhưng mực anh vẫn còn, LTV( thầy ông nội) gọi lão sang ún diệu dâm dương hoắc mấy lần, nhưng lão từ chối vì của lão vẫn chưa cần ún. nên đừng thấy già mà chê yếu, đừng thấy tếu mà tưởng là vui đâu mầy ợ
Thêm đứa nữa cứ dìm hàng lão .
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom