Thế giới ấm áp trong tranh của trẻ tự kỷ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Phạm Đức Việt có thói quen thổi “phù phù” khi vô tình bị đụng phải. Phù phù cũng là tên bộ ba tác phẩm bằng chất liệu bút dạ, bút kim trên giấy của em vẽ những bông hoa xuyến chi. Lúc đó, Việt đang tập vẽ ở lớp Tòhe. Em luôn ngồi chăm chú, quan sát hồi lâu trước khi đặt bút vẽ. Từng nét bút đặt xuống đều cần một sự chuẩn xác cao. Nếu có chi tiết nào không ưng ý, em sẽ đánh dấu X vào vị trí đó. Khi cô giáo yêu cầu sửa những dấu X thành bông hoa xuyến chi, em đồng ý và gieo vào đó những bông hoa nhỏ. Tranh của Việt thể hiện rõ nét tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, gọn gàng của em.

Lee Nguyễn SaeHae thì lại có niềm yêu thích đặc biệt với các nhân vật hoạt hình. Em rất tò mò với thế giới chung quanh. SaeHae thích đi du lịch và nhớ tên các đường phố ở những nơi mà em đặt chân tới. Với khả năng ghi nhớ đặc điểm tốt, em có thể ngay lập tức hoạt hình hóa các nhân vật hoặc vật thể có thật. SaeHae thường cắt các nhân vật mình vẽ ra và hỏi “có đau không”. Sau khi học được từ chữa lành, em lại gắn các nhân vật đã cắt ra rồi vỗ về nói chữa lành.

Mỗi trẻ tự kỷ mang một cá tính riêng biệt. Đinh Đăng Long có niềm đam mê với logo các kênh truyền hình trong nước và quốc tế. Cứ thấy logo trên ti-vi là em cẩn thận sao chép miệt mài. Long ghi nhớ và vẽ chúng khắp mọi nơi. Long thích nhất là logo của Đài Truyền hình Việt Nam, vì vậy Long thường gọi chung logo là VTV.

Năm 2023, tác phẩm sắp đặt của Đinh Đăng Long là một chiếc giường đầy logo các kênh truyền hình mà Long ghi nhớ và vẽ. Năm nay, tác phẩm của Long là các bức tranh vẽ người thân với các logo kênh truyền hình. Long đã tạo nên phong cách sáng tác riêng, ghi dấu ấn về quá trình thực hành nghệ thuật của em.

Còn tác phẩm sắp đặt tương tác Ná của Nguyễn Khánh Huyền tập hợp bức vẽ những cái ôm của em với mọi người. Để mô tả những cái ôm thật chặt theo cách của Huyền, nghệ sĩ Mai Chi tạo thêm một sắp đặt với vải, hình nhân nhồi bông lấy hình dáng từ những bức tranh Huyền vẽ. Để cảm nhận những cái ôm, người xem sẽ gỡ giày, bước vào và ngồi xuống trong vòng tay bồng bềnh, êm ái đó.

Nhiều năm qua, Lương Giang đã gieo hy vọng cho hàng trăm trẻ tự kỷ qua các dự án hội họa phi lợi nhuận để trẻ được học vẽ hoàn toàn miễn phí.

Tháng Tư hy vọng - nơi trẻ mắc chứng tự kỷ gửi gắm tài năng vào tranh vẽ


18 năm đồng hành, tổ chức sân chơi, chương trình đào tạo nghệ thuật cho nhóm trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trong đó có phổ tự kỷ, doanh nghiệp xã hội Tòhe đã làm việc với hơn 3.000 bạn nhỏ đặc biệt ở gần 50 trung tâm trên cả nước. Năm nay, với bộ sưu tập “Chèo méo”, Tòhe mang đến cho công chúng một cách tiếp cận mới lạ, mỗi tác phẩm gợi mở những lát cắt tái hiện câu chuyện cuộc sống, thói quen, tính cách, sở thích và những quan tâm của trẻ tự kỷ.

Bắt đầu từ cái tên, “Chèo méo” mô tả cách phát âm gần chính xác nhất những từ mèo chéo-tròn méo-mòn tréo... của trẻ tự kỷ tại lớp thực hành nghệ thuật Tòhe để kết nối, giao tiếp với người chung quanh.

Là người lựa chọn tên cho triển lãm, giám tuyển Trịnh Ngân Hạnh chia sẻ: Chúng tôi lấy ngôn ngữ của con người làm cầu nối để mọi người đến gần hơn thế giới của nhóm trẻ tự kỷ và ngược lại. Mọi năm, chúng tôi chỉ trưng bày tranh, còn năm nay, triển lãm phân chia các khu vực tương tác để người tham quan dễ dàng tiếp cận, hiểu hơn về thế giới của trẻ tự kỷ cũng như môi trường gia đình nuôi dưỡng các em. Triển lãm nhấn mạnh mối quan hệ tương tác hai chiều giữa trẻ tự kỷ với gia đình, trường học, cộng đồng. Ngoài ra, bên trong triển lãm còn một góc nhỏ trưng bày các sản phẩm thời trang như túi, ví, bìa sổ... được chọn lọc, thiết kế và ứng dụng lên các sản phẩm từ tranh vẽ của các nghệ sĩ tự kỷ.

Nghệ thuật đã mở ra không gian để người tham quan có thể cảm nhận được phần nào rối loạn bên trong cơ thể trẻ tự kỷ, thấu hiểu những khó khăn, vụng về trong kiểm soát chuyển động cơ thể, nhu cầu tìm kiếm kết nối với môi trường, sự thích nghi và tương tác chung quanh.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom