Tham luận của đại đức trụ trì chùa Bề Đề nhân ngày Phật Đản.

Thích Đông Lỗ

Trụ trì chùa Bề Đề
Bài viết
321
Xu
17,297
Cách đây 2647 năm, một hoàng tử ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni được đặt tên là Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Sinh ra trong gia đình hoàng gia phong kiến, được nuôi dạy bởi chế độ thần quyền Bà La Môn, nhưng hoàng tử Tất Đạt Đa lại sớm có tấm lòng thương cảm với nhân dân lao động, những người vô sản và nô lệ. Được đi ra ngoài thành, nhìn thấy những nỗi khổ sinh, lão, bệnh, tử của nhân dân, hoàng tử đã cảm thấy trong lòng mình thôi thúc mục tiêu giải phóng nhân nhân, giải phóng vô sản và nô lệ.
Năm 29 tuổi, hoàng tử đã từ bỏ gia đình hoàng tộc, trở thành một người Sa Môn tu khổ hạnh, vô sản nhất trong những người vô sản, thấp kém nhất trong các giai cấp Ấn Độ cổ đại. Hoàng tử muốn tham gia cùng giai cấp vô sản, và tìm con đường giải phóng nhân dân, giai cấp. Trong suốt 6 năm sống cùng giai cấp vô sản, người vẫn không tìm ra con đường giải phóng, và khi chứng kiến cái chết của một người đồng chí, bản thân cũng suy nhược cận kề cái chết, người tiếp nhận một bát cháo sữa của một người dân cúng dường. Từ đây, người nhận ra khổ hạnh không phải con đường giải phóng, và người đã ngồi thiền trong 49 ngày, xây dựng lý luận, cương lĩnh đầu tiên của chi bộ Phật Giáo, là Ngũ giới và Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế.

Buổi sinh hoạt chính trị đầu tiên của người ở vườn Lộc Uyển, với nhóm 5 đồng chí Kiều Trần Như năm người 35 tuổi. Tại đây, người được suy tôn là Đồng chí Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kể từ đó, phong trào sinh hoạt của chi bộ Phật giáo lan rộng khắp trong các tầng lớp vô sản, nhân dân lao động và nhóm cần lao.
Đồng Chí Thích Ca Mâu Ni đã dành cả đời mình để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi lại công bằng, dân chủ cho nhân dân với luận cương "Chúng sinh đều bình đẳng" người cũng chống lại mê tín dị đoan, tẩy chay thần quyền và kêu gọi sử dụng duy vât biện chứng, xây dựng thế giới luận về nghiệp và nhân quả để giúp nhân dân thoát khỏi vô minh.

Tuy nhiên, chi bộ Phật giáo đầu tiên còn nhiều thiếu sót về lý luận và phương pháp đấu tranh, chưa có xây dựng quân đội cách mạng và bạo lực cách mạng, còn đấu tranh theo hình thức cải lương, bất bạo động.
Nhưng những đóng góp và tinh thần vô sản, cộng sản của đồng chí Thích Ca Mâu Ni là không thể phai mờ Và ngày đồng chí Thích Ca Mâu Ni Phật viên tịch, các người đồng chí đã khoác lên thi hài người chiếc áo cà sa màu đỏ, biểu tượng của cộng sản và cách mạng.
Đồng chí Thích Ca Mâu Ni vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật
#Đức_Phật
#Đức_Phật_Đản_Sinh
#Phật_Pháp
#Đạo_Phật
#Phật
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom