Tại sao tiết khí thứ hai của mùa thu lại gọi là ‘Xử Thử’?

Thích Đông Lỗ

Trụ trì chùa Bề Đề
Bài viết
310
Xu
17,260
24 tiết khí: Tại sao tiết khí thứ hai của mùa thu lại gọi là ‘Xử Thử’?
Xử thử (tiếng Hán: 處暑(处暑)) là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 23 hay 24 tháng 8 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 150° (kinh độ Mặt Trời bằng 150°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Hết nóng bức.
24 tiết khí: Tại sao tiết khí thứ hai của mùa thu lại gọi là ‘Xử Thử’?

Người miền Bắc Trung Quốc gọi những chú chuồn chuồn nhỏ vào tháng 7 âm lịch là “Xử Thử.” (Ảnh: Pixabay)

“Nguyệt hoa hồn tự thập phân viên,
Ngọc lộ kim phong xử thử thiên.”

Tạm dịch:

Ánh trăng tròn đầy, muôn tỏa chiếu,
Gió lành sương ngọc, Xử Thử đây

Hai câu thơ của Liêu Cương thời Tống đã miêu tả khí trời vào tiết Xử thử với vẻ “ngọc lộ kim phong.” “Xử Thử” là tiết khí thứ hai của mùa thu, theo trình tự thời gian thì chính là đầu thu. Vậy tại sao tiết khí này lại được gọi là “Xử Thử”?

“Xử Thử” là tiết khí biểu thị sự thay đổi của nhiệt độ. Cuốn “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” nói rằng: “Xử, dừng lại, khí nóng dừng lại ở đây” (thời xưa là lấy phương Bắc Trung Quốc làm chuẩn). Xử Thử đến, cái nóng của mùa hè cũng sắp dịu đi, thời tiết dần trở nên mát mẻ hơn. Đây chính là ý nghĩa vì sao tiết khí đầu thu gọi là “Xử Thử” (“thử” có nghĩa là nóng bức).

Tiết khí đầu tiên của mùa thu là Lập thu. Tuy đã bước vào mùa thu nhưng thời tiết vẫn đang dần thay đổi, nắng nóng oi bức vẫn chưa hết. Đến tiết khí thứ hai là Xử Thử, thời tiết xuất hiện hiện tượng “tranh thu đoạt thử” mà tục ngữ thường nói. Lúc này, hơi nóng còn lại của mùa hè dường như ở trạng thái “đình chỉ,” dần dần ẩn đi, không khí mùa thu từ từ triển hiện. Nó là một sự biến hóa dần dần, không phải đột nhiên thay đổi.

Xuất phục nghênh Xử Thử


Thông thường, tiết khí Xử Thử đều rơi vào sau thời điểm nóng nhất trong năm là “Tam phục thiên,” vậy nên dân gian có câu “Xuất phục nghênh Xử Thử.” Tam phục thiên của năm 2024 sẽ kết thúc vào ngày 22/08, Xử Thử là ngày 23/08, quả thực đúng với câu tục ngữ dân gian “Xuất phục nghênh Xử Thử.”

Tuy nhiên, giữa miền Bắc và miền Nam (Trung Quốc) có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn, đặc biệt là trong tiết Xử Thử. Trong nửa tháng cuối của tiết Xử thử, khu vực phía bắc sông Dương Tử sẽ bước vào mùa thu, không khí trong lành; còn ở phía nam sông Dương Tử, “Xử Thử vẫn như đương hạ.” “Ngày Xử Thử vẫn nóng, y như hổ mùa thu,” cái nóng thậm chí không kém gì mùa hạ.



lg.php
Giống như bài thơ “Xử Thử” của Lữ Bản Trung thời Tống đã cho thấy sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam vào tiết Xử Thử:



“Bình thời ngộ xử thử,
Đình hộ hữu dư lương.
Ất kỷ tẩu nam quốc,
Viêm thiên phi cố hương.
Liêu liêu thu thượng viễn,
Yểu yểu dạ quang trường.
Thượng khả lưu liên phủ,
Niên phong canh đạo hương.”

Tạm dịch:

Ngày thường gặp Xử Thử,
Vườn nhà luôn thanh lương.
Ngày sau đi nước Nam,
Nắng nóng đâu cố hương.
Thu tịch liêu xa vắng,
Đêm mờ mịt đêm trường.
Hay vẫn nương ở lại?
Năm tháng lúa tỏa hương.

Vật hậu học vào tiết Xử Thử


Người Trung Quốc cổ đại quan sát thấy Xử thử chủ yếu có ba hiện tượng tiết khí chính, cứ năm ngày là một hậu, lần lượt có ba hậu (ba hậu là một khí tiết):

“Nhất hậu ưng nãi tế điểu”: Đại bàng bắt đầu đi săn, bắt được chim nhỏ thì hiến tế rồi mới ăn thịt.

Ngô Trừng người thời Nguyên nói trong “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” rằng: “Ưng, nghĩa cầm dã. Thu lệnh thuộc kim, ngũ hành vi nghĩa, kim khí túc sát, ưng cảm kỳ khí thủy bộ kích chư điểu, nhiên tất tiên tế chi, do nhân ẩm thực tế tiên đại vi chi giả dã. Bất kích hữu thai chi cầm, cố vị chi nghĩa.” Ý tứ là: Đại bàng là loài chim cao quý, được xem là “con chim chính nghĩa.” Đại bàng sẽ không tấn công những con chim mẹ mang bầu, vậy nên được gọi là chim chính nghĩa. Mùa thu trong Ngũ hành thuộc Kim, mà ngũ hành là nghĩa, đại bàng cảm nhận được năng lượng này, cho nên bắt đầu săn các loài chim khác. Tuy nhiên, đại bàng sẽ hiến tế các loài chim trước khi ăn thịt, giống như cách người ta thờ cúng, tế tổ trong các lễ hội lớn như Đông chí và năm mới.

Hậu đầu tiên trong tiết Xử Thử: Đại bàng tế chim. (Ảnh: Pixabay)

Hậu đầu tiên trong tiết Xử Thử: Đại bàng tế chim. (Ảnh: Pixabay)

“Nhị hậu thiên địa thủy túc”: Hậu thứ hai của tiết Xử Thử là không khí tiêu điều của thiên địa, vạn vật bắt đầu tàn lụi. Từ một góc độ khác, đây cũng là nhắc nhở mọi người đã đến lúc chú ý dưỡng âm, chăm sóc sức khỏe.

“Tam hậu hòa nãi đăng”: Vào tiết Xử Thử, ngũ cốc chín vàng, lúc này đừng bỏ lỡ thời điểm thu hoạch; ngũ cốc dồi dào, người dân sẽ không phải lo lắng. Thông thường khi Xử Thử vừa đến, cũng là lúc ngũ cốc Nam Bắc đã chín vàng, nhà nhà tất bật thu hoạch. Tuy nhiên trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai nhân họa liên miên, thu hoạch được hay không còn phải xem nhân tâm và ý Trời vậy!

Từ trong lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng, các triều đại mà nhân tâm thiện lương, tiêu chuẩn đạo đức cao thượng thì thường đi kèm với quốc thái dân an, bách tính có thể tận hưởng cuộc sống no ấm sung túc. Ngược lại, trong thời loạn thế, thời tiết dị thường, dị tượng cũng sẽ thường xuyên xuất hiện.

Tuy rằng tai họa là đột nhiên xảy ra, nhưng đó không phải là vấn đề nhất thời, bởi băng dày ba thước không phải do cái lạnh một ngày. Mong rằng, nhân tâm sẽ kịp thời thức tỉnh, quay về với lẽ phải, thiện lương, thì mới có thể loại bỏ được căn nguyên của thảm họa, nhận được sự thương xót của Trời cao.

Đặc biệt trong khí thu (Kim) ảm đạm, ngũ hành là nghĩa, nơi thế gian loạn lạc, gặp tiết khí tranh thu đoạt xử, chẳng phải cũng là lời nhắc nhở chúng ta quy chính nhân tâm, quay về với nguồn cội hay sao?

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom