Tại sao hệ thống tàu điện ngầm tại Moscow lại được làm sâu dưới lòng đất?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Hệ thống tàu điện ngầm Moscow nổi bật với các ga nằm ở độ sâu lớn (hơn 20m) ở trung tâm thành phố và các ga nông ở ngoại ô. Nhà ga Park Pobedy ở độ sâu 73m, Maryina Roshcha là 72m, Chekhovskaya là 62m, Sretensky Bulvar là 60m. Chỉ có một số nhà ga điện ngầm đầu tiên xây dựng trong những năm 1930 là có độ sâu nhỏ như ga Kropotkinskaya (13m) và Alexandrovsky Sad (7m).

Việc xây dựng các nhà ga nhỏ và nằm gần mặt đất dễ dàng và rẻ hơn, nhưng điều đó không thể thực hiện được ở trung tâm Thủ đô Moscow vốn có nhiều công trình cổ, có giá trị lịch sử và văn hóa.


Quá trình xây dựng các tuyến tàu điện ngầm bắt đầu khi Thủ đô Moscow bắt đầu phát triển nhanh và việc xây dựng các ga điện ngầm gần mặt đất chỉ được thực hiện ở nơi có tầng đất khô, rắn và có kết cấu địa chất vững chắc. Cùng với đó, các ga tàu điện ngầm xây dựng trong những năm 1930 còn đóng vai trò như những hầm tránh bom trong chiến tranh. Điều này đã được chứng minh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.


Ngày nay, các nhà ga tàu điện ngầm ở độ sâu lớn tại Moscow được xây dựng ở các khu vực có nền địa chất kém và tại các khu vực có nhiều nhà cao tầng. Một số ga tàu điện ngầm trên Đường vành đai lớn đi qua các khu dân cư đông đúc ở Moscow được xây theo nguyên tắc này. Cùng với đó, các ga tàu điện ngầm hiện đại cũng đóng vai trò là nơi trú ẩn khẩn cấp trong trường hợp chiến tranh, thảm họa.


TUẤN SƠN (theo rbth)


* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom