Tại sao Giáng sinh lại gọi là Noel hay Xmas

Thích Đông Lỗ

Trụ trì chùa Bề Đề
Bài viết
327
Xu
17,424
Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo. Họ tin là Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 26 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregorius.

Theo lịch phụng vụ Công giáo, trước lễ Giáng Sinh là 4 tuần Mùa Vọng, và sau lễ Giáng Sinh là Mùa Giáng sinh ("12 ngày mùa Giáng Sinh").

Noel (phiên âm tiếng Việt: Nô-en), từ tiếng Pháp Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là "(ngày) sinh".[ Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", như được chép trong sách Phúc âm Matthêu.

Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Chữ Christ (phiên âm Việt là "Ki-tô" hay "Cơ-đốc", có nghĩa là Đấng được xức dầu) là tước hiệu của Chúa Giêsu; còn chữ Mas nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas theo nghĩa chiết tự là "(Ngày) lễ của Đức Kitô". Chữ Christ bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp là "Χριστός" (Khrīstos), mở đầu bằng chữ cái "Χ" (Chi) nên Christmas còn được viết tắt là Xmas.
(Nguồn: Wiki)

MỌI TÔN GIÁO RA ĐỜI ĐỀU NHẰM LÀM CHO CON NGƯỜI SỐNG TỐT HƠN, HƯỚNG CON NGƯỜI ĐI THEO CON ĐƯỜNG ĐÚNG ĐẮN HƠN, VẬY NÊN TÔN GIÁO LÀ SỰ CỨU ĐỘ CHO MUÔN LOÀI, BAO GỒM CẢ NHÂN LOẠI. VẬY NÊN, SẼ THẬT TỐT LÀNH NẾU MỌI TÍN ĐỒ CỦA CÁC TÔN GIÁO ĐỀU ĐOÀN KẾT VÀ YÊU THƯƠNG LÂN NHAU.

CÓ LẼ, NẾU ĐỨNG Ở MỘT GÓC VŨ TRỤ NHÌN VÀO THÌ MỌI TÔN GIÁO ĐỀU CHUNG MỘT GỐC, NÓ ĐƯỢC THỂ HIỆN KHÁC NHAU ĐỂ HÒA ĐỒNG THUẬN HƠN ĐỐI VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG KHÁC NHAU, NHƯ ĐẠO PHẬT NÓI: CÓ NHIỀU PHÁP MÔN.
Cho nên quý nhân dân, Phật tử đi chơi trong tuần lễ Giáng sinh phải nhớ cúng dường
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom