'Ép' người vay mua bảo hiểm: Bảo hiểm nhân văn, đừng là ác mộng!

♠3 Tập đoàn X

Dân chơi tập bơi
Bài viết
3,872
Xu
3,217

Bảo hiểm nhân thọ cần bảo vệ người dân trước rủi ro sức khỏe và tính mạng, tránh chạy theo doanh thu, thành "cơn ác mộng" của người đi vay, người gửi tiền và cả nhân viên ngân hàng.​

Ép người vay mua bảo hiểm: Bảo hiểm nhân văn, đừng là ác mộng! - Ảnh 1.
Khách hàng tới trụ sở Manulife (quận 7) khiếu nại về bảo hiểm nhân thọ liên kết với SCB - Ảnh: B.M.

Sau tuyến điều tra "Ép" người dân mua bảo hiểm, ông Trần Nguyên Đán (giảng viên chuyên ngành bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính Trường đại học Kinh tế TP.HCM) trao đổi với Tuổi Trẻ về giải pháp để thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh.

"Ép" mua bảo hiểm là bất hợp pháp​

* Ông đánh giá thế nào về các cách "ép" mua bảo hiểm khi vay vốn hiện rất đa dạng và tinh vi, như người nào cần vốn, mua bảo hiểm sẽ được giải ngân và giảm lãi suất, không thì... chờ vô thời hạn?
- Ngân hàng phải thẩm định hồ sơ vay dựa vào năng lực trả nợ của khách, đặt rủi ro khoản vay lên trên hết. Không có bất kỳ quy định nào về việc mua bảo hiểm nhân thọ mới được giải ngân sớm khoản vay.
Đặc biệt, để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, Luật kinh doanh bảo hiểm nghiêm cấm đại lý hứa thưởng, chia hoa hồng - "cắt máu" cho bên mua bảo hiểm.
Việc mua bảo hiểm tại ngân hàng mới nhận được ưu đãi lãi vay các cơ quan chức năng cần vào cuộc trả lời xem liệu có thể xem là khuyến mãi bất hợp pháp?
Tại điều 47 thuộc thông tư 124/2012 do Bộ Tài chính ban hành cũng quy định: đại lý bảo hiểm không được khuyến mãi khách hàng dưới hình thức bất hợp pháp như hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không cung cấp.

* Nếu đúng như nhiều tố giác, tiền gửi tiết kiệm của dân bị "bẻ lái" sang bảo hiểm nhân thọ, ngăn chặn thế nào?
- Việc tư vấn mập mờ hoặc gian dối để khách hàng chuyển từ tiết kiệm sang hợp đồng bảo hiểm là hành động sai trái và thiếu đạo đức. Bởi khi tất toán sổ tiết kiệm, trường hợp xấu nhất là họ chỉ nhận lãi suất không kỳ hạn.
Trong khi với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư, thông thường nếu khách hàng nghỉ ngang trong 1 - 3 năm đầu thì sẽ gần như mất trắng tiền gốc đã nộp.
Luật kinh doanh bảo hiểm quy định khách hàng có 21 ngày cân nhắc. Nhằm ngăn chặn đại lý "giam" hợp đồng - đến gần ngày thứ 21 mới gửi cho khách, nhiều công ty bảo hiểm đã thay đổi quy định, bắt đầu tính 21 ngày từ ngày khách hàng ký vào giấy xác nhận bàn giao hợp đồng hoặc kích hoạt hợp đồng qua kênh online.
Kẽ hở là đại lý bảo hiểm có thể lén kích hoạt hợp đồng bảo hiểm online. Do đó, cần có bộ quy chuẩn đạo đức về số hóa trong ngành bảo hiểm. Việc bàn giao hợp đồng bảo hiểm cần chặt chẽ như ngân hàng bàn giao thẻ tín dụng.
Ép người vay mua bảo hiểm: Bảo hiểm nhân văn, đừng là ác mộng! - Ảnh 2.
Ông Trần Nguyên Đán
"Luật kinh doanh bảo hiểm quy định khách hàng có 21 ngày cân nhắc để duy trì hoặc hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Cần cảnh giác một số tư vấn, bởi chờ đến khi ngân hàng cho phép song lại quá 21 ngày, khách hàng cũng có thể không còn quyền hủy."

Cần quy định rõ ràng hơn, phạt nặng​

* Nhiều khách hàng tố bị kê sai nghề nghiệp, kê khống thu nhập trong hợp đồng bảo hiểm. Đây cũng là kẽ hở cho những đối tượng rửa tiền?

- Lưu ý, trước khi cấp hợp đồng, công ty bảo hiểm thường tiến hành thẩm định tài chính, không chỉ nhằm đảm bảo việc khách hàng đủ khả năng theo đuổi hợp đồng trong dài hạn (5 - 20 năm trở lên), mà còn tuân thủ theo quy định chống rửa tiền. Do vậy, báo cáo thẩm định khả năng tài chính của khách hàng là rất quan trọng.

Nếu tự ý kê sai nghề nghiệp và kê khống thu nhập của khách hàng trong phần thẩm định tài chính, lập tức vi phạm Luật phòng chống rửa tiền. Lúc này hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu.

Nếu được đại lý tư vấn đầy đủ, khách hàng hoàn toàn có thể biết rằng việc kê khống thông tin sẽ không được bảo hiểm chi trả. Vì vậy, việc khách hàng tố bị kê sai nghề nghiệp, kê khống thông tin cũng là bằng chứng để thể hiện khách hàng không có ý chí mua bảo hiểm.

* Bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance) là một xu hướng ở nhiều quốc gia Âu - Mỹ. Tại Việt Nam, làm sao để kênh này phát triển lành mạnh?

- Ngân hàng/tổ chức tín dụng là đại lý tổ chức của công ty bảo hiểm, chịu sự chi phối bởi Luật kinh doanh bảo hiểm, tuân thủ các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của đại lý bảo hiểm.

Để đảm bảo bancassurance phát triển lành mạnh, không biến thành "cơn ác mộng" của nhiều người dân, cần phải có cơ chế quản lý rõ ràng hơn.

Cần phải định nghĩa rõ hành vi nào là ép mua bảo hiểm. Không được vay nếu không mua bảo hiểm (dù được giảm lãi suất) cần được quy định là một dạng ép, tức gây áp lực để khách phải mua bảo hiểm không theo nhu cầu.

Ở nhiều nước phát triển, nếu khách hàng bị ép mua bảo hiểm không đúng nhu cầu, NH sẽ bị phạt nặng, chẳng hạn theo tỉ lệ phần trăm trên tổng doanh thu phí bảo hiểm cả năm.

Không thể để diễn ra chuyện đổ lỗi, vì ngân hàng là đại lý tổ chức của công ty bảo hiểm. Khi đại lý làm sai, công ty bảo hiểm phải chịu trách nhiệm.

Không để tồn tại "vùng bí ẩn"​

* Tỉ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm, hay tỉ lệ duy trì đóng phí bảo hiểm (K2) hiện vẫn là con số "bí ẩn"? Theo ông, cần làm gì?

- Cần sớm công khai tỉ lệ duy trì đóng phí bảo hiểm ở năm thứ hai và năm thứ ba. Chẳng hạn, nếu tỉ lệ này trên 80%, ngân hàng được phép tăng chỉ tiêu tăng trưởng bán bảo hiểm.

Nếu tỉ lệ duy trì chỉ đạt từ 50 - 80%, ngân hàng không được phép tăng trưởng phí bảo hiểm theo kế hoạch. Trường hợp tỉ lệ K2 dưới 50%, có thể ngừng cho ngân hàng này bán bảo hiểm hoặc đưa chỉ tiêu tăng trưởng về mức âm, cho đến khi tỉ lệ K2 hồi phục trên mức trung bình.

Cơ quan quản lý cần có chuyên trang bancassurace, đăng tải công khai tỉ lệ K2 ở các ngân hàng đang hợp tác bán bảo hiểm. Dựa vào dữ liệu này khách hàng có thể đưa ra quyết định, "kiểu gì tôi cũng mua bảo hiểm, sao không mua chỗ nào có tỉ lệ tốt".

Để tạo số đẹp, hiện nay cách tính K2 của nhiều doanh nghiệp rất khác nhau, không thực chất. Do đó cũng cần chuẩn hóa cách tính tỉ lệ này.
 
Sửa lần cuối:
Bảo hiểm là bọn xàm lồn. Thích ngồi không mà đi ăn tiền người khác.
 
Bảo hiểm thực chất lấy tiền của dân đi kinh doanh, trích ra 1 phần để đảm bảo có tiền chi trả khi thanh toán hợp đồng => thực chất lấy giá trị dư ra của dân lại tái đầu tư tiếp, bản thân ko bỏ vốn, tay ko bắt giặt
 
Cái bảo hiểm khi đi làm ấy, lúc nạp vào thì nạp tự động, nhưng đến lúc rút ra lại phải đi xin? Thôi tao ở nhà trồng rau nuôi gái để đỡ phải đóng cái bảo hiểm củ lồn đấy.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom