Ý nghĩa, nguồn gốc và tục đốt các loại vàng mã
Ý nghĩa, nguồn gốc và tục đốt các loại vàng mã
1. Vàng mã là gì?
Vàng mã là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa tâm linh của Việt Nam và cả các quốc gia Á Đông nói chung. Trong mắt người phương Tây, vàng mã hay tục đốt vàng mã là một điều vô cùng đặc sắc và mới lạ.
Vàng mã, hay tiền vàng mã, là một loại giấy đặc biệt, bên trên giấy có in hình đồng tiền, các ký hiệu âm dương ngũ hành hoặc ký hiệu tâm linh khác. Một số loại vàng mã có in hình Diêm Vương nơi Địa Phủ hoặc in hình Ngọc Hoàng Đại Đề – vị vua của các thần tiên trên trời (Thiên Đình). Các loại giấy này không được sử dụng cho người sống, mà trái lại, được mua về để làm nghi lễ cúng và đốt. Người Việt tin rằng với các đồng tiền đã được cúng và đốt này, thân nhân đã khuất ở thế giới bên kia của gia đình có thể được thụ hưởng, nhận lấy các đồng tiền này như một công cụ thanh toán, trao đổi ở thế giới bên kia. Do các đồng tiền này được quan niệm là vật dụng của các vong linh, nên vàng mã còn được biết đến (trong mắt người phương Tây) là “tiền ma”, “tiền cõi âm”.
2. Đặc điểm của các loại vàng mã
Mặc dù cũng là một loại “công cụ trung gian thanh toán” (theo quan niệm), tuy nhiên trên tờ giấy vàng mã, các hoa văn thường không giống với các loại giấy tờ khác. Giấy để làm vàng mã thường là các loại giấy bồi, giấy thủ công, không giống với các loại giấy công nghiệp in ấn ngày nay, cốt để giữ được văn hóa từ ngàn xưa truyền lại cũng như để tiết kiệm chi phí. Với một số loại vàng mã, giấy trước khi được in, vẽ sẽ được nhúng qua phẩm vàng để có màu vàng (giấy vàng) rồi mới in, vẽ các họa tiết hoặc chữ bằng mực đỏ, giống như phù chú ngày xưa.
Các hoa văn họa tiết trên giấy vàng mã thường là các loại họa tiết liên quan đến tâm linh, dòng chữ (thường là chữ Hán hoặc chữ Nôm). Ngoài ra, không thể thiếu các hình ảnh như xâu tiền chuỗi, tiền vàng, ký hiệu đồng tiền…để tượng trưng cho những tờ tiền vàng. Một số giấy khác lại được quết nhũ bạc, nhũ vàng ở giữa, tượng trưng cho lá vàng, lá bạc.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và tư tưởng hiện đại, bên cạnh các tờ tiền vàng mã ngày xưa, còn xuất hiện các xấp tiền tương tự như tiền trên thế giới người sống, chỉ khác là trên tờ tiền có in hình Diêm Vương và dòng chữ “ngân hàng Địa Phủ” để tạo sự phân biệt.
Xem thêm: Quần áo cúng vàng mã và những điều cần biết
3. Nguồn gốc tục đốt các loại vàng mã
Tục đốt các loại vàng mã xuất phát từ Trung Quốc, sau đó theo quá trình xâm lược và ảnh hưởng mà được du nhập vào Việt Nam, được tiếp thu, gìn giữ và phát triển thành một nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Tục đốt vàng mã bắt nguồn từ thời đại nhà Tần bên Trung Quốc, hoặc thậm chí là xưa hơn, ra đời do các ảnh hưởng của Đạo giáo đối với văn hóa nước này và ảnh hưởng đến Việt Nam. Hình ảnh đầu tiên của vàng mã là các đồ tùy táng dạng tiền: tiền giả, tiền kẽm được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ xưa. Người ta tin rằng, việc đốt các loại tiền này giống như “gửi tiền” vào Ngân hàng Địa Phủ cho người âm “rút” và “sử dụng” như ở ngân hàng thông thường. Tuy nhiên hiện nay, quan điểm thay thế thường thấy là việc sử dụng “tiền” ở cõi âm không được tiến hành giống như ở trên trần gian. Công cụ trung gian thanh toán ở cõi âm được hiểu một cách ý nghĩa hơn – là “phước đức” mà người đó đã hành thiện và tích được từ khi còn sống, hoặc từ các kiếp trước (theo luật nhân quả). Với cách hiểu này, việc đốt giấy tiền vàng mã ngày nay cũng được giảm thiểu đi nhiều, thay vào đó, cổ động cho việc hành thiện tích đức để làm xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
4. Ý nghĩa của tục đốt các loại vàng mã
Những tờ tiền của Ngân hàng Địa Phủ được những người thân còn sống gửi đến tổ tiên đã chết như một sự tri ân dành cho Diêm Vương để cho người thân của họ ở lại ngắn hơn hoặc để thoát khỏi sự trừng phạt, hoặc trực tiếp cho tổ tiên để chi tiêu cho những vật phẩm xa hoa ở thế giới bên kia. Người đã khuất sẽ dùng số tiền này để trả nốt phần nợ còn lại của mình để có được thân phận và được số phận đã định để trả các nghiệp báo của mình.
Như vậy, tục đốt vàng mã sâu xa bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, với tấm lòng tri ân, lòng hiếu thảo và thành kính của người còn sống dành cho người đã khuất. Người sống dùng phong tục này để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, bởi tổ tiên là người đã đưa chúng ta xuống trần gian, đã nuôi dưỡng chúng ta và đã chuẩn bị những điều kiện để chúng ta lớn lên, vì vậy đó là một sự báo ân thiêng liêng.
Tuy nhiên, cần ý thức được rằng, thờ cúng tổ tiên không phải là để cầu xin mà là để làm tròn bổn phận hiếu thảo của mình. Chính vì vậy, thay vì tập trung vào việc đốt quá nhiều vàng mã, hành động cũng chính là một cách để thể hiện sự tôn trọng, tôn vinh và chăm sóc tổ tiên về sau của họ, đảm bảo sự an lành và tích cực của tổ tiên đối với người sống, cũng như con cháu còn sống có thể tìm kiếm sự hướng dẫn hoặc giúp đỡ của tổ tiên. Điều đó cũng đúng với tinh thần của các phong tục trong đời sống ngày nay – “hành thiện cứu đời”.
5. Các lưu ý khi đốt vàng mã
Vàng mã là đồ cúng quan trọng, cũng là vật phẩm tâm linh cần phải được chú trọng. Do đó, khi hóa vàng (đốt vàng mã cho người đã khuất hưởng), gia đình cần cân nhắc các lưu ý sau đây để việc hóa vàng được diễn ra thuận lợi và chu đáo nhất có thể:– Gia đình nên chuẩn bị một chiếc chậu bằng đất hoặc bằng nhôm/sắt, nếu tốt hơn nên lựa chậu có thành cao, hoặc một chiếc xô sắt chuyên dùng riêng cho việc hóa vàng để tiến hành hóa vàng. Điều này sẽ giúp cho việc hóa vàng diễn ra thuận lợi, vừa nhận được không khí để bắt lửa và cháy nhanh hơn, vừa tránh để tàn tro vãi lung tung dẫn đến nguy cơ hỏa hoạn.
– Nên dùng một que đũa riêng để cời tro đang cháy dở, để các món đồ được cháy hết, tránh để cháy một phần, như vậy đồ cũng sẽ không sử dụng được ở thế giới bên kia.
– Khi hóa vàng, gia đình cần hạn chế việc dùng đũa hoặc que cời vào tro đang cháy. Việc chọc cời vàng mã đang cháy như vậy có thể làm đồ bị rách, người thân ở thế giới bên kia không thụ hưởng được, còn làm cho than tro bị nát ra và dễ vương vãi lung tung gây nguy cơ hỏa hoạn.
– Sau khi hóa vàng xong nên đậy chậu hoặc xô còn tàn tro lại, không nên để hớ hênh, phòng trường hợp vẫn còn tàn tro chưa cháy hết bị gió làm vương vãi lung tung.
– Đồ hóa vàng nên ghi đầy đủ tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thông tin cá nhân để người thân đã khuất thụ hưởng. Không nên để trống vì đồ sẽ thành đồ vô chủ, người thân không hưởng thụ được.
Xem thêm: Vàng mã cúng 49 ngày và những điều cần biết