Xuất huyết tiêu hóa do viêm túi thừa bẩm sinh

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
TP HCMBé Khang, 6 tháng tuổi, đi ngoài phân đen, đến viện khám, bác sĩ phát hiện viêm túi thừa Meckel.


Ngày 28/6, BS.CKI Nguyễn Thanh Sơn Vũ, chuyên khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bệnh nhi có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa gây thiếu máu. Kết quả chụp CT 1795 lát cắt có thuốc cản quang ghi nhận có túi thừa Meckel viêm (bất thường bẩm sinh) kèm xuất huyết.

Các bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi phẫu thuật nội soi cho bé, cắt đoạn ruột chứa túi thừa, khâu phục hồi và làm sạch ổ bụng. Vết mổ nhỏ, khoảng 0,5 cm, không để lại sẹo, lượng máu mất do phẫu thuật ít. Bé hồi phục tốt, có thể ăn uống bình thường sau phẫu thuật.

Trước đó bệnh viện Tâm Anh TP HCM cũng điều trị thành công cho bé Nguyên, 7 tuổi, bị thiếu máu thiếu sắt kéo dài, đi đại tiện ra máu do viêm túi thừa Meckel. Bệnh nhân được truyền máu hai lần, phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột chứa túi thừa. Hiện, sức khỏe bé ổn định.



Các bác sĩ mổ cho bé Khang. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Theo bác sĩ Vũ, viêm túi thừa Meckel là bệnh bất thường bẩm sinh đường ruột, có khoảng 2-4% người gặp tình trạng này. Bệnh không thể tầm soát hay nhận biết sớm thông qua các dấu hiệu ban đầu mà thường chỉ được phát hiện khi đã xảy ra biến chứng. Trong đó, biến chứng phổ biến là xuất huyết tiêu hóa như trường hợp của bé Khang, dễ dẫn đến sốc mất máu, thậm chí đe dọa tính mạng.

Triệu chứng viêm túi giống viêm ruột thừa cấp hoặc tắc ruột cấp tính. Người bệnh thường đau quặn bụng và quanh rốn, chảy máu đường tiêu hóa, tắc ruột gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh đối diện với các biến chứng như viêm, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng ổ bụng, , lồng ruột, tắc ruột...

Theo bác sĩ Vũ, siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ đặc hiệu cao giúp phát hiện nhiều bệnh tiêu hóa nguy hiểm. Tuy nhiên với bệnh liên quan đến túi thừa Meckel như viêm loét, xuất huyết, thủng túi thừa, tắc ruột non, rò túi thừa hay u... hay nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa và rất khó để chẩn đoán. Do đó, bác sĩ chỉ định chụp CT để chẩn đoán chính xác bệnh.

BS.CKII Mai Tấn Liên Bang, Trưởng đơn vị Hình ảnh học Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết các dòng máy CT trước đây có thời gian chụp khá lâu. Trẻ mắc bệnh thường quấy khóc vì đau nên khó cho kết quả chính xác. Dòng máy mới như CT 1795 lát cắt có thời gian chụp nhanh chỉ 0,23 giây. Thiết bị giảm liều bức xạ đến 96%, an toàn với bệnh nhi.



Bác sĩ Vũ khám cho bé Khang sau khi mổ. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Các khuyến cáo trẻ có dấu hiệu bất thường như đau bụng, sốt, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, đại tiện ra máu... cần đến viện khám ngay.

Đình Lâm

Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom