Xua tan hoài nghi

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Theo The Japan Times, Chính phủ mới tại Anh đã thông báo sẽ thực hiện “Đánh giá quốc phòng chiến lược” và kết quả dự kiến sẽ được công bố vào năm tới. Trong bối cảnh đó, truyền thông Anh gần đây loan tin kết quả “Đánh giá quốc phòng chiến lược” có thể khiến dự án nhiều tỷ USD nói trên bị hủy bỏ vì vấn đề chi phí.

Dự án hợp tác chung phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo thuộc Chương trình không quân chiến đấu toàn cầu (GCAP) được lãnh đạo 3 nước Nhật Bản, Anh và Italy công bố hồi cuối năm 2022. Máy bay thuộc GCAP được quảng bá là “sẽ khai thác các công nghệ thế hệ mới để trở thành một trong những máy bay chiến đấu tối tân nhất thế giới”. 3 nước đặt mục tiêu bắt đầu triển khai các máy bay thuộc GCAP từ năm 2035 để thay thế các máy bay F-2 của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản và các máy bay Eurofighter Typhoon do quân đội Anh và Italy vận hành.


 
GCAP sẽ sử dụng nguồn lực từ dự án Hệ thống không chiến tương lai (còn gọi là Tempest) chung giữa Anh và Italy cũng như chương trình máy bay chiến đấu F-X của Nhật Bản. GCAP có sự tham gia của các tập đoàn lớn đến từ 3 nước, như: BAE Systems, Leonardo, Mitsubishi Heavy Industries... The Japan Times cho biết GCAP đánh dấu thỏa thuận phát triển công nghiệp quốc phòng đầu tiên của Nhật Bản với một quốc gia khác ngoài Mỹ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án, hồi tháng 3 năm nay, Chính phủ của Thủ tướng Kishida Fumio đã nới lỏng quy định xuất khẩu quốc phòng, cho phép Nhật Bản xuất khẩu các máy bay chiến đấu trong khuôn khổ GCAP sang một quốc gia thứ ba trong bối cảnh lâu nay Tokyo vẫn duy trì các điều kiện nghiêm ngặt về xuất khẩu vũ khí theo Hiến pháp hòa bình.


Trang Nippon ngày 24-7 đưa tin, tại cuộc gặp ở thủ đô London, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru cùng Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey và Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto đã tái khẳng định tầm quan trọng của GCAP, nhất trí cùng nhau hợp tác để đạt mục tiêu bắt đầu triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo trong khuôn khổ dự án vào năm 2035. “Chúng tôi hy vọng đưa dự án lớn chung giữa 3 nước đi đến thành công”, Bộ trưởng Kihara Minoru nhấn mạnh.


Theo Kyodo News, tại cuộc gặp, 3 Bộ trưởng khẳng định đến cuối năm nay, mỗi nước sẽ thành lập một cơ quan điều phối nhằm giám sát việc thực hiện GCAP. Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer mới đây cũng khẳng định GCAP là “một chương trình quan trọng” và cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước được tổ chức là “vì những lợi ích quan trọng”. Trên thực tế, tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington (Mỹ) hồi đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cũng nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực, trong đó có GCAP.


The Japan Times cho biết, giới phân tích nhận định không có bằng chứng nào cho thấy Anh sẽ rút khỏi GCAP. Thay vào đó, Nhật Bản, Anh và Italy nhiều khả năng sẽ chú trọng làm sao để thực hiện dự án hợp tác chung phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo “với chi phí phải chăng”. “Khung thời gian triển khai máy bay thuộc GCAP đã được cố định. Sẽ là không sáng suốt đối với Anh khi hy sinh việc hiện đại hóa năng lực phòng không để đổi lấy các lợi ích trước mắt”, chuyên gia Philip Shetler-Jones tại Viện Nghiên cứu quốc phòng và an ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nhấn mạnh.


HOÀNG VŨ


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom