Xử trí thế nào khi có người đột quỵ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tùy vị trí, tình hình giao thông để xe cấp cứu tiếp cận, người nhà có thể chờ xe đến hoặc tự đưa người đột quỵ đến viện nhằm đảm bảo thời gian "vàng".


Đột quỵ xảy ra khi dòng máu đến não bị cắt đứt do mạch máu tắc nghẽn hoặc vỡ, khiến các tế bào não nhanh chóng chết hàng loạt. Thời gian "vàng" cấp cứu đột quỵ khoảng 3-4,5 giờ đầu với đột quỵ do tắc mạch máu não và 6-8 giờ đầu với đột quỵ do vỡ mạch máu não kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Tùy trường hợp và phương pháp can thiệp, thời gian cấp cứu có thể mở rộng lên đến 24 giờ hoặc hơn. Cấp cứu càng sớm hiệu quả điều trị và phục hồi càng cao.

TS.BS Lê Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khi có người đột quỵ, mọi người nhanh chóng đánh giá đúng tình huống, cân nhắc lựa chọn cách đến bệnh viện tốt nhất cho người bệnh. Tốt nhất là đưa người đột quỵ đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, có đội ngũ bác sĩ, chuyên viên cấp cứu trên xe. Lúc này, người nhà gọi tổng đài 115 hoặc bệnh viện có chuyên môn cấp cứu đột quỵ gần nhất. Khi tiếp nhận thông tin, cơ sở y tế khẩn cấp điều xe cấp cứu trực tiếp đến nhà.

Ưu điểm của gọi xe cấp cứu là người bệnh được sơ cứu và đánh giá bước đầu ngay trong quá trình di chuyển. Bác sĩ đồng thời thông báo về bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng để đón bệnh nhân, rút ngắn thời gian cấp cứu.

Thế nhưng không phải lúc nào điều kiện cũng phù hợp để chờ đợi xe cấp cứu đến nhà. Khi giao thông không thuận tiện, đường sá bị ùn tắc, khả năng xe cấp cứu đến chậm, gia đình cần nhanh chóng tự đưa người bệnh vào bệnh viện.

Tình huống này, bác sĩ Tuấn khuyên người nhà chọn phương tiện di chuyển là ôtô, đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu cao 30-45 độ, tránh rung lắc mạnh. Không tự ý cho người bệnh uống thuốc, nước chanh, châm cứu hay bất cứ gì khác.



Bác sĩ theo dõi một ca cấp cứu đột quỵ. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Đến , thông thường bằng cách chụp CT sọ não, bác sĩ sẽ xác định nhanh bệnh nhân mắc thể loại đột quỵ (nhồi máu não hay xuất huyết não), tùy trường hợp đưa ra phương án can thiệp phù hợp.

Ví dụ, phương pháp tái thông mạch máu bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, áp dụng cho bệnh nhân đột quỵ do cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu nhỏ ở não. Bác sĩ can thiệp nội mạch, sử dụng các loại dụng cụ chuyên biệt luồng vào mạch máu dưới hướng dẫn của máy chụp mạch DSA, tiếp cận vị trí tắc mạch để lấy cục máu đông ra. Trường hợp tắc mạch máu lớn do cục máu đông lớn hoặc đã quá thời gian "vàng" để dùng thuốc (thường là 3-4,5 giờ đầu), phải xử lý bằng can thiệp nội mạch.

Bệnh nhân vỡ mạch máu não cần phẫu thuật để loại bỏ khối máu tụ trong não (do mạch máu vỡ, làm chảy máu và đông lại), giải phóng áp lực nội sọ, bít tắc mạch máu đang vỡ. Bệnh viện phải có đủ chuyên môn và máy móc thiết bị liên quan đảm bảo cuộc mổ diễn ra thành công.

Ngày nay, những bệnh viện lớn có chuyên môn toàn diện đảm bảo thực hiện được các cấp độ, hình thức cấp cứu đột quỵ. Cùng với thuốc tiêu sợi huyết, các thế hệ máy móc hiện đại như máy chụp mạch DSA thế hệ mới, robot mổ não Modus V Synaptive ứng dụng AI, định vị thần kinh Neuro-Navigation ứng dụng AI, kính vi phẫu tích hợp chức năng chụp huỳnh quang 3D giúp can thiệp cấp cứu đột quỵ nhanh, hiệu quả cao.

Các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại như máy CT 768 hay 1975 lát cắt đẩy nhanh quá trình đánh giá, xác định thể loại đột quỵ chỉ trong vài phút. Nhờ đó rút ngắn thời gian can thiệp, đảm bảo giờ "vàng" cấp cứu cho người bệnh.



Máy chụp CT 1975 lát cắt giúp xác định nhanh đột quỵ chỉ trong vài phút. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


là tình trạng y tế khẩn cấp. Điều trị càng sớm thì chức năng não càng được bảo tồn và càng ít nguy cơ tổn thương não vĩnh viễn. Điều trị càng chậm thì nguy cơ tế bào não bị chết càng nhiều và những tổn thương não tồn tại vĩnh viễn càng lớn.

Bình An

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom