Xử lý triệt để tin giả, tin xấu, độc

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Số liệu của Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, đến cuối năm 2023, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị này có khả năng nắm bắt thông tin của hơn 70 triệu tài khoản mạng xã hội và hơn 100 nghìn trang tin khác; quản lý, nắm bắt thông tin khoảng 150 trang báo điện tử, hơn 1.500 trang tin điện tử tổng hợp và 350 trang mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.

Theo ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, các tin giả, tin xấu độc trên internet thường đến từ hai nguồn, một là các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động; hai là, từ các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, YouTube, TikTok. Các tin giả chủ yếu xuất hiện và tồn tại ở nguồn thứ hai-trên nền tảng mạng xã hội, trong khi các cơ quan thông tin dưới sự kiểm soát thì đều được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời.

Tuy nạn tin giả, tin xấu độc, tin sai lệch đang gia tăng nhưng rất khó xử lý khi có sai phạm diễn ra trên không gian mạng xã hội. Nguyên nhân là do các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới chưa có đại diện pháp lý tại Việt Nam, nhiều trang thông tin sử dụng tên miền quốc tế, đặt máy chủ ở nước ngoài. Khi bị yêu cầu gỡ bỏ thông tin, các trang này phần lớn đều tìm cách né tránh.

Thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các địa phương xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không chỉ trên địa bàn thành phố mà còn ở các địa phương khác. Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Công an thành phố giám định tư pháp những trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự.

Chỉ tính trong sáu tháng đầu năm 2024, Sở đã xử lý và chuyển cơ quan chức năng xử lý 347 tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng. Sở đã tuyên truyền hai bộ quy tắc và cẩm nang đến người dân, gồm quy tắc ứng xử trên không gian mạng và cẩm nang phòng, chống tin giả.

Ngoài ra, qua hệ thống Lắng nghe mạng xã hội đã phát hiện được các trang thông tin điện tử thay đổi thông tin, nguồn gốc hoặc có hành vi vi phạm trên mạng, từ đó kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý các tài khoản mạng xã hội xuyên biên giới vi phạm. Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã chuyển 30 tài khoản mạng xã hội xuyên biên giới vi phạm trên không gian mạng để xử lý.

Ở trong nước, qua rà soát, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 720 KOLs (người nổi tiếng) đang hoạt động. Họ là những người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, và thông qua kiến thức, hoặc chia sẻ để nhận được sự yêu thích và tín nhiệm của nhiều người. Sở Thông tin và Truyền thông thành phố đã tổng hợp danh sách các KOLs để tăng cường công tác quản lý.


Về lâu dài, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh quá trình thay đổi thể chế, điều chỉnh nghị định vì chưa bảo đảm về mặt pháp lý. Cụ thể, trong thời gian tới, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng sẽ được sửa đổi theo hướng tất cả các tài khoản trên mạng xã hội đều phải định danh và chỉ có các tài khoản định danh mới vào được bình luận.

Các đơn vị cung cấp mạng xã hội xuyên biên giới bắt buộc phải chấp hành các yêu cầu của cơ quan chức năng Việt Nam trong vòng 24 giờ. Quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, địa phương khi có tin sai lệch liên quan các bộ, ngành, địa phương đó.

Đặc biệt, đơn vị này đang nghiên cứu thành lập Trung tâm xử lý tin giả, tin xấu độc, tin sai lệch. Dự kiến trung tâm này sẽ đặt tại Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương để xử lý tin giả. Quy chế tập trung xác định ba bộ phận quan trọng: Bộ phận tiếp nhận thông tin; bộ phận xác định tin giả; bộ phận công bố tin giả, tin sai lệch.

Ba bộ phận này sẽ phối hợp để hỗ trợ giảm tình trạng tin giả, tin sai lệch tràn lan hiện nay. Song song đó là tiến tới nghiên cứu sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn lực các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ mạng đa kênh của các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube, TikTok… và các KOLs để từ đó, thực hiện các chiến dịch truyền thông chính sách chủ động cho và nhận diện các phương thức lừa đảo trên mạng.

Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc nhận diện và chống tin giả, tin sai sự thật. Hiện, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng, vận hành, khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin để tổng hợp thông tin dư luận mà xã hội quan tâm, đồng thời giám sát thông tin xấu, độc. Qua đó, đề xuất phương án quản lý, khuyến khích và xử lý kịp thời thông tin sai lệch.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom