Xe đưa rước học sinh có từ 30 năm, vận hành và quản lý rủi ro vẫn lúng túng

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Xe chuyên biệt là của hiếm, xe du lịch nhỏ là lựa chọn thay thế vì đa năng 'đón học sinh 5 ngày, 2 ngày cuối tuần chạy dịch vụ'.


Mặc dù loại hình xe tuyến nhà trường đã tồn tại trên 30 năm tại Việt Nam, nhưng các nhà hoạch định, quản lý địa phương gặp nhiều lúng túng.

So với kinh nghiệm 70 năm vận hành của nước Mỹ, họ tổ chức ra một hệ thống xe theo khu vực địa phương. Họ có một thiết kế riêng loại xe chở học sinh, với một số nhà cung cấp Khung xe (Chassis) chuyên biệt, đáp ứng các tiêu chuẩn học đường.

Trong đó có tính đến yếu tố chỗ ngồi, khoảng cách hàng ghế, cửa kính, độ cao bậc lên xuống, độ ồn, biển báo kèm, rồi gần đây trong nước hay biết tới vấn đề còi xe, bộ quẹt thẻ, luật ưu tiên,...

Thực tế trong nước, việc tìm kiếm và đưa vào loại xe chuyên biệt còn cực kỳ hạn chế. Các xe du lịch cỡ nhỏ đến lớn thường được sử dụng kiêm nhiệm chức năng, cả về áp dụng và bố trí kinh doanh. Sẽ không ngạc nhiên, nếu trong tuần xe được dùng chuyên chở học sinh 05 ngày tại Hà Nội.

Sau đó, vào cuối tuần, vẫn chiếc xe này, sẽ được tận dụng đưa đón khách du lịch dọc theo các địa điểm ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Đây là một thực tế tận dụng khả năng khai thác. Hầu như không một nhà trường nào có đủ kinh phí và hợp tác với đối tác xe để chỉ nguyên phục vụ cho nhà trường.

Chưa kể, nếu số lượng học sinh đi xe lên đến con số hàng nghìn, hầu như không thể có một nhà xe tư nhân nào ở Việt Nam có khả năng cung ứng đội xe toàn diện. Lúc đó, phương án hợp danh, hợp tác đang được áp dụng phổ biến.

Chỉ cần đưa ra hai mô tả trái ngược kể trên để thấy, việc tham khảo và áp dụng quy định nên được tính đến kỹ càng hơn. Nếu không, ngay cả việc áp dụng vội vàng một quy định nào đó, trong lúc còn chưa biết đã nâng cao tính an toàn một cách triệt để hay không, sẽ khiến cho nhiều nhà cung cấp xe vận tải rời khỏi thị trường, kéo theo nhà trường đối mặt với việc lựa chọn lại nhà cung cấp với ít kinh nghiệm vận hành và không tối ưu được chi phí như ban đầu.

Hãy cùng quan sát cách nhà trường triển khai để kiểm soát và xử lý nguy cơ hiện tại của trường học.

Vấn đề an toàn


Phần lớn các trường tư thục có xe tuyến đưa đón đều sử dụng ứng dụng liên lạc với phụ huynh. Có bốn hình thức chính:

1. Một nền tảng chuyên cho xe đưa đón.

2. Ứng dụng thông báo điểm danh lên xuống xe.

3. Một tính năng trong ứng dụng chung của nhà trường, chủ yếu để báo điểm danh lên xuống xe và xin nghỉ.

4. Có nhóm liên lạc OTT (ứng dụng chat) xe tuyến giữa đội ngũ vận hành, giữa các phụ huynh nhóm lớp, giữa bộ phận xe tuyến và nhóm giám viên chủ nhiệm (GVCN).

Cách cuối cùng là phương án thủ công và cơ bản nhất, thậm chí đã đáp ứng cho việc thông suốt thông tin và kiểm tra chéo giữa các sự kiện. Mặc dù nó không quá thuận tiện cho toàn bộ việc kiểm tra và đồng bộ thông tin nhanh. Nhưng chỉ riêng việc liên lạc tránh bỏ sót, giữa GVCN và học sinh vắng mặt, đã được đáp ứng.

Đối với nhóm nhà trường sử dụng một trong 03 công cụ đầu tiên, nhà trường và dịch vụ xe sẽ không bao giờ gặp rủi ro về việc để quên học sinh trong một thời gian dài. Cơ chế an toàn của việc trao đổi và đồng bộ thông tin khá cơ bản và đáng tin cậy. Các nhóm đối tượng liên đới trong hoạt động đưa đón bao gồm cô giám sinh (Monitor) đi theo xe và phụ huynh học sinh, cùng theo dõi và đối chiếu trạng thái học sinh. Ngay khi phát sinh một tình huống bất thường, hệ thống đều có thể lưu ý và phát hiện sớm từ bất kỳ bên nào.

Đối với những hệ thống đầy đủ hơn, việc giám sát chéo và kiểm tra còn có thêm sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm, tài xế, người quản lý dịch vụ và ban giám hiệu phụ trách chuyên môn. Việc làm quen và triển khai các hệ thống như vậy cần thời gian ban đầu để làm quen và điều chỉnh.

Một khi hệ thống vận hành bình thường, việc tổng hợp các trường hợp bất thường được thực hiện có tính hệ thống và độ chính xác cao. Các phát sinh mà dịch vụ xe tuyến cần lưu ý bao gồm:

- Xe học sinh có đến đúng giờ không.

- Học sinh nghỉ học không lên xe có được thông báo và xác nhận không.

- Học sinh không lên xe có được kiểm tra và xác nhận không.

- Học sinh đã xuống xe chưa.

- Học sinh đã ra xe đi về chưa; nếu ở lại thì có lý do gì, ai báo và đã được xác nhận không.

- Học sinh chuyển xe theo nhu cầu đã được hoàn thành chưa.

- Học sinh có được trả đúng điểm, đúng giờ, đúng loại điểm đón không.

- Học sinh đăng ký trao tay (thường áp dụng với học sinh nhỏ hoặc địa điểm nhà đón phức tạp) có được thực hiện đúng không.

Để cải tiến và tăng độ tin cậy, nhấn mạnh vào việc hậu kiểm của chuyến đi, hệ thống có thể yêu cầu cô Monitor kiểm đếm và nhập số lượng học sinh thực tế trên xe.

Ngoài phương án sử dụng còi xe vật lý, một động tác có tác dụng tương đương là cô giám sinh sẽ dùng điện thoại quét mã kết thúc sau khi cho học sinh xuống hết xe. Động tác bắt buộc này sẽ giúp phát hiện học sinh, điện thoại, đồ đạc bị quên ngay tức thì.

Theo ghi nhận thực tế, việc điểm danh bằng thao tác bấm điện thoại hoàn toàn có thể sử dụng tin cậy. Để tăng tính an toàn, một số trường còn trang bị thêm hệ thống thẻ và đầu đọc quét.

Học sinh sẽ đưa thẻ đeo cổ hoặc cầm tay quẹt vào đầu đọc để điểm danh, tăng tính an toàn và loại trừ khả năng cô giám sinh bấm nhầm hoặc thiếu khi thao tác tick chọn trên điện thoại. Tuy nhiên, nhà trường cần cân nhắc phương án học sinh quên thẻ, trục trặc kỹ thuật hoặc phát sinh đùa giỡn mượn thẻ.

Một số đơn vị muốn nâng cao độ tin cậy của việc điểm danh bằng cách sử dụng smartphone hoặc camera chuyên dụng để check-in/out bằng khuôn mặt hoặc vân tay.

Tuy nhiên, chưa có phương án nào thực sự tốt về trải nghiệm người dùng do các vấn đề nhận diện vân tay hoặc sử dụng camera trên xe di chuyển. Ví dụ, vân tay gây ra các vấn đề về không nhận diện sau một thời gian sử dụng.

Đầu đọc có khả năng không nhận được với một số trường hợp vân tay mờ, hoặc co dãn khi thời tiết lạnh. Phương án check khuôn mặt gặp thách thức về việc sử dụng camera trên xe.

Khi xe di chuyển, có yếu tố độ rung, thay đổi thời tiết, môi trường, điều kiện ánh sáng. Cũng như thời gian xử lý từng học sinh lâu, không phù hợp đối với các xe có điểm đón/ trả đông học sinh. Do vậy, dù có rất nhiều đơn vị thử nghiệm và nghiên cứu, hiện nay chưa ghi nhận cách áp dụng thuyết phục lâu dài này cho các xe chở học sinh.

Vấn đề nhu cầu và đáp ứng nhu cầu

Trừ khi khuôn viên đưa đón bị giới hạn hoặc phụ thuộc, hầu như các nhà trường đều mong muốn dịch vụ xe tuyến có được sự tham gia sử dụng của nhiều học sinh.

Thực tế, nhà trường không chỉ thuần chịu trách nhiệm về xe tuyến mà còn phải quản lý khuôn viên đưa đón cổng trường trong khung giờ hoạt động. Nếu vẫn duy trì sử dụng phương tiện cá nhân, đặc biệt là ô tô đưa đón, nhà trường khó đảm bảo an toàn và kiểm soát tình trạng tắc nghẽn.

Điều này đang là vấn đề gây nhức đầu với các nhà trường trong khu vực nội đô có khuôn viên chật hẹp. Giải phóng sự lộn xộn cũng giúp giảm thời gian chờ đợi không đáng có của hàng trăm phụ huynh, chuyển thời gian đó thành công việc hữu ích hơn.

Những rào cản như dịch vụ không linh hoạt, chi phí cao, không tạo ra điều kiện sử dụng xe phù hợp, lo lắng về an toàn và hỗ trợ là các vấn đề khiến phụ huynh đắn đo. Có rất nhiều trường hợp sau thời gian đầu sử dụng hoặc đang tham gia cho đến khi phát sinh thực tế như thay đổi địa điểm nhà, cần sử dụng nhiều tuyến xe khác nhau trong tuần mà nhà trường lúng túng trong việc cung cấp, khiến phụ huynh lựa chọn hình thức đưa đón khác thay cho sử dụng xe tuyến nhà trường.

Như vậy, có thể thấy bản chất ở đây, nhà trường cần quy chuẩn hóa và chuyển đổi dần nhận thức về triển khai về xe tuyến, ghi nhận và giải quyết các vấn đề mong muốn của phụ huynh.

Vì mấu chốt, việc có nhiều học sinh đi xe giúp nhà trường có nhiều lựa chọn sắp xếp và tối ưu tuyến đường. Điều này giúp nhà trường chủ động trong cơ cấu thu chi để tối ưu chi phí sử dụng. Khi nhu cầu được đáp ứng đa dạng hơn, tương đương việc học sinh đi xe đầy lên theo bản đồ đưa đón, nhà trường cần quy hoạch sát tuyến đường, để thu hẹp cả về khoảng cách thời gian và khoảng cách địa lý giữa bạn đầu tiên và cuối cùng, cũng như giữa từng đoạn nối tiếp. Đó chính là chìa khóa để tối ưu thời gian ngồi xe và đưa đón.

Vấn đề mức phí tham gia xe tuyến

Trong những ngày cuốn theo sự cố nghiêm trọng, nhiều ý kiến cho rằng để tránh xảy ra sự cố đó rơi vào con em mình, phụ huynh đều không tiếc tiền chi trả thêm. Đó là một quan điểm lỏng và thực ra ít liên quan đến nhau.

Thứ nhất, dù với bất kỳ mức phí nào, việc đảm bảo an toàn, đặc biệt là tính mạng của con trẻ là ưu tiên cao nhất. Không phải vì mức phí đi xe rẻ mà quy trình vận hành được phép để xảy ra lỗ hổng cực kỳ nguy hiểm đó. Như đã phân tích hiện tại ở trên, việc cân nhắc áp dụng một số hình thức đồng bộ thông tin là một cơ chế đáng tin cậy.

Thứ hai, dù phụ huynh chi trả gián tiếp, hay nhà trường trang bị trực tiếp công cụ, nên hướng việc chuẩn bị đó bao trùm được đồng thời nhiều vấn đề của hoạt động xe tuyến. Như thế mới là một cách tiếp cận tích cực và đạt hiệu quả cao. Chứ không nên nhìn nhận để gỡ lỗi bỏ quên học sinh trên xe là một giải pháp. Sau đó để tránh học sinh đi lạc bến, trả sai địa điểm là một giải pháp. Như vậy chỉ là cách xử lý sự vụ và mang nhiều tính chất bề mặt, nhiều hơn là bản chất.

Thứ ba, xe tuyến nhà trường là một hoạt động dành cho số đông. Đáng lẽ, như kinh nghiệm vận hành hàng chục năm ở các nước phương Tây, xe tuyến còn nên là một hoạt động đủ tốt và phù hợp cho tất cả các học sinh trẻ em, không phân biệt trường công tư hay chênh lệch điều kiện gia đình.

Để đáp ứng được việc đó, chắc chắn chi phí sử dụng luôn là một yếu tố quan trọng. Phải rất thận trọng và cân nhắc với vấn đề này. Với các đô thị lớn có mạng lưới trường học dày đặc, giao thông đặc thù, đã từng có không ít đề xuất xây dựng xe tuyến chở học sinh đô thị. Với yêu cầu an toàn, đủ tốt và chi phí hợp lý, hoàn toàn không phải là một bài toán dễ giải cho bất kỳ nhà cung cấp nào.

Tập huấn và chế tài xử phạt

Đối với các nhà trường vận hành xe tuyến đủ lâu, kể từ sau các sự cố đưa đón của xã hội và của mình, nhà trường đang có xu hướng tập huấn đều đặn và kỹ lưỡng hơn. Các tình huống xảy ra thực tế rất quan trọng để nhà trường cập nhật và điều chỉnh.

Sai sót của cô giám sinh này không thể lặp lại ở các cô giám sinh còn lại. Sơ suất với học sinh này cũng không nên xảy đến với các học sinh khác. Dù đội ngũ cô giám sinh, tài xế có yếu tố con người phức tạp, đòi hỏi bố trí trao đổi phù hợp, dễ hiểu, dễ áp dụng, chắc chắn việc tổ chức tập huấn sẽ giúp nâng cao ý thức và hành vi của người trực tiếp tham gia.

Bên cạnh đó, thay vì quản lý ở hướng nhắc nhở, động viên, nhiều nhà trường đã đưa ra quy định làm việc khắt khe, chặt chẽ, để hạn chế ở mức rất thấp vi phạm ở góc độ đạo đức. Đã có nhà trường sử dụng biện pháp chụp ảnh cuối xe và gửi quản lý. Sau khi phát hiện một cô tham gia gian lận, bằng cách chụp nhiều ảnh và gửi ảnh đó mỗi ngày, nhà trường đành chấm dứt hợp đồng vì sai phạm nghiêm trọng.

Nhìn chung, từ góc độ nhà trường, cả hai biện pháp đào tạo và ra một quy chế làm việc thưởng - phạt đủ sức nặng, buộc người tham gia có ý thức hơn. Họ sẽ rất cân nhắc nếu làm việc tùy tiện, dù là thường xuyên hay chỉ một khâu ca chạy.

Trước đây, từng có những trường học lớn, học sinh có yếu tố đa quốc gia, mà bộ phận quản lý dịch vụ vẫn nhận được phản ánh hàng tháng về việc cô giám sinh xuống luôn điểm trả học sinh ở quãng giữa, cho tiện di chuyển về nhà.

Cô nhờ lại bác tài xế chăm nom và để ý việc trả tiếp các học sinh còn lại ở trên xe. Hoặc đã từng có tình huống, cô giám sinh thống nhất riêng với phụ huynh, trả học sinh ở đầu ngõ, thay vì hình thức cần trao trả tận nhà cho người tiếp đón.

Tất cả những linh hoạt như vậy, dù rất nhỏ, đều có thể là bắt nguồn cho các sự cố lớn về sau này.

Hoàng Long - Lan Khanh - Hoài Giang - Mỹ Hạnh

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom