Indonesia và Palestine là hai đội lần đầu tiên giành vé vào vòng loại ba World Cup 2026 khu vực châu Á, bên cạnh những đội quen mặt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran.
Lượt trận cuối cùng vòng loại hai vào tối 11/6 đã xác định năm cái tên còn lại giành vé đi tiếp, gồm Kuwait (bảng A), Triều Tiên (B), Trung Quốc (C), Kyrgyzstan (D) và Indonesia (F).
Kuwait đánh bại Afghanistan 1-0 để từ đội đứng cuối vươn lên nhì bảng. Triều Tiên thắng đậm Myanmar 4-1 để vượt qua Syria, đồng thời trở thành đội hiếm hoi trong lịch sử bị xử thua 0-3 (trước Nhật Bản ở lượt bốn) vẫn giành quyền đi tiếp. Trung Quốc thua Hàn Quốc 0-1 nhưng lách qua khe cửa hẹp nhờ hơn hiệu số đối đầu với Thái Lan. Trong khi đó, Kyrgyzstan hoà Oman 1-1 và Indonesia thắng Philippines 2-0 để giữ vững quyền tự quyết trước lượt cuối.
Indonesia lần đầu vào đến vòng loại ba World Cup. Ảnh: Bola
Bốn đội nhì bảng còn lại là Uzbekistan (bảng E), Arab Saudi (G), Bahrain (H) và Palestine (I). Trong khi đó, chín đội nhất lần lượt gồm Qatar, Nhật Bản, Hàn Quốc, Oman, Iran, Iraq, Jordan, UAE và Australia.
Trong số này, có 11 đội từng tham dự vòng chung kết World Cup, với Hàn Quốc dẫn đầu có 11 lần. Xếp sau là Nhật Bản (7), Australia, Iran, Arab Saudi (6), Triều Tiên (2), Kuwait, Iraq, UAE, Trung Quốc và Qatar (1). Ở hai kỳ gần nhất 2018 và 2022, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Iran và Arab Saudi đều giành vé.
Bảy đội có cơ hội lần đầu dự World Cup là Oman, Jordan, Bahrain, Uzbekistan, Palestine, Kyrgyzstan và Indonesia.
Nhật Bản đạt thành tích toàn thắng sáu trận, ghi lần lượt 24 và không thủng lưới. Australia làm được hai điều tương tự nhưng ghi ít hơn hai bàn. Đội toàn thắng còn lại là Iraq, với 17 bàn thắng và hai bàn thua. Các đội bất bại khác có UAE, Hàn Quốc, Qatar với năm thắng và một hoà, còn Iran và Uzbekistan có cùng bốn thắng, hai hoà.
Chín đội thuộc nhóm hạt giống số một và sáu đội thuộc nhóm hạt giống số hai đều có vé vào vòng loại ba. Ba đội bị loại cùng thuộc nhóm hạt giống số hai là Việt Nam, Syria, Ấn Độ. Thay thế cho ba đội lần lượt là Kuwait, Triều Tiên – hạt giống số ba và Indonesia là đội hạt giống số bốn duy nhất. Đội tuyển xứ vạn đảo và Palestine cũng làm nên lịch sử khi lần đầu tiên vào đến vòng loại ba World Cup.
Khu vực Tây Á tiếp tục cho thấy sức mạnh khi có 10 đại diện vượt qua vòng loại hai. Xếp sau là Đông Á (4), Trung Quốc và Đông Nam Á (2) – do Australia thuộc Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á. Ở hai kỳ trước đó, Đông Nam Á có Thái Lan năm 2018 và Việt Nam năm 2022, cùng Australia, tham dự vòng loại ba.
Nhật Bản là đội ghi nhiều bàn nhất vòng loại hai World Cup 2026 - khu vực châu Á, với 24 pha lập công. Ảnh: Kyodo via AP
Trừ đi trận Triều Tiên bị xử thua Nhật Bản 0-3, vòng loại hai World Cup 2026 – khu vực châu Á đã tổ chức 107 trận đấu, với 331 bàn, trung bình 3,09 bàn mỗi trận. Đội ghi nhiều bàn nhất là Nhật Bản (24), ghi ít nhất là Pakistan và Bangladesh (1). Đội thủng lưới ít nhất là Nhật Bản và Australia (0), còn thủng lưới nhiều nhất là Myanmar (28). Tiền đạo Almoez Ali của Qatar và Son Heung-min của Hàn Quốc đang dẫn đầu danh sách ghi bàn với bảy pha lập công.
Số lượng khán giả đến sân là 2.050.915 người, trung bình 19.167 người mỗi trận. Trận đông khán giả nhất là ở lượt cuối hôm qua, có 64.942 người.
Lễ bốc thăm chia bảng vòng loại ba sẽ tổ chức vào ngày 27/6/2024 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Dự kiến sẽ có sáu nhóm hạt giống được phân bổ dựa vào thứ bậc trên bảng FIFA tháng gần nhất. World Cup 2026 là lần đầu tiên châu Á có 8,5 suất tham dự, trước đó là 4,5.
Thể thức thi đấu vòng loại ba là 18 đội chia làm ba bảng sáu đội, chọn ra hai đội nhất mỗi bảng dự World Cup 2026. Các đội thi đấu từ 5/9/2024 đến 10/6/2025, với 10 lượt trận tổ chức vào tháng 9, 10 và 11/2024, 3 và 6/2025.
Sáu đội xếp thứ ba và bốn sẽ vào vòng loại bốn, tiếp tục chia thành hai bảng ba đội và thi đấu một lượt ở địa điểm trung lập. Hai đội nhất giành quyền dự World Cup 2026. Hai đội nhì thi đấu hai lượt play-off, chọn ra đội thắng dự play-off liên lục địa.
Hiếu Lương
Xem tiếp...
Lượt trận cuối cùng vòng loại hai vào tối 11/6 đã xác định năm cái tên còn lại giành vé đi tiếp, gồm Kuwait (bảng A), Triều Tiên (B), Trung Quốc (C), Kyrgyzstan (D) và Indonesia (F).
Kuwait đánh bại Afghanistan 1-0 để từ đội đứng cuối vươn lên nhì bảng. Triều Tiên thắng đậm Myanmar 4-1 để vượt qua Syria, đồng thời trở thành đội hiếm hoi trong lịch sử bị xử thua 0-3 (trước Nhật Bản ở lượt bốn) vẫn giành quyền đi tiếp. Trung Quốc thua Hàn Quốc 0-1 nhưng lách qua khe cửa hẹp nhờ hơn hiệu số đối đầu với Thái Lan. Trong khi đó, Kyrgyzstan hoà Oman 1-1 và Indonesia thắng Philippines 2-0 để giữ vững quyền tự quyết trước lượt cuối.
Indonesia lần đầu vào đến vòng loại ba World Cup. Ảnh: Bola
Bốn đội nhì bảng còn lại là Uzbekistan (bảng E), Arab Saudi (G), Bahrain (H) và Palestine (I). Trong khi đó, chín đội nhất lần lượt gồm Qatar, Nhật Bản, Hàn Quốc, Oman, Iran, Iraq, Jordan, UAE và Australia.
Trong số này, có 11 đội từng tham dự vòng chung kết World Cup, với Hàn Quốc dẫn đầu có 11 lần. Xếp sau là Nhật Bản (7), Australia, Iran, Arab Saudi (6), Triều Tiên (2), Kuwait, Iraq, UAE, Trung Quốc và Qatar (1). Ở hai kỳ gần nhất 2018 và 2022, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Iran và Arab Saudi đều giành vé.
Bảy đội có cơ hội lần đầu dự World Cup là Oman, Jordan, Bahrain, Uzbekistan, Palestine, Kyrgyzstan và Indonesia.
Nhật Bản đạt thành tích toàn thắng sáu trận, ghi lần lượt 24 và không thủng lưới. Australia làm được hai điều tương tự nhưng ghi ít hơn hai bàn. Đội toàn thắng còn lại là Iraq, với 17 bàn thắng và hai bàn thua. Các đội bất bại khác có UAE, Hàn Quốc, Qatar với năm thắng và một hoà, còn Iran và Uzbekistan có cùng bốn thắng, hai hoà.
Chín đội thuộc nhóm hạt giống số một và sáu đội thuộc nhóm hạt giống số hai đều có vé vào vòng loại ba. Ba đội bị loại cùng thuộc nhóm hạt giống số hai là Việt Nam, Syria, Ấn Độ. Thay thế cho ba đội lần lượt là Kuwait, Triều Tiên – hạt giống số ba và Indonesia là đội hạt giống số bốn duy nhất. Đội tuyển xứ vạn đảo và Palestine cũng làm nên lịch sử khi lần đầu tiên vào đến vòng loại ba World Cup.
Khu vực Tây Á tiếp tục cho thấy sức mạnh khi có 10 đại diện vượt qua vòng loại hai. Xếp sau là Đông Á (4), Trung Quốc và Đông Nam Á (2) – do Australia thuộc Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á. Ở hai kỳ trước đó, Đông Nam Á có Thái Lan năm 2018 và Việt Nam năm 2022, cùng Australia, tham dự vòng loại ba.
Nhật Bản là đội ghi nhiều bàn nhất vòng loại hai World Cup 2026 - khu vực châu Á, với 24 pha lập công. Ảnh: Kyodo via AP
Trừ đi trận Triều Tiên bị xử thua Nhật Bản 0-3, vòng loại hai World Cup 2026 – khu vực châu Á đã tổ chức 107 trận đấu, với 331 bàn, trung bình 3,09 bàn mỗi trận. Đội ghi nhiều bàn nhất là Nhật Bản (24), ghi ít nhất là Pakistan và Bangladesh (1). Đội thủng lưới ít nhất là Nhật Bản và Australia (0), còn thủng lưới nhiều nhất là Myanmar (28). Tiền đạo Almoez Ali của Qatar và Son Heung-min của Hàn Quốc đang dẫn đầu danh sách ghi bàn với bảy pha lập công.
Số lượng khán giả đến sân là 2.050.915 người, trung bình 19.167 người mỗi trận. Trận đông khán giả nhất là ở lượt cuối hôm qua, có 64.942 người.
Lễ bốc thăm chia bảng vòng loại ba sẽ tổ chức vào ngày 27/6/2024 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Dự kiến sẽ có sáu nhóm hạt giống được phân bổ dựa vào thứ bậc trên bảng FIFA tháng gần nhất. World Cup 2026 là lần đầu tiên châu Á có 8,5 suất tham dự, trước đó là 4,5.
Thể thức thi đấu vòng loại ba là 18 đội chia làm ba bảng sáu đội, chọn ra hai đội nhất mỗi bảng dự World Cup 2026. Các đội thi đấu từ 5/9/2024 đến 10/6/2025, với 10 lượt trận tổ chức vào tháng 9, 10 và 11/2024, 3 và 6/2025.
Sáu đội xếp thứ ba và bốn sẽ vào vòng loại bốn, tiếp tục chia thành hai bảng ba đội và thi đấu một lượt ở địa điểm trung lập. Hai đội nhất giành quyền dự World Cup 2026. Hai đội nhì thi đấu hai lượt play-off, chọn ra đội thắng dự play-off liên lục địa.
Hiếu Lương
Xem tiếp...