Xã biên giới Thượng Phùng “thay áo mới” từ chương trình mục tiêu quốc gia

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Thượng Phùng là xã biên giới của huyện Mèo Vạc (Hà Giang), có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 2.800ha, có đường biên giới dài 16,043km với 40 mốc quốc giới. Thượng Phùng cách trung tâm huyện Mèo Vạc hơn 40km, toàn xã hiện có 935 hộ, 5.459 nhân khẩu, gồm 11 dân tộc cùng chung sống (Mông, Tày, Kinh, Xuồng…); trong đó, dân tộc Mông chiếm hơn 90% dân số.

Do đặc thù vùng cao biên giới, giao thông không thuận tiện nên đời sống đồng bào trước đây còn nhiều khó khăn; tuy nhiên sau gần 3 năm thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG), trong đó, có Chương trình MTQG về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (chương trình MTQG 1719); đồng thời bám sát mục tiêu nghị quyết, chương trình, đề án của tỉnh, huyện trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Thượng Phùng đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển kinh tế-xã hội.


Thực hiện Chương trình MTQG 1719, trong năm 2023 và năm 2024, xã Thượng Phùng đã tích cực giải ngân nguồn vốn. Trong đó, xã thực hiện bê tông hóa 4 tuyến đường với tổng nguồn vốn hơn 5,5 tỷ đồng, gồm: Tuyến đường Hoa Cà, thôn Tống Quáng Trải đi thôn Thèn Pả, thôn Khai Hoang I và thôn Khai Hoang II. Với Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, chính quyền xã đã đầu tư hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 6 hộ gia đình, nước sinh hoạt phân tán 13 hộ và hỗ trợ nhà ở cho 8 hộ gia đình với số kinh phí 44 triệu đồng mỗi hộ gia đình.


 
Triển khai Dự án 3, xã thực hiện 2 dự án chăn nuôi bò vỗ béo cho 32 hộ gia đình tại thôn Khai Hoang I, Khai Hoang II, hiện nay bò đang sinh trưởng và phát triển tốt; bên cạnh đó hỗ trợ kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình.


Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã tích cực tuyên truyền đến nhân dân, hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới tại 13/13 thôn với hơn 680 người tham gia; thành lập, củng cố 13 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng thôn và thực hiện mua sắm trang thiết bị cho các địa chỉ tin cậy với số tiền 39 triệu đồng; đồng thời tổ chức các Hội thi “Tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, tảo hôn, mua bán phụ nữ và trẻ em”…


 
Đối với Dự án 4, xã đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc với tổng kinh phí 433 triệu đồng đối với 2 công trình là duy tu sửa chữa Nhà Văn hóa thôn Thèn Pả; sửa chữa tuyến đường thôn Tống Quáng Trải.


Bên cạnh chương trình MTQG 1719, về công tác giảm nghèo, xã tập trung các giải pháp, huy động nguồn lực đẩy mạnh giảm nghèo bền vững. Qua các chương trình MTQG xã hỗ trợ hơn 530 lượt hộ nghèo giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ phục vụ sản xuất, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở; chương trình kiên cố hóa đường giao thông nông thôn đến 100% thôn...


 
Ông Vừ Chúa Xá, người dân tộc Mông, thôn Mỏ Phàng, xã Thượng Phùng bày tỏ: “Nhờ sự đầu tư đầu tư Đảng, Nhà nước hiện nay bà con có đường bê tông sạch sẽ, đi lại thuận lợi, việc giao thương hàng hóa của bà con cũng trở nên dễ dàng, bà con chúng tôi rất phấn khởi”.


Ông Chảo Chỉn Chản, Chủ tịch UBND xã Thượng Phùng cho biết: “Qua 3 năm thực hiện các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719, cùng sự vào cuộc có trách nhiệm của chính quyền và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 5-6% trở lên; năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 60,25%. Những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn”.


 
Cũng theo ông Chảo Chỉn Chản, trong thời gian tới, để thực hiện có hiệu quả các chương trình MTQG, xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân trên địa bàn; thực hiện chặt chẽ các quy trình phê duyệt các dự án đúng mục tiêu, đúng đối tượng; tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả, công khai, dân chủ, bảo đảm nguồn vốn được sử dụng hiệu quả.


Với sự quan tâm, vào cuộc có hiệu quả của chính quyền địa phương, sự chung tay, đồng thuận và nỗ lực của người dân xã biên giới Thượng Phùng đã từng bước thay da đổi thịt. Các chương trình MTQG đã tạo “động lực” để các thôn bản vươn lên, đồng bào các dân tộc thiểu số yên tâm canh tác, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương, cùng chung tay bảo vệ biên cương của Tổ quốc.


Bài, ảnh: HÀ LINH


* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom