Tỷ lệ tiêm chủng dưới 80% trong nhiều năm khiến 103 quốc gia bùng phát dịch sởi giai đoạn 2019-2023, theo WHO công bố ngày 15/7.
Riêng năm 2023, toàn cầu ghi nhận 663.795 ca sởi - gấp hơn ba lần so với số ca ghi nhận năm 2022 là 205.173. Lý do bùng phát dịch được WHO nhận định là: phạm vi tiêm chủng cho trẻ em toàn cầu đình trệ trong năm 2023.
Năm ngoái, thế giới có thêm 2,7 triệu trẻ toàn cầu chưa được chủng ngừa hoặc tiêm không đủ liều so với trước năm 2019. Nghĩa là toàn thế giới chỉ có 83% trẻ em được chủng ngừa mũi ngừa sởi đầu tiên và chỉ 74% trẻ có sởi mũi hai.
WHO đánh giá tỷ lệ tiêm chủng không đạt mức độ bao phủ cần thiết (95%) để ngăn các đợt bùng phát, bệnh tật, tử vong và loại trừ bệnh sởi. "Trong 5 năm qua, dịch sởi bùng phát ở 103 quốc gia, nơi sinh sống của khoảng 3/4 trẻ sơ sinh trên thế giới. Tỷ lệ tiêm vaccine thấp (80% hoặc ít hơn) là yếu tố chính", thông cáo của tổ chức này chỉ rõ. Ngược lại, 91 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao không ghi nhận dịch bệnh.
Kazakhstan là điển hình về tình hình dịch bệnh tăng do tiêm chủng giảm, theo dữ liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới ngày 11/7. Quốc gia này có số mắc sởi cao nhất thế giới năm 2023 với gần 13.700 ca. Trong đó, hơn 11.300 bệnh nhân là trẻ em dưới 14 tuổi; 70% trong số đó chưa được tiêm phòng sởi.
Anh cũng có số ca mắc sởi tăng nhanh. Từ ngày 1/10/2023 đến 11/7/2024, quốc gia này ghi nhận hơn 2.100 ca nhiễm. Riêng năm 2023, Anh có hơn 1.600 ca mắc sởi, tăng hơn 4 lần so với năm 2021 với 360 ca. Cơ quan Dịch vụ Y tế quốc gia Anh thống kê hơn 3,4 triệu trẻ em dưới 16 tuổi không được bảo vệ hoàn toàn hoặc chỉ được bảo vệ một phần trước bệnh sởi.
Ở 41 quốc gia châu Âu và một số thuộc khu vực Trung Á, số ca sởi năm 2023 là 42.200, tăng gần 45 lần so với năm 2022. Hồi tháng 1, WHO cảnh báo đây là "sự gia tăng đáng báo động", đòi hỏi có hành động khẩn cấp.
Ngoài tỷ lệ chủng ngừa sởi ở mức thấp, báo cáo WHO ngày 15/7 cũng chỉ ra tỷ lệ sử dụng vaccine DTP phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván chỉ đạt 84% năm 2023, tương đương 108 triệu dân số toàn cầu. Số trẻ không được chủng ngừa tăng từ 1,3 triệu vào năm 2022 lên 14,5 triệu vào năm 2023. 6,5 triệu trẻ không tiêm đủ mũi thứ ba.
Phạm vi tiêm chủng toàn cầu hầu như không thay đổi từ năm 2022 và chưa trở lại mức của năm 2019. Tình trạng này phản ánh những thách thức trong bao phủ tiêm chủng do gián đoạn dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thách thức hậu cần, do dự với vaccine...
Đối với bệnh sởi, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc WHO, cho rằng đây là "vấn đề có thể giải quyết". Vaccine sởi giá rẻ, có thể cung cấp tới những nơi khó khăn nhất.
"WHO cam kết hợp tác với tất cả đối tác để hỗ trợ các quốc gia thu hẹp những lỗ hổng này, bảo vệ trẻ em có nguy cơ cao nhất càng nhanh càng tốt", ông nói.
Minh họa tiêm vaccine sởi. Ảnh: PA media
Tại Việt Nam, hồi tháng 3, cảnh báo nguy cơ bùng phát sởi do số ca mắc toàn cầu tăng lên và tỷ lệ tiêm chủng trong nước giảm. Cơ quan này yêu cầu tăng phòng bệnh, chủng ngừa vaccine.
Một tháng trước, TP HCM ghi nhận ca sởi đầu tiên trong năm. Đến 14/6, Viện Pasteur TP HCM thông báo số ca sởi, ho gà có dấu hiệu tăng tại do nhiều trẻ chưa có miễn dịch với bệnh, sau gián đoạn cung ứng vaccine năm 2023.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhanh, 90-100% người chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc bệnh có nguy cơ cao mắc sởi. Các triệu chứng ban đầu của sởi giống cảm cúm thông thường như sốt, chảy nước mắt, mũi, viêm đường hô hấp, phát ban. Giai đoạn lây nhiễm bệnh thường xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi phát ban.
Sởi có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ bội nhiễm các vi khuẩn khác và gặp nhiều biến chứng như: viêm tai giữa cấp, viêm phổi nặng, viêm não, suy dinh dưỡng. Thai phụ mắc sởi tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
Bác sĩ Chính lưu ý dấu hiệu mắc sởi ở người trưởng thành thường không điển hình, không sốt cao, mệt mỏi. Việc này khiến bệnh nhân vẫn di chuyển, tiếp xúc cộng đồng, tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Trẻ tiêm vaccine phòng sởi tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh
Chủng ngừa sởi cho trẻ em và người lớn là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng. Hiện vaccine ngừa sởi tại Việt Nam gồm mũi sởi đơn, sởi - rubella và sởi - quai bị - rubella, chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi, người lớn. Tiêm đầy đủ hai mũi vaccine hiệu quả đến 98%.
Bác sĩ khuyến cáo trẻ 4-6 tuổi cần nhắc lại mũi sởi - quai bị - rubella để tăng hiệu quả miễn dịch, tùy lịch chủng ngừa trước đó. Người lớn chưa tiêm hoặc không nhớ lịch sử chủng ngừa cần tiêm hai mũi. Phụ nữ hoàn thành phác đồ chủng ngừa trước mang thai ba tháng.
Chi Lê
Xem tiếp...
Riêng năm 2023, toàn cầu ghi nhận 663.795 ca sởi - gấp hơn ba lần so với số ca ghi nhận năm 2022 là 205.173. Lý do bùng phát dịch được WHO nhận định là: phạm vi tiêm chủng cho trẻ em toàn cầu đình trệ trong năm 2023.
Năm ngoái, thế giới có thêm 2,7 triệu trẻ toàn cầu chưa được chủng ngừa hoặc tiêm không đủ liều so với trước năm 2019. Nghĩa là toàn thế giới chỉ có 83% trẻ em được chủng ngừa mũi ngừa sởi đầu tiên và chỉ 74% trẻ có sởi mũi hai.
WHO đánh giá tỷ lệ tiêm chủng không đạt mức độ bao phủ cần thiết (95%) để ngăn các đợt bùng phát, bệnh tật, tử vong và loại trừ bệnh sởi. "Trong 5 năm qua, dịch sởi bùng phát ở 103 quốc gia, nơi sinh sống của khoảng 3/4 trẻ sơ sinh trên thế giới. Tỷ lệ tiêm vaccine thấp (80% hoặc ít hơn) là yếu tố chính", thông cáo của tổ chức này chỉ rõ. Ngược lại, 91 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao không ghi nhận dịch bệnh.
Kazakhstan là điển hình về tình hình dịch bệnh tăng do tiêm chủng giảm, theo dữ liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới ngày 11/7. Quốc gia này có số mắc sởi cao nhất thế giới năm 2023 với gần 13.700 ca. Trong đó, hơn 11.300 bệnh nhân là trẻ em dưới 14 tuổi; 70% trong số đó chưa được tiêm phòng sởi.
Anh cũng có số ca mắc sởi tăng nhanh. Từ ngày 1/10/2023 đến 11/7/2024, quốc gia này ghi nhận hơn 2.100 ca nhiễm. Riêng năm 2023, Anh có hơn 1.600 ca mắc sởi, tăng hơn 4 lần so với năm 2021 với 360 ca. Cơ quan Dịch vụ Y tế quốc gia Anh thống kê hơn 3,4 triệu trẻ em dưới 16 tuổi không được bảo vệ hoàn toàn hoặc chỉ được bảo vệ một phần trước bệnh sởi.
Ở 41 quốc gia châu Âu và một số thuộc khu vực Trung Á, số ca sởi năm 2023 là 42.200, tăng gần 45 lần so với năm 2022. Hồi tháng 1, WHO cảnh báo đây là "sự gia tăng đáng báo động", đòi hỏi có hành động khẩn cấp.
Ngoài tỷ lệ chủng ngừa sởi ở mức thấp, báo cáo WHO ngày 15/7 cũng chỉ ra tỷ lệ sử dụng vaccine DTP phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván chỉ đạt 84% năm 2023, tương đương 108 triệu dân số toàn cầu. Số trẻ không được chủng ngừa tăng từ 1,3 triệu vào năm 2022 lên 14,5 triệu vào năm 2023. 6,5 triệu trẻ không tiêm đủ mũi thứ ba.
Phạm vi tiêm chủng toàn cầu hầu như không thay đổi từ năm 2022 và chưa trở lại mức của năm 2019. Tình trạng này phản ánh những thách thức trong bao phủ tiêm chủng do gián đoạn dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thách thức hậu cần, do dự với vaccine...
Đối với bệnh sởi, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc WHO, cho rằng đây là "vấn đề có thể giải quyết". Vaccine sởi giá rẻ, có thể cung cấp tới những nơi khó khăn nhất.
"WHO cam kết hợp tác với tất cả đối tác để hỗ trợ các quốc gia thu hẹp những lỗ hổng này, bảo vệ trẻ em có nguy cơ cao nhất càng nhanh càng tốt", ông nói.
Minh họa tiêm vaccine sởi. Ảnh: PA media
Tại Việt Nam, hồi tháng 3, cảnh báo nguy cơ bùng phát sởi do số ca mắc toàn cầu tăng lên và tỷ lệ tiêm chủng trong nước giảm. Cơ quan này yêu cầu tăng phòng bệnh, chủng ngừa vaccine.
Một tháng trước, TP HCM ghi nhận ca sởi đầu tiên trong năm. Đến 14/6, Viện Pasteur TP HCM thông báo số ca sởi, ho gà có dấu hiệu tăng tại do nhiều trẻ chưa có miễn dịch với bệnh, sau gián đoạn cung ứng vaccine năm 2023.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhanh, 90-100% người chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc bệnh có nguy cơ cao mắc sởi. Các triệu chứng ban đầu của sởi giống cảm cúm thông thường như sốt, chảy nước mắt, mũi, viêm đường hô hấp, phát ban. Giai đoạn lây nhiễm bệnh thường xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi phát ban.
Sởi có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ bội nhiễm các vi khuẩn khác và gặp nhiều biến chứng như: viêm tai giữa cấp, viêm phổi nặng, viêm não, suy dinh dưỡng. Thai phụ mắc sởi tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
Bác sĩ Chính lưu ý dấu hiệu mắc sởi ở người trưởng thành thường không điển hình, không sốt cao, mệt mỏi. Việc này khiến bệnh nhân vẫn di chuyển, tiếp xúc cộng đồng, tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Trẻ tiêm vaccine phòng sởi tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh
Chủng ngừa sởi cho trẻ em và người lớn là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng. Hiện vaccine ngừa sởi tại Việt Nam gồm mũi sởi đơn, sởi - rubella và sởi - quai bị - rubella, chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi, người lớn. Tiêm đầy đủ hai mũi vaccine hiệu quả đến 98%.
Bác sĩ khuyến cáo trẻ 4-6 tuổi cần nhắc lại mũi sởi - quai bị - rubella để tăng hiệu quả miễn dịch, tùy lịch chủng ngừa trước đó. Người lớn chưa tiêm hoặc không nhớ lịch sử chủng ngừa cần tiêm hai mũi. Phụ nữ hoàn thành phác đồ chủng ngừa trước mang thai ba tháng.
Chi Lê
Xem tiếp...