"Vỡ đất, vỡ cát" trên quê hương mới Tân Kỳ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Quãng thời gian đó, nhiều câu chuyện, kỷ niệm không thể nào quên về tình cảm của bà con 2 huyện dành cho nhau.

Người dân Nghĩa Đồng vẫn thường nhắc đến câu chuyện hai gia đình ở chung một nhà, chỉ có một chiếc chiếu cói để nằm ngủ nhưng không gia đình nào chịu nằm cứ nhường đi nhường lại cho nhau rồi cuối cùng đem… kê đầu.

Bà Ngô Thị Lộc ở xã Nghĩa Đồng thì đặc biệt nhớ đến những chiếc bàn thờ… chia đôi khi kế hoạch K10 thực hiện. Bà Lộc kể, đồng bào từ miền nam ra bắc không mang theo nhiều đồ đạc, thế nhưng, ai cũng cầm theo bài vị của tổ tiên. Đúng vào dịp giáp Tết, thế là, ngoài nhường cơm, sẻ áo, những “gia chủ” tại Tân Kỳ lại chủ động chia đôi bàn thờ để bà con từ Quảng Trị đặt bài vị, bát hương vọng về tổ tiên.

Ngoài nhường cơm, sẻ áo, những “gia chủ” tại Tân Kỳ lại chủ động chia đôi bàn thờ để bà con từ Quảng Trị đặt bài vị, bát hương vọng về tổ tiên.

Bên cạnh đó, để sớm ổn định cuộc sống, chỉ ít ngày sau khi dừng chân, được sự giúp đỡ tận tình của tỉnh Nghệ An và Huyện ủy, Ủy ban hành chính huyện Tân Kỳ, bà con ở quê mới gấp rút bắt tay vào phát rẫy làm nương, xây dựng nhà cửa. Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất Vĩnh Linh cũng được thành lập. Ai giỏi nghề nông sẽ ra cánh đồng, người thạo xây dựng thì vào nhóm kiến thiết. Riêng 3 bác Triều, Đen và Phú ở nhà ông Sơn vốn là thợ cắt tóc lành nghề nên ngay lập tức đứng ra xin thành lập… tổ cắt tóc phục vụ nhân dân.

Nói là làm, nhóm 3 người nhờ cánh thanh niên trai tráng trong xã lên rừng chặt tre, dựng quán ở đầu làng rồi chuyển đồ nghề là bộ kéo đen bóng, sắc lẻm ra. Một tấm biển nguệch ngoạc viết bằng phấn được treo lên tấm liếp phía ngoài. Một “tiệm cắt tóc” công ích nhanh chóng ra đời. Đám trẻ con làng Tiên Phong nhốn nháo cả lên vì… nghề lạ nên chốc chốc lại chạy tới đòi… hớt tóc. Tiếng kéo chạm nhau xoèn xoẹt, tiếng nô đùa vang cả một triền quê.

“Các bác sáng sớm đã ra quán, trưa và tối mới về nhà chúng tôi dùng cơm. Lúc nào các bác cũng lạc quan vui vẻ, ít ai biết, cả 3 người đều đã mất hết gia đình vợ con và anh em do bị trúng bom Mỹ. Với chính sách của Đảng và Nhà nước lúc đó, các bác thuộc diện phải sơ tán là để “duy trì nòi giống tổ tiên...”, ông Sơn kể.


Cũng giống như bao người Quảng Trị cần cù, chịu thương, chịu khó và luôn vượt lên hoàn cảnh đau thương, mất mát, các bác ra sức làm lụng để không có thời gian đau buồn và “không thể ngồi không ăn cơm của bà con ở đây được”. Ngoài giờ làm chính, 3 bác xin một mảnh đất để trồng sắn sát bờ ruộng xóm 7. Cứ chập tối, họ lại dẫn lũ trẻ ra cánh đồng ấy, để chúng chơi đùa rồi cặm cụi xới đất, vun gốc, tưới cây.

Những người Vĩnh Linh khác như ông Tuy, bà Lạt (ở nhà ông Đậu Văn Khoa) thì tranh thủ đi cất vó, bắt thêm con tôm, cái tép, muối dọc mùng chua để bán hoặc góp thêm vào bữa ăn chung. Họ chẳng nề hà điều gì, sẵn sàng cống hiến hết sức mình trên quê hương mới. Nhiều kinh nghiệm trong canh tác, chế biến của Vĩnh Linh được bà con các dân tộc huyện Tân Kỳ học tập, ứng dụng có hiệu quả.

Ông Sơn cho tới tận bây giờ vẫn nhớ hình ảnh những o, những mệ từ Vĩnh Linh khoác trên mình bộ quần áo đen bạc màu, đầu bối tóc, miệng ngậm thuốc lá vấn miệt mài trên những cánh đồng nắng cháy. Các o, các mệ dạy người Tân Kỳ cách chế biến sắn, cách cải tiến kỹ thuật cây trồng như đào hố sâu, làm đất kỹ… Họ thậm chí còn du nhập 2 loại cây trồng mới là hồ tiêu và dong riềng về địa phương. Những cây hồ tiêu đến bây giờ đã được trồng khắp các vườn ở Tân Kỳ.

Theo số liệu thống kê, sau hơn 5 năm có mặt tại Tân Kỳ, hơn 2 vạn đồng bào Vĩnh Linh nói riêng, Quảng Trị nói chung đã để lại cho mảnh đất phía Tây Nghệ An hơn 1.785ha đất mới khai hoang, 155ha sắn mới trồng, cùng hàng ngàn tấn lương thực trong kho lương các hợp tác xã.

Tới tận ngày nay, nhiều mảnh đất thậm chí vẫn được đặt tên theo danh tính của người Vĩnh Linh như những đồi Ông Cừu, Ông Nghiệp, đồi Bà Đen, Bà Thắm… như một dấu tích của giai đoạn nhân dân hai địa phương chung tay “vỡ đất” Tân Kỳ.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom