Vợ ăn miếng trả miếng với chồng vô tâm

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
'Vợ bị ra máu khi mang thai tháng thứ sáu nhưng chồng thản nhiên đi làm, không một lời hỏi thăm, tôi quyết định đối xử tương tự với chồng'.


"Khi mang bầu tháng thứ sau, tôi bị ra máu nhiều, nhưng không đau bụng. Giữa đêm nọ, tôi bị ra máu nhưng cố chịu đến sáng mới vào viện. Dù thấy tôi như vậy nhưng chồng vẫn thản nhiên đi làm, để tôi tự đi xe máy đến viện khám. Suốt cả buổi sáng khám xét ở viện, chồng không buồn lo lắng, hỏi thăm tôi một câu nào. Trong khi đó, các đồng nghiệp của tôi hết người này đến người kia liên tục nhắn tin hỏi han xe tôi sao rồi, có vấn đề gì không?

Tôi khám xong, thai ổn định, lại tự lái xe về nhà. Tôi nghĩ chồng bận công việc nên không nhắn tin hỏi thăm mình được. Nhưng đợi đến 12h là giờ nghỉ trưa mà tôi vẫn không thấy một lời hỏi han của chồng.

Từ đấy, tôi không coi chồng là người quan trọng nữa, mặc dù hai vợ chồng vẫn sống bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Tôi cũng chỉ cần chồng đi làm về nộp hết lương cho mình là được. Còn tôi sẽ nấu cơm cho chồng, lo toàn bộ chi phí sinh hoạt trong gia đình. Nhưng tuyệt đối, tôi không bao giờ chăm sóc hay mua đồ (quần áo, giày dép) cho chồng nữa.

Chồng muốn đi chơi đâu, nửa đêm vẫn chưa về tôi cũng không gọi điện. Tôi quán triệt mấy mẹ con sẽ đi ngủ trước và khóa cửa trong, chồng đừng gọi cửa làm chúng tôi tỉnh giấc".

Đó là chia sẻ của độc giả về cách đối phó với người chồng vô tâm. Nhiều người vợ ở trong trường hợp này sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tủi thân và dần chán ghét cuộc sống vợ chồng. Có rất nhiều biểu hiện của một người chồng vô tâm, điển hình như: chồng không quan tâm đến cảm xúc của vợ, không hiểu vợ, thích ở một mình, không bảo vệ vợ trước đám đông, phớt lờ đi suy nghĩ của vợ... Câu hỏi là phụ nữ nên nhìn nhận và ứng xử thế nào trong tình huống đó?

Với cái nhìn tích cực hơn về những người chồng "vô tâm", bạn đọc cho rằng: "Mỗi người cần phải học cách chăm sóc người khác. Tôi là phụ nữ, ngày trước, mỗi khi chồng đau, bệnh, tôi đều hỏi thăm rồi để anh nằm một mình, còn tôi đi ngủ như bình thường. Thú thật, tôi biết mình cũng vô tâm, nhưng chẳng biết làm gì trong hoàn cảnh đó. Tôi không biết nấu cháo sao cho hợp với người ốm. Đồng nghiệp vào thăm hỏi, nói tôi nên lau nước ấm, nhờ mẹ nấu cháo. Bà vừa nấu vừa chỉ dạy cho tôi từng bước.

Khi con làm ồn và bám mẹ khiến tôi làm việc mệt lả, chồng đi mua sách dạy con về bảo tôi đọc và làm theo. Sau đó, tôi học được nhiều cách dạy trẻ hay và áp dụng có hiệu quả với con mình. Cứ học hỏi dần dần như vậy là biết, chứ không thể mặc định tôi cái gì cũng biết. Tôi nghĩ các chị em cũng nên suy nghĩ tích cực hơn về chồng và tìm cách dạy chồng biết cách thể hiện yêu thương với vợ.

>>

Có một số điều tôi muốn góp ý với các chị em:


Thứ nhất, đừng trông cậy là mình biết làm cái gì thì chồng cũng phải biết làm cái đó. Hãy chấp nhận anh ta giỏi trong công việc và sự nghiệp thăng tiến nghĩa là hầu hết năng lượng và trí não đã đặt vào đó rồi. Thế nên, phần còn lại của chồng sẽ yếu kém, như việc trong nhà, quan tâm vợ con chẳng hạn.

Thứ hai, một đứa trẻ đau sẽ luôn có mẹ và bà chăm sóc. Thế nên, việc chồng không biết làm gì là đương nhiên. Vì sao nhất thiết phải có ba, bốn người lớn bỏ hết công việc để vây quanh một đứa trẻ ốm vặt? Nếu bạn mệt, hãy nói thẳng và chủ động nhờ chồng trông con một lúc cho mình nghỉ ngơi.

Tương tự, nếu bạn muốn được chồng chăm sóc, hãy nhờ vả thẳng thắn theo kiểu: "Em đói và mệt, anh hãy nấu cháo, mua thuốc cho em rồi hãy đi làm". Cứ vậy, dần dần chồng sẽ mới quen với những việc này.

Tóm lại, nói thẳng với chồng những mong muốn của mình là chuyện nên làm thay vì im lặng, không hài lòng, rồi cáu gắt. Bản thân tôi cũng từng nói với chồng những điều như vậy. Sau vài lần chồng đã suy nghĩ và thay đổi như tôi muốn".

"Yêu và cưới rất khác nhau. Khi yêu, bạn có thể nũng nịu, đòi hỏi được quan tâm vì lúc đấy yêu xong rồi ai về nhà nấy. Còn khi đã cưới, về chung một nhà, khuyết điểm dần lộ diện và cả hai cần thông cảm và tự lập, không nên dựa vào nhau quá nhiều. Đàn ông họ cư xử vậy không phải là vô tâm mà chỉ đơn giản là họ cho rằng làm vậy là bình thường, còn đối với bạn điều đó lại không đúng. Khác nhau quan điểm thì hãy chia sẻ với nhau, đừng dồn nén, rồi ấm ức và tan vỡ", độc giả kết lại.

Lê Phạm tổng hợp

  • Phụ nữ làm việc nhà không phải là 'hy sinh cao cả'
  • Tư tưởng 'việc nhà là chuyện đàn bà'
  • Tư tưởng 'chồng là trụ cột kinh tế, vợ phải lo hết việc nhà'
  • 'Phụ nữ thời nào cũng cần biết làm việc nhà'
  • Tự hào 'kiếm tiền giỏi là không cần biết nấu ăn'
  • 'Đàn ông giỏi kiếm tiền vẫn phải làm việc nhà'

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom