Vĩnh Linh, niềm tự hào 70 năm Lũy thép - Lũy hoa

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Chiến tranh đi qua đã để lại cho mảnh đất Vĩnh Linh những hậu quả hết sức nặng nề. Tất cả những thành quả được Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh xây dựng được trong 10 năm hòa bình (1954-1964) đã bị bom đạn phá hủy hoàn toàn.

Một con số ước tính khủng khiếp cho thấy, mỗi người dân Vĩnh Linh phải gánh chịu 7 tấn bom đạn và 10 quả đạn pháo của Mỹ-ngụy. Chiến tranh, bom đạn đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của 5.581 người dân, làm bị thương 8.351 người khác.

Theo một thống kê chưa đầy đủ của huyện Vĩnh Linh, trong thời gian xảy chiến tranh ở địa phương, đã có khoảng 2.760 trẻ lâm vào cảnh mồ côi. Cụ thể, 1.474 trẻ mồ côi cha, 1.006 trẻ mồ côi mẹ và 280 em phải gánh chịu nỗi đau mất cả cha và mẹ. Quả thực, không gì xót xa hơn khi bình quân cứ 7 người dân Vĩnh Linh lại có 1 người thuộc diện chính sách xã hội.

Không dừng lại ở những nỗi đau đó, mảnh đất này còn tiếp tục chứng kiến những nỗi xót xa đầy ám ảnh thời hậu chiến. Nỗi đau thương của chiến tranh dường như chưa dừng lại ngay cả khi chiến trường đã im tiếng súng. Sau chiến tranh, lại tiếp tục có cả nghìn người dân thiệt mạng, hoặc chịu nỗi đau thương tật suốt đời vì vấp phải bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Rất nhiều người dân bị mắc các chứng bệnh hiểm nghèo do di chứng độc hại lâu dài của bom đạn và chất độc hóa học.

Sau hơn 50 năm sau ngày hòa bình lập lại, đặc biệt là sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Vĩnh Linh đã giành được nhiều thành tựu hết sức to lớn, vươn lên trở thành một trong những địa phương phát triển năng động của tỉnh Quảng Trị. Kinh tế của huyện Vĩnh Linh có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ.

Đến cuối năm 2023, tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 22,4%; công nghiệp-xây dựng chiếm 31,6%; thương mại-dịch vụ chiếm 46% trong tổng giá trị sản xuất.

Trong thực tế, xuất hiện thêm ngày càng nhiều những mô hình sản xuất mới có ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã xuất hiện ở nhiều địa phương.
Cụ thể như: mô hình trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh, dưa lưới trong nhà màng, lúa hữu cơ, nuôi tôm theo công thức 2, 3 giai đoạn,... Một số sản phẩm hàng hóa của Vĩnh Linh như: cao-su, hồ tiêu, lạc, môn khoai từ tía, dưa hấu, đậu xanh, …đã được đăng ký thương hiệu, nhãn mác phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện rất được quan tâm. Hằng năm, địa phương tạo việc làm mới cho hơn 2.400 lao động, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo của địa phương.

Huyện Vĩnh Linh đã hoàn thành và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục bậc tiểu học, trung học cơ sở và trẻ mầm non 5 tuổi, hoàn thiện việc sáp nhập, sắp xếp lại các trường học ở các cấp học theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả theo nội dung Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Công tác quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được chú trọng, công tác kiểm định và đánh giá cơ sở giáo dục được thực hiện nghiêm túc, chất lượng giáo dục đại trà ổn định, thực chất, chất lượng mũi nhọn đã có bước đột phá với những kết quả nổi bật.


Cột cờ giới tuyến ở bờ bắc hiện tại. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)


Cột cờ giới tuyến ở bờ bắc hiện tại. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)


Hệ thống di tích Lịch sử văn hóa gắn liền với truyền thống hào hùng của mảnh đất Vĩnh Linh như: Hiền Lương-Cửa Tùng-Vịnh Mốc-Rú Lịnh đang từng bước được kết nối, đầu tư hình thành các tour, tuyến du lịch quan trọng của huyện, tỉnh. Các thiết chế văn hóa được xây dựng hoàn chỉnh ở hầu hết các địa phương. Các công trình xây dựng như đập Bảo Đài, Sa Lung, La Ngà, cầu Cửa Tùng và khu dịch vụ nghề cá Cửa Tùng, hệ thống các chợ đầu mối, công viên văn hóa huyện, nhà thi đấu và luyện tập thể thao, trụ sở hành chính, nhà văn hóa trung tâm của huyện được đầu tư xây dựng khang trang; hệ thống giao thông nông thôn, thị trấn với hàng trăm ki-lô-mét đã được bê-tông hóa, nhựa hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa, tô thêm vẻ đẹp của bộ mặt nông thôn mới, đô thị văn minh.

Trên những trận địa đạn bom ác liệt ngày nào, giờ đây đang là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những trang trại, cơ sở sản xuất, chăn nuôi tập trung mang lại thu nhập cao cho người dân.

Hai chương trình lớn của Chính phủ triển khai ở Vĩnh Linh trong thời gian gần đây là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Những kết quả nổi bật có thể kể đến như, đến cuối năm 2023, huyện Vĩnh Linh có 14/15 xã về đích nông thôn mới, 4/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; sản lượng lương thực ước đạt 42,177 nghìn tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 59,4 triệu đồng/người/năm. Trên địa bàn, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,99%. Hơn 99,8% người dân sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh và hơn 97,8% người dân tham gia bảo hiểm y tế.

Công tác chính sách xã hội, nhất là chính sách đối với người có công cách mạng, chính sách đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện tốt.

Hệ thống chính trị được xây dựng vững mạnh từ huyện đến cơ sở, đến nay toàn huyện có 58 tổ chức cơ sở Đảng, 285 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở, gần 9.100 đảng viên. Mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân thường xuyên được chăm lo vun đắp. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị đã trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và thực sự lan toả sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân,...

Với những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đổi mới, tháng 8/2007, cán bộ và nhân dân huyện Vĩnh Linh vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì. Tới tháng 11/2011, cán bộ và nhân dân huyện Vĩnh Linh được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom