Vĩnh Linh: Đất và người

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Theo sử sách, huyện Vĩnh Linh được hình thành từ năm 1069 dưới thời Lý Thánh Tông, lúc đầu có tên gọi là Ma Linh, sau đổi tên thành Minh Linh, đến năm 1885 (đời Hàm Nghi) đổi tên thành Chiêu Linh, năm 1889 (đời Thành Thái) đổi thành Vĩnh Linh.

Lúc này, Vĩnh Linh được chia thành 5 tổng gồm: Hồ Xá, Hiền Lương, Thủy Ba, Huỳnh Công (Bắc sông Bến Hải) và Xuân Hòa (Nam sông Bến Hải) với dân số khoảng 5.000 người.

Năm 1950, 5 tổng nói trên thành lập 5 xã, gồm: Vĩnh Hồ, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thủy, Vĩnh Hoàng (bắc sông Bến Hải) và xã Vĩnh Liêm (nam sông Bến Hải).

Năm 1954, sau khi Hiệp Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, sông Bến Hải thuộc vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Ngày 16/6/1955, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 551/TTg thành lập một đơn vị hành chính đặc biệt (đặc khu) - “ngang với một tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung ương”, với tên gọi chính thức là Khu vực Vĩnh Linh - đó chính là vùng đất Vĩnh Linh thuộc bờ bắc sông Bến Hải với vị trí “đầu sóng ngọn gió”, “đứng mũi chịu sào”. Phần Vĩnh Linh phía nam sông Bến Hải thuộc ngụy quyền Sài Gòn kiểm soát.

Thời gian này, Khu vực Vĩnh Linh có 23 xã, thị trấn. Đó là: Hồ Xá, Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú, Vĩnh Thái, Vĩnh Trung, Vĩnh Nam, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Trường, Hướng Lập, Vĩnh Hà, Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim.

Ở thời điểm này, Khu vực Vĩnh Linh là đầu cầu giới tuyến, là tiền đồn miền bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trực tiếp của phong trào cách mạng ở miền nam. Khi giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước vào năm 1975, một năm sau, Vĩnh Linh cùng Gio Linh, Cam Lộ hợp nhất thành huyện Bến Hải thuộc tỉnh Bình Trị Thiên.

Tháng 7/1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại. Đến tháng 5/1990, huyện Vĩnh Linh được tái lập. Thời gian này, huyện Vĩnh Linh có 20 xã, 1 thị trấn. Cụ thể có các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú, Vĩnh Thái, Vĩnh Trung, Vĩnh Nam, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim và thị trấn Hồ Xá.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom