- Bài viết
- 3,180
- Xu
- 34,665
T thấy bên xamvn, mang về cho bọn m mổ xẻ xem thử, cá nhân t thì bài này đúng 100% và cũng phù hợp với các sự kiện trong thế kỉ 20 t đc nghe kể lại :>
1964 trở đi, quan hệ Liên Xô – Việt Nam tiến lên tầm cao mới. Liên Xô tang cường hỗ trợ Việt Nam trên các mặt quân sự, kinh tế, ngoại giao. Và theo lẽ tự nhiên, quan hệ 2 bên tăng dần, thân mật hơn, khăng khít hơn. Dù vậy, là một đồng minh tương đối "bướng bỉnh" Việt Nam cũng khiến Liên Xô bất bình vài điểm. bởi vì:
1) Không nêu cao vai trò lãnh đạo của Liên Xô:
Lãnh đạo Việt Nam bấy giờ cho rằng Liên Xô và khối XHCN là “hậu phương của Việt Nam”. Điều này nghe tưởng như đang tôn vinh, nhưng nó lại phần hạ thấp LIên Xô. Bởi vì là hậu phương, các nước đó, gồm Liên Xô, phải có nghĩa vụ ủng hộ mọi đường lối của Việt Nam. Trong khi đó, các đường lối, cụ thể là đường lối chống Mỹ của Việt Nam, phải do phía Việt Nam (ở đây là Đảng Lao Động Việt Nam) quyết định, bởi vì Đảng Lao Động VN tin rằng chỉ có họ mới đánh giá được đúng thực trạng ở Đông Nam Á, và đưa ra được cách giải quyết phù hợp.
2) Dè dặn với Liên Xô:
Lãnh đạo VN thường do dự trong việc chia sẻ thông tin với đồng nghiệp Liên Xô về các vấn đề chính trị ở Việt Nam và Đông Dương. Họ che giấu những thông tin về nội bộ Đảng, tiến triển quan hệ với Trung Quốc. Họ cũng do dự khi chia sẻ với LX về các kế hoạch chiến tranh, hay là góc nhìn về các cách có thể giải quyết xung đột. Khi được LX hỏi về các kế hoạch chiến tranh (1967), Phạm Văn Đồng còn nói rằng họ hoàn toàn không có kế hoạch nào cả, và chỉ tuỳ theo diễn biến để hành động thôi.
Đối với các cán bộ LX công tác tại VN (phái đoàn ngoại giao, chuyên gia, v.v..), phía VN thường cử cán bộ an ninh theo dõi sát sao. Họ phải sống trong một bầu không khí đầy sự nghi ngờ,dè dặn. Chính quyền VN thường ngăn sự liên lạc giữa người LX và VN, nghi ngờ phía LX có thể tiếp cận nhiều thông tin mật. Ở năm 1968, đã có người Việt Nam bị bắt vì tiết lộ những thông tin như vậy. Và đến 1968, việc VN ban hành luật mới nhằm vào những “hành vi phản động” đã khiến đại sứ LX phàn nàn rằng luật này “làm giảm sút nghiêm trọng các mối liên hệ Việt – Xô”. Đồng thời, chính quyền Vn cũng thường hạn chế quyền đi lại của các quan chức LX tại đây, khiến họ không thể đi lại tự do ngay cả Hà Nội.
2) Đòi nhiều, trả ít:
Liên Xô không hài long với thái độ của Việt Nam về hợp tác kinh tế - quân sự. Phía Hà Nội chỉ coi những viện trợ của LX như là nghĩa vụ quốc tế đối với “những người Việt Nam anh hùng”, và chỉ hành động cho lợi ích bản thân. VN không bỏ lỡ một cơ hội nào để yêu cầu LX mở rộng viện trợ, nhưng lại rất “từ tốn” khi nói đến vấn đề trả nợ. Họ không tính đến những lợi ích và rủi ro của đồng minh của mình, và cũng không nhiệt tình đáp lại các yêu cầu của Liên Xô.
3) Cách Việt Nam sử dụng viện trợ:
Về các viện trợ công nghiệp, VNDCCH nhận được lượng lớn trang thiết bị, máy móc công nghiệp. Những thứ này có ích rất nhiều trong việc phục hồi nhà máy, trạm phát điện, đường sắt và nông trại bị Mỹ ném bom. Mặc dù VN luôn yêu cầu được nhận thêm các viện trợ này, nhưng VN chỉ dùng một vài phần trong số đó, số còn lại thì bị “lưu kho” để dùng trong tương lai. Phía LX không đồng tình với cách làm này, bởi vì ngoài các vấn đề như bị lỗi thời về sau, những thiết bị này thường ít được bảo dưỡng, hay bị hỏng hóc, hoen rỉ. Theo đại sứ Liên Xô, số thiết bị bị phía Việt Nam “lưu kho” đến năm 1966 phải trị giá đến hơn 29 triệu đô.
Về thiết bị quân sự, VN luôn yêu cầu LX phải viện trợ thêm tên lửa, radar, đạn pháo, nhưng lại sử dụng một cách lãng phí. Ví dụ, cố vấn LX kể lại 1 sự cố quân đội Việt Nam bắn tên lửa phòng không mà không chuẩn bị dữ liệu gì, chỉ là để “dọa máy bay Mỹ”, theo cái gọi là “hiện thực hóa các nhiệm vụ chiến thuật”.
Quân đội VN cũng hay vi phạm các nguyên tắc bảo quản khí tài quân sự, và bỏ qua khuyến nghị của LX, khiến khí tài bị hỏng hóc. Một cố vấn LX phàn nàn rằng dù đã cung cấp cho VN những radar hiệu quả, những lãnh đạo quân sự lại từ chối sử dụng chúng theo cách LX, khiến hiệu quả giảm sút (ở thời điểm 65-68)
Ở những sự cố đó, chính quyền Việt nam lại đổ lỗi cho vũ khí LX, tung tin đồn rằng LX cung cấp vũ khí lỗi thời, loại biên. Các số liệu máy bay Mỹ bị bắn rơi bằng tên lửa Liên Xô thường bị cắt giảm số liệu, trong khi những vũ khí phòng không LX bị thiệt hại thường bị đổ lỗi là chất lượng thấp.
4) Bất tuân thỏa thuận:
VN thường vi phạm các thỏa thuận về chuyển giao khí tài Mỹ cho LX. Theo thỏa thuận,khi vũ khí khí tài Mỹ bị phía VN hạ gục, những thứ đó sẽ được VN chuyển sang cho LX nghiên cứu. Nhưng khi chuyên gia LX được cử sang lấy, họ hay gặp nhiều vấn đề gây ra bởi phía VN. Các quan chức VN thường nghĩ ra nhiều lý do để từ chối cho cái này cái kia, ví dụ là để trưng bay bảo tàng, hoặc là để xem xét nghiên cứu thêm, v.v.. Đôi khi chuyện lớn đến mức những quan chức cấp cao LX phải nói chuyện với cụ Đồng, cụ Duẩn thì mới giải quyết được.
6) Mưu mẹo:
Với đầu óc nhanh nhạy, VN tận dụng quyền uy của LX để hỗ trợ trong việc đánh Mỹ. Ví dụ khi một tàu LX neo đậu ở cảng Hải Phòng dỡ hàng, phía VN đã trì hoãn việc dỡ hàng, cố gắng giữ tàu LX trong cảng lâu nhất có thể. Sau đó sắp xếp chúng ở mấy địa điểm trọng yếu để máy bay Mỹ không dám ném bom. Ngoài ra, khi Mỹ ném bom, phía VN còn dùng mấy tàu này làm vật che chắn để bắn lại.
Kết luận:
Tác giả cuốn sách đã kết luận lại sự ngoại giao có phần “lầy lội” này như sau:
“Quan hệ Việt-Xô giai đoạn 1965-1968 hoàn toàn không hề bình yên. Những người ******** Việt Nam hóa ra lại là những đồng minh “thiếu tin cậy”, “ích kỷ”, thường gây ra nhiều khó khăn cho các đồng chí LX. Dù viện trợ lớn đến đâu, ảnh hưởng tương ứng của LX lên các chính sách của Hà Nội là không nhiều.”
Nguồn:
Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam, Ilya V.Gaiduk, NXB Công an Nhân dân, tài liệu tham khảo nội bộ.
VIỆT NAM, MỘT ĐỒNG MINH "BƯỚNG BỈNH" CỦA LIÊN XÔ
-------------------------------1964 trở đi, quan hệ Liên Xô – Việt Nam tiến lên tầm cao mới. Liên Xô tang cường hỗ trợ Việt Nam trên các mặt quân sự, kinh tế, ngoại giao. Và theo lẽ tự nhiên, quan hệ 2 bên tăng dần, thân mật hơn, khăng khít hơn. Dù vậy, là một đồng minh tương đối "bướng bỉnh" Việt Nam cũng khiến Liên Xô bất bình vài điểm. bởi vì:
1) Không nêu cao vai trò lãnh đạo của Liên Xô:
Lãnh đạo Việt Nam bấy giờ cho rằng Liên Xô và khối XHCN là “hậu phương của Việt Nam”. Điều này nghe tưởng như đang tôn vinh, nhưng nó lại phần hạ thấp LIên Xô. Bởi vì là hậu phương, các nước đó, gồm Liên Xô, phải có nghĩa vụ ủng hộ mọi đường lối của Việt Nam. Trong khi đó, các đường lối, cụ thể là đường lối chống Mỹ của Việt Nam, phải do phía Việt Nam (ở đây là Đảng Lao Động Việt Nam) quyết định, bởi vì Đảng Lao Động VN tin rằng chỉ có họ mới đánh giá được đúng thực trạng ở Đông Nam Á, và đưa ra được cách giải quyết phù hợp.
2) Dè dặn với Liên Xô:
Lãnh đạo VN thường do dự trong việc chia sẻ thông tin với đồng nghiệp Liên Xô về các vấn đề chính trị ở Việt Nam và Đông Dương. Họ che giấu những thông tin về nội bộ Đảng, tiến triển quan hệ với Trung Quốc. Họ cũng do dự khi chia sẻ với LX về các kế hoạch chiến tranh, hay là góc nhìn về các cách có thể giải quyết xung đột. Khi được LX hỏi về các kế hoạch chiến tranh (1967), Phạm Văn Đồng còn nói rằng họ hoàn toàn không có kế hoạch nào cả, và chỉ tuỳ theo diễn biến để hành động thôi.
Đối với các cán bộ LX công tác tại VN (phái đoàn ngoại giao, chuyên gia, v.v..), phía VN thường cử cán bộ an ninh theo dõi sát sao. Họ phải sống trong một bầu không khí đầy sự nghi ngờ,dè dặn. Chính quyền VN thường ngăn sự liên lạc giữa người LX và VN, nghi ngờ phía LX có thể tiếp cận nhiều thông tin mật. Ở năm 1968, đã có người Việt Nam bị bắt vì tiết lộ những thông tin như vậy. Và đến 1968, việc VN ban hành luật mới nhằm vào những “hành vi phản động” đã khiến đại sứ LX phàn nàn rằng luật này “làm giảm sút nghiêm trọng các mối liên hệ Việt – Xô”. Đồng thời, chính quyền Vn cũng thường hạn chế quyền đi lại của các quan chức LX tại đây, khiến họ không thể đi lại tự do ngay cả Hà Nội.
2) Đòi nhiều, trả ít:
Liên Xô không hài long với thái độ của Việt Nam về hợp tác kinh tế - quân sự. Phía Hà Nội chỉ coi những viện trợ của LX như là nghĩa vụ quốc tế đối với “những người Việt Nam anh hùng”, và chỉ hành động cho lợi ích bản thân. VN không bỏ lỡ một cơ hội nào để yêu cầu LX mở rộng viện trợ, nhưng lại rất “từ tốn” khi nói đến vấn đề trả nợ. Họ không tính đến những lợi ích và rủi ro của đồng minh của mình, và cũng không nhiệt tình đáp lại các yêu cầu của Liên Xô.
3) Cách Việt Nam sử dụng viện trợ:
Về các viện trợ công nghiệp, VNDCCH nhận được lượng lớn trang thiết bị, máy móc công nghiệp. Những thứ này có ích rất nhiều trong việc phục hồi nhà máy, trạm phát điện, đường sắt và nông trại bị Mỹ ném bom. Mặc dù VN luôn yêu cầu được nhận thêm các viện trợ này, nhưng VN chỉ dùng một vài phần trong số đó, số còn lại thì bị “lưu kho” để dùng trong tương lai. Phía LX không đồng tình với cách làm này, bởi vì ngoài các vấn đề như bị lỗi thời về sau, những thiết bị này thường ít được bảo dưỡng, hay bị hỏng hóc, hoen rỉ. Theo đại sứ Liên Xô, số thiết bị bị phía Việt Nam “lưu kho” đến năm 1966 phải trị giá đến hơn 29 triệu đô.
Về thiết bị quân sự, VN luôn yêu cầu LX phải viện trợ thêm tên lửa, radar, đạn pháo, nhưng lại sử dụng một cách lãng phí. Ví dụ, cố vấn LX kể lại 1 sự cố quân đội Việt Nam bắn tên lửa phòng không mà không chuẩn bị dữ liệu gì, chỉ là để “dọa máy bay Mỹ”, theo cái gọi là “hiện thực hóa các nhiệm vụ chiến thuật”.
Quân đội VN cũng hay vi phạm các nguyên tắc bảo quản khí tài quân sự, và bỏ qua khuyến nghị của LX, khiến khí tài bị hỏng hóc. Một cố vấn LX phàn nàn rằng dù đã cung cấp cho VN những radar hiệu quả, những lãnh đạo quân sự lại từ chối sử dụng chúng theo cách LX, khiến hiệu quả giảm sút (ở thời điểm 65-68)
Ở những sự cố đó, chính quyền Việt nam lại đổ lỗi cho vũ khí LX, tung tin đồn rằng LX cung cấp vũ khí lỗi thời, loại biên. Các số liệu máy bay Mỹ bị bắn rơi bằng tên lửa Liên Xô thường bị cắt giảm số liệu, trong khi những vũ khí phòng không LX bị thiệt hại thường bị đổ lỗi là chất lượng thấp.
4) Bất tuân thỏa thuận:
VN thường vi phạm các thỏa thuận về chuyển giao khí tài Mỹ cho LX. Theo thỏa thuận,khi vũ khí khí tài Mỹ bị phía VN hạ gục, những thứ đó sẽ được VN chuyển sang cho LX nghiên cứu. Nhưng khi chuyên gia LX được cử sang lấy, họ hay gặp nhiều vấn đề gây ra bởi phía VN. Các quan chức VN thường nghĩ ra nhiều lý do để từ chối cho cái này cái kia, ví dụ là để trưng bay bảo tàng, hoặc là để xem xét nghiên cứu thêm, v.v.. Đôi khi chuyện lớn đến mức những quan chức cấp cao LX phải nói chuyện với cụ Đồng, cụ Duẩn thì mới giải quyết được.
6) Mưu mẹo:
Với đầu óc nhanh nhạy, VN tận dụng quyền uy của LX để hỗ trợ trong việc đánh Mỹ. Ví dụ khi một tàu LX neo đậu ở cảng Hải Phòng dỡ hàng, phía VN đã trì hoãn việc dỡ hàng, cố gắng giữ tàu LX trong cảng lâu nhất có thể. Sau đó sắp xếp chúng ở mấy địa điểm trọng yếu để máy bay Mỹ không dám ném bom. Ngoài ra, khi Mỹ ném bom, phía VN còn dùng mấy tàu này làm vật che chắn để bắn lại.
Kết luận:
Tác giả cuốn sách đã kết luận lại sự ngoại giao có phần “lầy lội” này như sau:
“Quan hệ Việt-Xô giai đoạn 1965-1968 hoàn toàn không hề bình yên. Những người ******** Việt Nam hóa ra lại là những đồng minh “thiếu tin cậy”, “ích kỷ”, thường gây ra nhiều khó khăn cho các đồng chí LX. Dù viện trợ lớn đến đâu, ảnh hưởng tương ứng của LX lên các chính sách của Hà Nội là không nhiều.”
Nguồn:
Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam, Ilya V.Gaiduk, NXB Công an Nhân dân, tài liệu tham khảo nội bộ.