Việt Nam có thể kinh tế hóa đường biên giới được không?

heogiacay

Cu Mới mở mắt
Bài viết
177
Xu
2,155
Như ae xam đã biết.

Việt Nam có đường biên giới VÀNG, giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Càng giá trị hơn, khi đường biên giới trên bộ của Việt Nam lại chạy song song và giáp với đường biển. Thật hiếm có quốc gia nào được ông trời ban tặng cho địa thế kinh tế hết sức đắc địa và thuận lợi như vậy.

Bài toán đặt ra là, làm như nào để tối đa hóa việc phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất giữa đường biển trải dài, với trước nhất là đường biên giới trên bộ trải dài.

Các yếu tố liên quan gồm quy hoạch hạ tầng chiến lược, trong đó hạ tầng đường lộ vận tải chạy dọc biên giới, nhấn mạnh sự kết nối với các nước biên giới, phát triển nhanh và nhiểu cảng biển container ở tất cả các tỉnh. Kết nối đường biên giới trên bộ và đường biển toàn tuyến toàn quốc một cách thuận tiện nhất.

 
Nếu thực hiện tốt quy hoạch theo chiến lược kinh tế hóa đường biên giới trên bộ sẽ góp phần phát triển kinh tế Đất nước Việt Nam như nào?

 
Vận tải biển chỉ rẻ hơn đường bộ 10-20% nên hầu hết doanh nghiệp không lựa chọn vận tải biển
 

Vận tải biển suy giảm: Tàu chạy không tải, container rỗng chất đống​

https://m.baomoi.com/bao-dau-tu/p/72.epi

Các hãng vận tải biển thế giới đang vật lộn với tình trạng xuất khẩu sụt giảm, giá cước vận tải giảm theo và thậm chí đối diện nguy cơ cuộc chiến giá cước để thúc đẩy nhu cầu.​

Hai năm vưa qua là giai đoạn thuận lợi với ngành vận tải biển khi các doanh nghiệp tăng trưởng đột biến về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, tình trạng giá cước vận tải đường biển các nhóm container, hàng rời có xu hướng hạ nhiệt, cùng với dự báo sụt giảm lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đang tạo nhiều áp lực đối với triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển trước thềm niên độ mới.

Giá cước vận tải và nhu cầu hạ nhiệt

Tháng 12/2022, Báo cáo cập nhật thị trường vận tải container của Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, giá cước giao ngay tiếp tục giảm 75% so với đầu năm và giảm 78% so với mức đỉnh hình thành trong tháng 9/2021. Giá thuê tàu định hạn và giá thuê tàu cũ theo sát xu hướng giảm của giá cước, đã lần lượt giảm 70% và 50% so với mức đỉnh.

SSI Research đánh giá, chu kỳ giảm có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2023 và 2024 do nguồn cung tàu tăng. Đồng thời, cước vận tải trong nước cũng chịu nhiều áp lực giảm giá hơn trong năm.

Cùng với tình trạng giá cước sụt giảm, bức tranh sản lượng cũng không mấy khả quan. Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, sau 11 tháng của năm 2022, sản lượng hàng hóa xuất khẩu ước giảm 3% so với cùng kỳ năm 2021; hàng nhập khẩu cũng giảm 3%. Cục Hàng hải Việt Nam dự kiến, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển và vận tải biển đều đối mặt với khó khăn bởi nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu giảm mạnh, áp lực lạm phát, tác động của chính sách Zero Covid từ Trung Quốc và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Điều này khiến lượng hàng hóa qua các cảng đều bị ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng cũng khá ì ạch.

Việc kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là yếu tố hỗ trợ chính cho nhu cầu vận tải trong năm 2023, nhưng nhìn chung khó có khả năng nhu cầu vận tải và giá cước có thể tăng trở lại như năm 2021. Trong khi đó, giá nhiên liệu (chiếm từ 40 - 45% chi phí vận hành của các hãng tàu) đang tiếp tục biến động khó lường.

Trong khi phân khúc vận chuyển container, hàng rời gặp khó khăn thì nhóm tàu dầu, tàu chở khí LPG là phân khúc hiếm hoi vẫn có được triển vọng khả quan nhờ giá và nhu cầu tăng cao sau các lệnh trừng phạt quốc tế đối với ngành năng lượng Nga. Tuy vậy, yếu tố xung đột chính trị - quân sự vốn khó lường, cũng khiến cho việc dự báo kịch bản cho thị trường năm 2023 là không hề dễ dàng.

Doanh nghiệp vận tải biển thận trọng


Hai năm gần đây có thể xem là giai đoạn thuận lợi với các doanh nghiệp vận tải biển. Bất chấp ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng như chi phí nhiên liệu tăng cao, sự tăng mạnh giá cước vận tải vẫn giúp các doanh nghiệp báo lãi đột biến. Tuy vậy, bước sang năm 2023, việc duy trì đà tăng trưởng của các doanh nghiệp vận tải biển là hết sức khó khăn.

Đơn cử, tại Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Hải An Group), theo nghị quyết HĐQT vừa công bố, Công ty ước tính kết quả kinh doanh năm 2022 với tổng sản lượng vượt 1 triệu TEU, tổng doanh thu ước đạt 3.145 tỷ đồng, vượt 32% kế hoạch năm và tăng 61% so với doanh thu năm 2021; lợi nhuận sau thuế hợp nhất công ty mẹ cũng ước vượt 52% kế hoạch với 835 tỷ đồng, tăng 87% so với năm 2021. Tuy vậy, kế hoạch năm 2023 của Công ty lại khá thận trọng với tổng sản lượng 973.000 TEU, giảm gần 3% so với kết quả 2022, tổng doanh thu 2.631 tỷ đồng, giảm 16%; lợi nhuận hợp nhất sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm tới 64%, về 300 tỷ đồng.

Sự thận trọng của Ban lãnh đạo Hải An Group có cơ sở khi doanh thu, lợi nhuận trong quý III/2022 đã giảm đáng kể so với mức đỉnh của quý II/2022 và đến quý IV/2022, lợi nhuận sau thuế đã giảm xuống dưới 200 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm 2021. Xu hướng giảm giá cước sẽ khiến giá ký mới cho các hợp đồng sắp tới dự kiến sẽ thấp hơn so với hợp đồng cũ hết hạn. Việc Công ty đẩy mạnh đầu tư đội tàu trong hai năm vừa qua cũng dẫn đến e ngại về biên lợi nhuận khai thác trong thời gian tới.

Đến nay, đa số các doanh nghiệp vận tải biển khác chưa công bố ước tính kết quả kinh doanh quý IV cũng như cả năm 2022 và kế hoạch cho 2023, nhưng kịch bản sụt giảm tương tự như Hải An Group là viễn cảnh có thể dự báo khi vận tải biển có đặc thù ngành và mang tính quốc tế. Giá vận tải cũng do thị trường quyết định chứ không phải một hay một nhóm doanh nghiệp có thể làm được.

Về dài hạn, doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam còn đối mặt nhiều khó khăn do đa số các tàu có trọng tải vừa và nhỏ, đã qua sử dụng trước khi được doanh nghiệp mua lại. Điều này khiến đội tàu liên tục phải đầu tư nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ngày càng cao, từ đó làm gia tăng chi phí. Mặt khác, doanh nghiệp Việt sẽ gặp bất lợi do khách hàng có xu hướng chuyển sang thuê các tàu trọng tải lớn để tiết kiệm chi phí.
 
Vận tải biển chỉ rẻ hơn đường bộ 10-20% nên hầu hết doanh nghiệp không lựa chọn vận tải biển
Nhưng cái quan trọng đầu tiên là cần biến Việt Nam thành cửa ngõ của 4 khu vực Kinh tế quan trọng.

Khu vực địa kinh tế thứ nhất gồm: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.
Khu vực địa kinh tế thứ 2 là Trung Quốc
Khu vực địa kinh tế thứ 3 là các nước Đông Nam Á hải đảo.
Khu vực địa kinh tế thứ 4, là các nước ngoài khu vực muốn vận tải hàng hóa sang 3 khu vực trên thông qua Việt Nam.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom