Nhật Báo Việt Nam cần hơn 300 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tới 2050

Phát biểu vào chiều 26/5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đặt mục tiêu có 40% lượng điện tiêu thụ trong nước đến từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030.
z4378571204165_0a8929fb90a4da32b5bae8b9cef7bcf7.jpg
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại sự kiện chiều 26/5. Ảnh: An Bình.​
"Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được Thủ tướng phê duyệt, Việt Nam đặt mục tiêu có 40% lượng điện tiêu thụ đến từ năng lượng tái tạo. Con số này sẽ tăng lên 70% vào năm 2050", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Hội thảo Quốc tế về Chuyển đổi Năng lượng Công bằng và Mục tiêu Phát triển Bền vững Toàn cầu vào chiều 26/5 tại Hà Nội.
Sự kiện do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp tổ chức với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) nhằm tăng cường hợp tác, khuyến khích chuyển giao kiến thức và thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.
Hội thảo có sự góp mặt của các đại biểu cấp cao từ chính phủ ba quốc gia có quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) - Nam Phi, Indonesia và Việt Nam - cũng như đại biểu đến từ bảy quốc gia đang phát triển khác có mối quan tâm mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi năng lượng, nhằm tạo ra một diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.​

GDP Việt Nam có thể giảm gần 14,5% do biến đổi khí hậu vào năm 2050

Trong phát biểu, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt bày tỏ lo ngại trước các tác động gia tăng của biến đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu cũng như ở Việt Nam, từ đó khẳng định chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Việt Nam là quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thân thiện với môi trường.
"Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2022, nếu không có biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, vào năm 2050, GDP mỗi năm của Việt Nam có thể giảm 12-14,5% do tác động của biến đổi khí hậu. Dẫn chứng trên để nói rằng tác động của biến đổi khí hậu rất trực tiếp, hiện hữu ngay trước mắt chúng ta", thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết.
Ông đề cao các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị COP26 và quyết định tham gia JETP với một số nước G7 và đối tác quốc tế khác nhằm vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong nước, vừa chung tay cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam trả lời báo chí bên lề sự kiện. Ảnh: An Bình​
chuyen doi nang luong anh 1
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam trả lời báo chí bên lề sự kiện. Ảnh: An Bình
“Việc đưa ra cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là một quyết định rất khó khăn của Việt Nam. Tôi không thể quên khoản thời gian 2 năm trước khi đại diện các bộ ngành trao đổi về việc đưa ra cam kết này. Nhiều cuộc gặp đã kéo dài đến đêm với những tranh luận rất gay gắt để đi đến sự thống nhất chung”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chia sẻ.
Tuy nhiên, cũng theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam sẽ đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn và dài hạn. "Nhu cầu về vốn cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam là rất lớn. Đến năm 2030, chúng ta cần khoảng 135 tỷ USD và vào năm 2050 là hơn 300 tỷ USD", ông Đỗ Hùng Việt thông tin tại sự kiện.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cũng nhấn mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng cần công bằng. Theo đó, mỗi quốc gia cần quan tâm đầy đủ đến quyền lợi của mọi người dân và không để ai bị bỏ lại phía sau. Các quốc gia phát thải nhiều khí nhà kính cần thực hiện trách nhiệm của mình và hỗ trợ các nước đang phát triển về tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực, chuyển đổi năng lượng phù hợp theo điều kiện của từng quốc gia.​

Những cơ hội từ quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện của UNDP tại Việt Nam cũng đồng tình với phát biểu của Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt.
“Tài chính về khí hậu và sáng tạo - cả trong và ngoài nước, cả khu vực tư và khu vực công - có tầm quan trọng hàng đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Các chính phủ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân bằng cách đưa ra các cơ chế định giá và quy định minh bạch, cũng như thông qua các khoản đầu tư công chiến lược vào cơ sở hạ tầng thiết yếu”, trưởng đại diện UNDP cho biết tại sự kiện.
Hội thảo Quốc tế về Chuyển đổi Năng lượng Công bằng và Mục tiêu Phát triển Bền vững Toàn cầu có sự tham dự của đại diện nhiều quốc gia có mối quan tâm đặc biệt đến quá trình chuyển đổi năng lượng. Ảnh: An Bình.​
chuyen doi nang luong anh 2
Hội thảo Quốc tế về Chuyển đổi Năng lượng Công bằng và Mục tiêu Phát triển Bền vững Toàn cầu có sự tham dự của đại diện nhiều quốc gia có mối quan tâm đặc biệt đến quá trình chuyển đổi năng lượng. Ảnh: An Bình.
Tuy nhiên, theo bà Khalidi, quá trình chuyển đổi năng lượng cũng mở ra "một con đường dẫn đến mô hình phát triển mới" cho những quốc gia như Việt Nam, nắm bắt xu hướng phát triển xanh và bền vững trên thế giới.
"Các quốc gia có cơ hội để xây dựng một nền kinh tế vững chắc hơn, không bị phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Đây cũng là cơ hội giúp các nước học cách sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới cho nền kinh tế xanh", bà Khalidi trả lời phóng viên tại buổi hội thảo.
Trong quá trình chuyển đổi năng lượng, trưởng đại diện của UNDP khẳng định cơ quan này sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam.
"UNDP và Việt Nam đã duy trì quan hệ đối tác lâu dài trong nhiều vấn đề, bao gồm chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng. Hôm nay, chúng tôi làm việc với Bộ Ngoại giao để tổ chức buổi hội thảo quốc tế về chuyển đổi năng lượng công bằng, cung cấp cho Việt Nam kinh nghiệm của những quốc gia đã trải qua quá trình này như Nam Phi và Indonesia cũng như các quốc gia phát triển khác, để hướng đến một tương lai bền vững hơn", bà chia sẻ.​
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom