Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu sống được bao lâu?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu sống được bao lâu trong cơ thể người và trên các đồ vật người bệnh tiếp xúc? (Thanh Vân, Bắc Giang)


Trả lời:

Bạch hầu được phân loại là bệnh truyền nhiễm nhóm B có mức độ lây truyền nhanh, gây dịch, tỷ lệ tử vong cao. Người mắc phải khai báo và cách ly.

Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae (C.diphtheriae) gây bệnh tại chỗ, toàn thân bằng cách sinh ngoại độc tố tác động tại chỗ, tạo thành màng (giả mạc) bám chắc niêm mạc đường hô hấp trên. Giả mạc màu trắng rồi chuyển xám, dày, dai dính, khó bóc tách, khi bóc dễ chảy máu, sau vài giờ sẽ mọc nhanh trở lại. Ngoại độc tố do C.diphtheriae xâm nhập vào máu gây tổn thương tế bào cơ quan như tim, thận, thần kinh.

Vi khuẩn bạch hầu là cầu trực khuẩn gram dương (+), hình chùy dài 1-9 µm, rộng 0,3-0,8 µm, không di động, không có vỏ, không tạo nha bào. Trực khuẩn bạch hầu sống lâu ở giả mạc, họng của bệnh nhân.

Bạn hỏi bệnh bạch hầu sống được bao lâu thì tùy điều kiện thời tiết, môi trường. Chúng có thể sống từ vài giờ đến tận 16 tháng. Vi khuẩn này có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể, chịu được khô lạnh. Nếu có chất nhầy bao quanh bảo vệ thì vi khuẩn có thể sống trên đồ vật vài ngày đến vài tuần, sống 30 ngày ở đồ vải và sữa, 20 ngày trong nước uống, hai tuần trong tử thi. Nhìn chung trong điều kiện thiếu ánh sáng vi khuẩn C.diphtheriae có thể sống tới 6 tháng, tồn tại lâu trên các đồ chơi của trẻ mắc bệnh bạch hầu, áo choàng của nhân viên y tế...



Bác sĩ Thúy Hậu khám cho một bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ cao. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn chết sau vài giờ. Ở nhiệt độ 58 độ C vi khuẩn sống được 10 phút, trong dung dịch phenol 1% và cồn 60 độ có thể sống khoảng một phút. Tuy nhiên, một số người lành vẫn có thể mang mầm bệnh trong mũi, họng trung bình 3-4 tuần, có khi tới 16 tháng. Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt, tiếp xúc bề mặt có dính dịch tiết từ người bệnh hoặc người mang mầm bệnh, sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng cũng dễ lây nhiễm vi khuẩn.

Ngay cả người lành cũng có thể mang mầm bệnh. Trẻ em và người lớn cần tiêm chủng vaccine bạch hầu theo lịch hẹn. Người lớn cần tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu mỗi 10 năm sau mũi tiêm cuối cùng 9-15 tuổi để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.

lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng từ người bệnh hoặc người mang vi khuẩn. Đường lây khác là tiếp xúc gián tiếp với đồ chơi, vật dụng có chất bài tiết chứa vi khuẩn.

Bạn nên giữ nhà cửa, nơi làm việc, học tập sạch sẽ, thông thoáng, khử khuẩn đồ dùng hay tiếp xúc. Bạn cũng nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, tránh tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người có biểu hiện bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hậu
Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom