Về Giai Xuân nghe điệu cồng chiêng

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Ông Vũ Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND xã Giai Xuân nói thông thạo tiếng Thổ, biết chơi cồng chiêng và mê hát Dạ ời. Nếu mới gặp thì ít người biết, vị cán bộ này là người Kinh và quê ở vùng xuôi lên Tân Kỳ công tác. Khi nói về cồng chiêng, ông Sơn say sưa kể về những màn hát đối đáp thâu đêm trong các buổi sinh hoạt văn nghệ của bản làng.

Ông nói: “Đàn ông đàn bà ở đây ai cũng biết đánh cồng chiêng. Cứ nghe và xem người khác chơi lâu lâu là học theo được. Tôi không phải sinh ra ở đây, nhưng do tuổi trẻ ham vui, có lúc ngồi hát đối đáp đến 2 giờ sáng. Vì thế, đánh cồng, đánh chiêng hát đối, hát ghẹo tôi đều làm được, mỗi tội không hay thôi”.


Ông Vũ Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND xã Giai Xuân chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân.


Ông Vũ Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND xã Giai Xuân chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân.


Ông Sơn cho biết, xã Giai Xuân có tổng dân số hơn 9.000 người, trong đó đồng bào dân tộc Thổ chiếm tới gần 70%. Từ nhiều năm nay, ngoài việc chú trọng phát triển đời sống kinh tế, các cán bộ xã luôn đau đáu tìm cách để khôi phục cồng chiêng và các nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ.

Ông tâm sự, mặc dù chính quyền xã đã nỗ lực duy trì và phát triển các đội, câu lạc bộ nghề, nghệ thuật truyền thống, nhưng do ảnh hưởng từ bên ngoài, nhiều phong tục tập quán ở các xóm, làng đang dần bị mai một, nhiều giá trị văn hóa, văn nghệ dần bị lãng quên theo thời gian. Mặt khác, không gian dành cho văn hóa người Thổ đã bị thu hẹp, các nghi lễ truyền thống không còn được duy trì thường xuyên. Bởi vậy, ngoài các bà, các cô đứng tuổi, giới trẻ hiện không còn hứng thú nhiều với các điệu cồng chiêng, múa hát dân tộc nữa.

Điều này cũng được các thành viên trong câu lạc bộ cồng chiêng chia sẻ. Theo bà Tám, mặc dù các bà đã cố gắng lôi kéo thêm lớp trẻ tham gia câu lạc bộ để dạy đánh cồng chiêng, hát đối, nhưng do bị ảnh hưởng nhiều bởi các loại âm nhạc hiện đại, lại bận học nên không có nhiều cháu thích.


Biểu diễn văn nghệ tại Đại hội Câu lạc bộ dân ca, dân vũ dân tộc Thổ lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023-2028. Ảnh: Trung tâm Văn hóa huyện Tân Kỳ


Biểu diễn văn nghệ tại Đại hội Câu lạc bộ dân ca, dân vũ dân tộc Thổ lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023-2028. Ảnh: Trung tâm Văn hóa huyện Tân Kỳ



Theo lời kể của ông Sơn, từ khi ông còn làm Phó Chủ tịch, chính quyền xã đã đưa ra đề án xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ, trong đó là có việc khôi phục cồng chiêng. Đến năm 2020, xã tiếp tục ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát huy một số bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Thổ trên địa bàn xã Giai Xuân, giai đoạn 2020 - 2025. Theo đó, chính quyền xã đặt mục tiêu, đến năm 2025, mỗi xóm phải có một bộ cồng chiêng, trống, kèn của xóm; sưu tầm, lưu giữ, phát huy và bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ: hát dạ ời; hát tập tính, tập tang; đu du điềng điềng, ru con... thành lập một câu lạc bộ văn nghệ để tập luyện và duy trì các làn điệu văn hóa dân tộc Thổ. Hằng năm xã đều đưa ra kế hoạch triển khai cụ thể.

Mục tiêu đặt ra là như vậy nhưng khi đưa vào triển khai trong thực tế lại gặp phải vô vàn khó khăn. Do đứt đoạn một thời gian khá dài, các bộ cồng chiêng vốn có trong các gia đình hầu như không còn. Cả xã khi đó chỉ còn duy nhất một gia đình vẫn còn giữ được bộ cồng chiêng cổ. Việc tìm kiếm mua lại các bộ cồng chiêng cũ cũng không phải dễ bởi bà con bán đã lâu, lại toàn bán cân theo dạng “đồng nát”, bây giờ làm sao kiếm lại được.

Chính quyền xã đã phải tìm cách thuyết phục, vận động bà con đóng góp, đồng thời huy động nguồn vốn xã hội hóa để mua cồng, chiêng mới. Thế nhưng, chất lượng âm thanh của các bộ chiêng, cồng mới không được hay và chuẩn như chiêng cũ. Bà Thống kể: “Cái cồng cũ nó vọng lắm, không như cồng bây giờ. Ngày xưa, khi tôi lấy chồng ở dưới Nghĩa Phúc, cách đây phải bảy, tám cây số, nhưng khi tiếng cồng đánh lên thì ở đây cũng nghe thấy. Nghe là biết ngay cồng nhà mình. Mà bây giờ thì tiếng cồng chỉ vang xa được tầm hai, ba cây số thôi, xa hơn là khó nghe rồi”.


Câu lạc bộ đã thu hút được nhiều người trẻ tham gia.


Câu lạc bộ đã thu hút được nhiều người trẻ tham gia.


Đến nay, nhờ tình yêu cồng chiêng cùng những nỗ lực của chính quyền và người dân trong xã, phong trào khôi phục văn hóa truyền thống ở Giai Xuân đã bắt đầu gặt hái những kết quả tích cực. Các câu lạc bộ cồng chiêng, múa hát, dệt võng gai đã được thành lập, duy trì và biểu diễu thường xuyên. Các bà, các cô cũng đã huy động được một số lượng người trẻ tham gia tập đánh cồng chiêng, hát đối.

Bà Tám cho biết: “Bây giờ chúng tôi đang bày cho con cháu biết chơi, biết đánh cồng chiêng. Hát đối cũng phải dạy cho các cháu để chúng biết bên nam hát ra sao, bên nữ hát ra sao. Các cháu thích lắm”.

Tại hội diễn văn nghệ của đồng bào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, chúng tôi gặp bạn Nguyễn Văn Tuấn, một trong số các thành viên trẻ của câu lạc bộ cồng chiêng Long Thọ. Tuấn chia sẻ: “Hiện nhiều bạn trẻ đi làm xa, bị ảnh hưởng bởi văn hóa bên ngoài nên cũng quên dần các nét văn hóa của dân tộc mình. Bởi vậy em muốn tham gia câu lạc bộ để phát huy bản sắc dân tộc mình, những nét đẹp văn hóa mà ông cha để lại”.


Hằng năm, xã Giai Xuan đều tổ chức các chương trình thi văn nghệ và mỗi đội phải có một tiết mục mang bản sắc dân tộc mình.


Hằng năm, xã Giai Xuan đều tổ chức các chương trình thi văn nghệ và mỗi đội phải có một tiết mục mang bản sắc dân tộc mình.


Và để khuyến khích các xóm chú trọng hơn tới việc bảo tồn văn hóa truyền thống, hằng năm, xã đều tổ chức các chương trình thi văn nghệ và yêu cầu mỗi đội phải có một tiết mục mang bản sắc dân tộc mình. Tiết mục này sẽ được chấm điểm cao hơn và được tặng bằng khen. Ngoài ra, chính quyền xã còn muốn triển khai các biện pháp để khôi phục, bảo tồn các làn điệu, các bài cồng chiêng, đưa một số làn điệu dân ca của người đồng bảo Thổ vào dạy trong trường học. Tuy nhiên, những mong muốn này hiện vẫn chưa thể thực hiện được, bởi việc này đòi hỏi phải có nghệ nhân có trình độ, phải biên soạn thành sách, quay video để làm tư liệu lưu trữ.

Vượt qua bao thăng trầm, khó khăn để khôi phục và bảo tồn nghệ thuật cồng chiêng, giờ đây các chị, các cô trong câu lạc bộ cồng chiêng xóm Long Thọ chỉ có một mong ước rằng những nỗ lực và tấm lòng của họ sẽ được lớp trẻ thấu hiểu và tiếp nhận. Để từ đó, sẽ góp tay cùng tiếp nối truyền thống tổ tiên, duy trì và phát huy ruyền thống nguồn cội văn hóa; góp phần đa dạng bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Chia tay các bà, các cô, tiếng cồng chiêng, tiếng hát réo rắt vẫn văng vẳng bên tai chúng tôi, như một lời chia tay lưu luyến các vị khách từ phương xa:

Đến đây chào khách đường xa,

Về đây đưa lễ quê nhà chúng tôi.

Cám ơn khách quý quan tâm,

Dân đây chỉ biết âm thầm nhớ thương.


Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom