Ukraine lần đầu công bố ảnh tên lửa 'quái vật Frankenstein'

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Quân đội Ukraine lần đầu công bố hình ảnh bệ phóng thời Liên Xô lắp ống phóng đạn tên lửa Mỹ để tạo thành tổ hợp phòng không kiểu "quái vật Frankenstein".


Ảnh được Bộ Chỉ huy miền Đông Ukraine công bố ngày 28/5 cho thấy một binh sĩ Ukraine đứng cảnh bệ phóng của hệ thống Buk-M1 được lắp khoảng 4 ống phóng tên lửa Mỹ, có thể dùng đạn RIM-7 Sea Sparrow. Đây là lần đầu tiên Ukraine công khai ảnh chụp tổ hợp phòng không kiểu quái vật Frankenstein mà nước này đang vận hành.

Việc tổ hợp Buk-M1 sử dụng ống phóng hình vuông cho thấy chúng chỉ có thể dùng đạn RIM-7, vốn được trang bị cho chiến hạm với tầm bắn khoảng 19 km. Chúng có thể đối phó tên lửa hành trình cận âm, UAV, trực thăng và máy bay bay thấp.

Tên lửa RIM-7 có cánh gấp và tầm bắn ngắn hơn mẫu cơ sở AIM-7 Sparrow có thể đánh trúng mục tiêu cách 26-70 km tùy biến thể. Các loại đạn của Buk-M1 do Liên Xô và Nga chế tạo có tầm bắn tối đa 22-70 km.



Xe phóng Buk-M1 lắp đạn tên lửa Mỹ của Ukraine. Ảnh: Quân đội Ukraine


Truyền thông Mỹ tháng 1/2023 đưa tin Ukraine sẽ nhận lô tên lửa RIM-7 để lắp lên bệ phóng Buk-M1. Không quân tháng 11/2023 tuyên bố thử nghiệm thành công tổ hợp phòng không quái vật Frankenstein trên thao trường tại Mỹ, song chưa công bố bằng chứng cho thấy hệ thống này có tác dụng trong thực chiến.

Sau khi mở chiến dịch Kharkov ngày 10/5, quân đội công bố video máy bay không người lái (UAV) Lancet phá hủy một tổ hợp Buk-M1 lắp tên lửa Mỹ sau khi binh sĩ Ukraine triển khai. Video không cho thấy tổ hợp này phóng quả đạn nào để đánh chặn mục tiêu đang bay tới.

Chưa rõ Ukraine sở hữu bao nhiêu tổ hợp Buk-M1 ngoài 72 chiếc có từ trước chiến sự, cũng như đang vận hành bao nhiêu xe phóng Liên Xô lắp tên lửa Mỹ để giải quyết vấn đề thiếu đạn phòng không.

UAV Lancet tập kích tên lửa 'quái vật Frankenstein' của Ukraine


UAV Lancet tập kích tên lửa quái vật Frankenstein của Ukraine. Video: Telegram/Warriorofnorth


Tên lửa RIM-7 phóng từ mặt đất được dùng tại nhiều nơi như Ai Cập, Hy Lạp và đảo Đài Loan, song chúng thường làm nhiệm vụ bảo vệ cơ sở cố định và không có tính cơ động cao như hệ thống Buk hoặc Kub do Liên Xô phát triển.

"Hệ thống phòng không dùng tên lửa RIM-7 sẽ có nhược điểm tương tự tổ hợp trên chiến hạm, trong đó có tầm bắn ngắn và năng lực hạn chế khi đối phó mục tiêu bay nhanh và cơ động cao", biên tập viên Thomas Newdick của TWZ nhận định. "Các trận đánh trên biển thường xảy ra ở tầm ngắn hơn phạm vi 19 km".

Một số quốc gia từng sửa đổi bệ phóng từ thời Liên Xô để dùng đạn tên lửa Mỹ. Một công ty quốc phòng Ba Lan năm 2008 từng trưng bày hệ thống Kub lắp tên lửa RIM-7. Một hãng Czech lắp tên lửa phòng không Aspide 2000, được phát triển trên cơ sở AIM-7E như mẫu RIM-7, lên cùng loại xe phóng.

Nguyễn Tiến (Theo TWZ, AFP, Reuters)

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom