Hà NộiBé Hiếu, 12 tuổi, đau họng hơn hai tuần tưởng viêm họng, cảm cúm, uống thuốc không bớt, bác sĩ phát hiện u kết chùm trong thanh quản do nhiễm HPV.
Tình trạng đau họng tăng khiến bé Hiếu khàn giọng, khó nuốt, khó thở khi ngủ, ho, sốt. Nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho thấy bề mặt u sần sùi như trái dâu tằm, kích thước nhỏ nhưng số lượng nhiều gây bít tắc đường thở của bé.
Ngày 7/6, PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, phụ trách chuyên môn khoa Tai Mũi Họng, cho biết bé Hiếu bị u nhú thanh quản, phải phẫu thuật. U nhú thanh quản do virus Human Papillomavirus (HPV) type 6 và type 11 gây ra, có thể truyền cho con khi sinh, trẻ có thể nuốt phải sản dịch. Hai loại virus này có thể gây mụn cóc sinh dục và sùi mào gà, ít có nguy cơ ung thư.
Chị Hạnh, mẹ của bé, nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung đã điều trị 5 năm trước. Mẹ sinh thường, chuyển dạ khó khăn nên phó giáo sư Kỳ nghi ngờ khả năng cao bé nhiễm HPV từ mẹ.
Ê kíp phẫu thuật xử trí nhiều u sùi nhú mọc trên niêm mạc thanh quản bệnh nhi. Kiểm tra X-quang phổi, nội soi thanh - thực quản đánh giá mức độ lan tỏa của u, kết quả bình thường, không phát hiện thêm u nhú khác. Hậu phẫu sức khỏe bé ổn định, thở dễ dàng, ăn uống bình thường.
Phó giáo sư Kỳ phẫu thuật loại bỏ u nhú cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh
Người mới nhiễm HPV thường không biểu hiện triệu chứng ngay, theo phó giáo sư Kỳ. U nhú thanh quản có thể gây ho kéo dài, khó thở kèm khàn tiếng nên dễ chẩn đoán nhầm viêm hô hấp trên, viêm thanh quản mạn tính. Trẻ khàn tiếng kéo dài, tức trên 7 ngày, nên được soi kiểm tra để theo dõi, phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách.
U nhú thanh quản ở trẻ nhỏ phát triển nhanh, làm che lấp dần đường thở, gây khó thở tăng dần. "U nhú thanh quản lành tính nhưng có thể gây dẫn đến tử vong", phó giáo sư Kỳ nói. Nếu không điều trị bệnh có thể gây ra di chứng dính dây thanh quản, hẹp hạ thanh môn, lan xuống khí phế quản rất khó chữa.
Bệnh có nhiều cách điều trị bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật. Song phẫu thuật được nhiều bác sĩ chọn vì nhanh chóng, hiệu quả. Sau điều trị, bệnh dễ tái phát do HPV vẫn tồn tại trong cơ thể, khó bị loại bỏ hoàn toàn. Trẻ từng bị thanh quản, nên được theo dõi tới tuổi trưởng thành để hạn chế nguy cơ biến chứng.
Phó giáo sư Kỳ khuyến cáo giữ vệ sinh vùng hầu họng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ để tránh nhiễm virus. Phụ nữ chuẩn bị mang thai hay đang mang thai nên điều trị bệnh phụ khoa triệt để. Khám phụ khoa, xét nghiệm HPV trước sinh giúp phát hiện sớm và có kế hoạch sinh con an toàn. Tiêm phòng vaccine HPV 9-45 tuổi có thể phòng 9 type HPV, góp phần phòng ngừa u nhú thanh quản.
Khuê Lâm
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Xem tiếp...
Tình trạng đau họng tăng khiến bé Hiếu khàn giọng, khó nuốt, khó thở khi ngủ, ho, sốt. Nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho thấy bề mặt u sần sùi như trái dâu tằm, kích thước nhỏ nhưng số lượng nhiều gây bít tắc đường thở của bé.
Ngày 7/6, PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, phụ trách chuyên môn khoa Tai Mũi Họng, cho biết bé Hiếu bị u nhú thanh quản, phải phẫu thuật. U nhú thanh quản do virus Human Papillomavirus (HPV) type 6 và type 11 gây ra, có thể truyền cho con khi sinh, trẻ có thể nuốt phải sản dịch. Hai loại virus này có thể gây mụn cóc sinh dục và sùi mào gà, ít có nguy cơ ung thư.
Chị Hạnh, mẹ của bé, nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung đã điều trị 5 năm trước. Mẹ sinh thường, chuyển dạ khó khăn nên phó giáo sư Kỳ nghi ngờ khả năng cao bé nhiễm HPV từ mẹ.
Ê kíp phẫu thuật xử trí nhiều u sùi nhú mọc trên niêm mạc thanh quản bệnh nhi. Kiểm tra X-quang phổi, nội soi thanh - thực quản đánh giá mức độ lan tỏa của u, kết quả bình thường, không phát hiện thêm u nhú khác. Hậu phẫu sức khỏe bé ổn định, thở dễ dàng, ăn uống bình thường.
Phó giáo sư Kỳ phẫu thuật loại bỏ u nhú cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh
Người mới nhiễm HPV thường không biểu hiện triệu chứng ngay, theo phó giáo sư Kỳ. U nhú thanh quản có thể gây ho kéo dài, khó thở kèm khàn tiếng nên dễ chẩn đoán nhầm viêm hô hấp trên, viêm thanh quản mạn tính. Trẻ khàn tiếng kéo dài, tức trên 7 ngày, nên được soi kiểm tra để theo dõi, phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách.
U nhú thanh quản ở trẻ nhỏ phát triển nhanh, làm che lấp dần đường thở, gây khó thở tăng dần. "U nhú thanh quản lành tính nhưng có thể gây dẫn đến tử vong", phó giáo sư Kỳ nói. Nếu không điều trị bệnh có thể gây ra di chứng dính dây thanh quản, hẹp hạ thanh môn, lan xuống khí phế quản rất khó chữa.
Bệnh có nhiều cách điều trị bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật. Song phẫu thuật được nhiều bác sĩ chọn vì nhanh chóng, hiệu quả. Sau điều trị, bệnh dễ tái phát do HPV vẫn tồn tại trong cơ thể, khó bị loại bỏ hoàn toàn. Trẻ từng bị thanh quản, nên được theo dõi tới tuổi trưởng thành để hạn chế nguy cơ biến chứng.
Phó giáo sư Kỳ khuyến cáo giữ vệ sinh vùng hầu họng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ để tránh nhiễm virus. Phụ nữ chuẩn bị mang thai hay đang mang thai nên điều trị bệnh phụ khoa triệt để. Khám phụ khoa, xét nghiệm HPV trước sinh giúp phát hiện sớm và có kế hoạch sinh con an toàn. Tiêm phòng vaccine HPV 9-45 tuổi có thể phòng 9 type HPV, góp phần phòng ngừa u nhú thanh quản.
Khuê Lâm
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng để bác sĩ giải đáp |
Xem tiếp...