Tương lai mờ mịt của chính trường Pháp

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Vòng hai cuộc bầu cử Quốc hội Pháp đã khép lại vào ngày 7-7. Kết quả cuộc bầu cử trái với nhiều dự đoán. Không phải phe cực hữu, mà liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP) đã giành vị trí dẫn đầu, trong khi liên minh cầm quyền của Tổng thống Macron đứng ở vị trí thứ hai.

Theo Le Monde, mặc dù giành thắng lợi lớn ở vòng đầu tiên, nhưng kết quả sơ bộ bầu cử vòng hai cho thấy, Đảng Mặt trận quốc gia (RN) theo đường lối cực hữu chỉ giành được 143 ghế, hiện đứng ở vị trí thứ ba. Trong khi đó, liên minh NFP giành được 182 ghế, vươn lên vị trí dẫn đầu và liên minh "Chung sức" (Ensemble) theo đường lối trung dung của Tổng thống Macron giành được 168 ghế.


 
Với số ghế đạt được ít hơn nhiều so với trước, phe đa số của Tổng thống Macron đã chính thức trở thành phe thiểu số. Tuy thất bại nhưng bù lại liên minh của Tổng thống Macron vẫn được hưởng lợi lớn từ “Mặt trận Cộng hòa”. Vị trí thứ hai đủ để bảo đảm cho phe này trở thành lực lượng không thể bỏ qua trong bất cứ cuộc đàm phán chính trị nào.


Với phe cực hữu, đây là thất bại nằm ngoài dự đoán. Kết quả này cho thấy chiến lược rút lui của “Mặt trận Cộng hòa”, mà nòng cốt chính là phe cánh tả thống nhất và phe của Tổng thống Macron, đã phát huy hiệu quả ngoài mong đợi. Các thông điệp và hướng dẫn bầu cử của các đảng này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cử tri. Trước đó, liên minh trung dung của Tổng thống Macron đã hợp tác với liên minh cánh tả nhằm ngăn chặn lực lượng cực hữu chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội. Theo đó, hơn 200 ứng cử viên theo đường lối cánh tả và trung dung đã từ bỏ cuộc đua ở vòng bầu cử thứ hai, nhằm ngăn cản thắng lợi của RN.


Kết quả vòng hai càng khẳng định sự phân cực của chính trường Pháp, với 3 khối có số ghế không chênh nhau quá nhiều trong cơ quan lập pháp. Thắng lợi hoàn toàn bất ngờ đã giúp NFP vươn lên trở thành lực lượng chính trị lớn nhất, trong khi phe cực hữu không còn cơ hội nắm chính phủ. Tuy vậy, không có liên minh nào giành được đa số tuyệt đối tại Quốc hội để có thể thành lập chính phủ. Điều này cũng có nghĩa tình hình chính trị của nước Pháp sẽ còn diễn biến phức tạp trong những ngày tới.


Phát biểu sau khi có kết quả sơ bộ, Thủ tướng Attal nói rằng đêm bầu cử 7-7 đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Ông cũng thông báo về quyết định từ chức vào ngày 8-7. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Điện Élysée, Tổng thống Macron đã yêu cầu ông Attal tiếp tục giữ cương vị thủ tướng trong thời điểm này để bảo đảm sự ổn định của đất nước.


Thất bại bất ngờ của RN và các đồng minh đã giúp Tổng thống Pháp loại trừ được kịch bản tồi tệ nhất, bởi nếu đảng này nắm quyền lực, nước Pháp sẽ chứng kiến sự chia rẽ mang tính lịch sử giữa hai nhân vật đứng đầu của nhà nước. Nhưng việc phải chung sống với cánh tả cũng sẽ là điều trớ trêu đối với Tổng thống Macron, bởi ông đã ấn định nhiệm kỳ thứ hai của mình theo hướng hữu khuynh, mà nổi bật là dự án cải cách hưu trí và luật nhập cư mới.


Theo giới phân tích, nhiệm vụ cấp bách hiện nay với Tổng thống Macron là phải nhanh chóng quên đi thất bại do chính mình gây ra để giải quyết một bài toán hóc búa là kế hoạch "sống chung" như thế nào trong những tháng tới. Cho đến nay, giới quan sát vẫn chưa biết Tổng thống Macron sẽ lựa chọn chung sống theo giải pháp nào nhưng chắc chắn rằng mọi kịch bản đều không hứa hẹn những điều tốt lành đối với ông trong chặng đường 3 năm còn lại của nhiệm kỳ.


HÀ HÙNG


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom