Tủi hổ của những ông chồng đưa hết tiền cho vợ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
'Em trai tôi đi thăm mẹ ruột ốm, trong túi không có nổi vài chục ngàn mua bỉm cho bà'.


"Tôi ăn sáng và uống cà phê mỗi ngày phải tốn hơn 100 nghìn đồng, chưa tính gặp bạn bè thì đi cà phê 2-3 tăng, rồi đi ăn trưa bàn công việc. Số tiền 100 nghìn đồng là không hề đủ. Tiền mình làm ra mà sống khổ vậy?

100 nghìn đồng sao mà phát triển công việc, bản thân và kiến thức mỗi ngày? Người chồng cũng cần đi đây đó, gặp người này người kia chớ, không thể nào sống mà mọi chuyện cứ lặp đi lặp lại như thế.

Nếu như thế thì tương lai người chồng cũng bế tắc, làm sao có gì mới ý tưởng gì mới để phát triển. Cách tốt nhất là làm ra nhiều hơn để mua tài sản, còn tiết kiệm và sống như vầy chỉ có con đường đi xuống, vì người vợ đã bóp nghẹt hết tất cả cơ hội của chồng".

Độc giả nickname lấy câu chuyện của bản thân, cho rằng người chồng cũng cần tiền sinh hoạt mỗi ngày để giao lưu, phát triển bản thân. Nếu người vợ giữ hết tiền và kiểm soát chặt, thì đang "bóp nghẹt" cơ hội của chồng.

Bình luận trên được viết sau bài . Bài viết này kể về anh chồng làm việc thu nhập cao, nhưng bị vợ bạo hành tài chính.

Độc giả đồng cảm: "Em trai tôi làm công chức chỉ có lương và đưa hết cho vợ giữ, vợ thì chỉ quan tâm đến bên ngoại còn bên nội thì như ban phát.

Em tôi còn không được vợ phát tiền hàng ngày, khi mẹ ốm liệt giường, bố tôi nhờ đi mua bỉm mà không có nổi vài chục nghìn trong túi để mua mà phải xin tiền của ông. Đi mua bỉm về không đưa lại tiền thừa bị ông chửi cho phải bỏ về nhà.

Những người vợ giữ hết lương của chồng có thấy xót xa khi chồng mình bị chính người trong nhà và xã hội coi rẻ vì không có tiền trong túi không? Cái thể diện và sỹ diện của con người ai cũng có và nó rất quan trọng.

Tôi cũng rất phản đối khi vợ cứ đòi lấy hết lương của chồng rồi lấy con cái ra để làm sức ép. Lý tưởng nhất là góp vào quỹ chung đề duy trì sinh hoạt gia đình con cái, khi mua nhà, xe ai có thu nhập cao hơn thì đóng góp nhiều hơn.

Vợ chồng nên biết về thu nhập của nhau thì cuộc sống mới vui vẻ và bền chặt được".

Độc giả nêu những hoàn cảnh khiến những ông chồng không có tiền trong túi khó xử: "Thử hình dung ra, lâu ngày mới gặp đứa bạn đại học ở ngoài tỉnh đi công tác thì ít ra cũng phải mời cốc cà phê.

Đến cơ quan cũng phải thỉnh thoảng giao lưu, cà phê, ăn cơm trưa với đồng nghiệp, không thì sống một mình một đảo. Đó là chưa kể nhà có công có việc không tự quyết được việc gì cũng phải hỏi vợ, ví dụ như đi thăm người ốm, rồi việc nọ việc kia cũng phải xin tiền vợ là hỏng.

Mà thực tế mà nói tiền vào túi vợ thì khó mà ra được, nếu mà đưa tiền cho thì cũng cau có khó chịu. Tốt nhất là nên giữ lại một khoản riêng để chi tiêu cá nhân và tích tiền để chi cho những khoản việc như: ma chay hiếu hỷ".

Dưới góc nhìn của một phụ nữ, độc giả nêu quan điểm:

"Tôi là phụ nữ nhưng tôi lại cực kỳ phản đối chuyện chồng phải giao hết tiền lương, thu nhập cho vợ. Chồng cũng bỏ công sức đi làm, cũng là một con người có sinh hoạt như bao nhiêu như khác.

Đàn ông cũng cần có bạn bè, xã hội và các như cầu khác. Phụ nữ đừng nghĩ mình lo cho ăn uống, sinh hoạt của gia đình là mình mặc nhiên có đặc quyền kiểm soát thu nhập của chồng. Bản thân phụ nữ cũng có những khoản chi tiêu đâu thể liệt kê cho chồng (quần áo, mỹ phẩm, hiếu hỉ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...) thì đàn ông cũng vậy thôi.

Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện phụ nữ đánh giá người chồng tốt là người chồng tự nguyện đưa tiền hết cho vợ. Mỗi lần nghe như thế tôi thấy ngộp thở cho người đàn ông đó.

Sẽ có bạn nói là: 'Cần phải kiểm soát tiền để chồng khỏi chơi bời, cho người này người khác'. Như vậy cái đầu tiên là phụ nữ nên chọn người đàn ông mình có thể tin tưởng, không chọn người đàn ông mình phải mất công kiểm soát".

Thành Đô tổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài .

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom