Tu hạnh đầu đà là tu cái gì?

Thích Đông Lỗ

Trụ trì chùa Bề Đề
Bài viết
321
Xu
17,297
1. Đầu đà là một phép tu của tăng lữ Phật giáo. “Đầu đà” là âm Hán được dịch âm từ “dhūta” của Phạn ngữ.
Vậy “Dhūta” nghĩa là gì? Đấy chính là xả bỏ, gột rửa, tu chỉnh.
Thế thì xả bỏ, gột rửa, tu chỉnh cái gì? Đấy chính là bỏ hết mọi chấp niệm, mọi phiền não, chuyên tâm tu chỉnh thân tâm.



Tu theo “đầu đà” gọi là tu hạnh đầu đà (đầu đà hạnh). Nghe nói, tùy nơi, tu đầu đà có 12 hạnh, 13 hạnh, 16 hạnh, hay 25 hạnh phải tuân thủ. Trung Hoa hay Việt Nam hay theo 13 hạnh, Hàn Quốc hình như chỉ có 12 hạnh.

Hôm rồi đọc một tài liệu của Hàn Quốc, họ nói vốn dĩ là Tì khưu của Đại thừa tu hạnh đầu đà thường phải có 10 thứ thứ theo người, gọi là tùy thân thập bát vật, hay đầu đa thập bát vật trong đó có bát (鉢), tích trượng (錫杖), tượng Phật, Tam y (三衣), lư hương, khăn, đao tử (刀子)…Tuy nhiên, về thực tế, vật tùy thân thường rất gọn, chỉ là y bát (biểu tượng của người xuất gia là tam y nhất bát (三衣一鉢), gọi tắt là y bát, và y bát là toàn bộ tài sản của người xuất gia). Cái này OM chỉ đưa lại, không rõ thực hư thế nào.

Họ cũng nói, Hàn Quốc cũng có 2 loại người xuất gia (sư). Một là sư tu tại chùa, dùng từ bi, trí tuệ của mình để hoằng pháp, giáo hóa chúng sinh bằng các lời dạy của Phật Thích Ca, hai là có những sư muốn xả bỏ mọi tham dục, tự nguyện tu hành theo 12 hạnh đầu đà, không nương chùa nào, không nhà, vân du khắp nơi cùng chốn. Mấu chốt ở đây là người xuất gia tu đầu đà hạnh vẫn là sư.

12 hạnh đầu đà của Phật giáo Hàn Quốc gồm:
- 재아란고처(在阿蘭苦處 , tại a lan khổ xứ), tức quay lưng với thế tục,vào núi ẩn cư (세속을 등지고 깊은 산속 등에서 산다).
- 상행걸식(常行乞食, thường hành khất thực), tức hằng ngày đi khất thực (늘 걸식을 한다).
- 차제걸식(次第乞食, thứ đệ khất thực), tức là đi khất thực lần lượt các nhà không phân biệt sang hèn(빈부를 가리지 않고 차례대로 걸식한다).
- 수일식법(受一食法, thụ nhất thực pháp), tức một ngày ăn một lần (하루 한 끼만 먹는다).
- 절양식(節量食, tiết lượng thực), nghĩa là không ăn no đủ (절식을 한다).
- 중후부득음장(中後不得飮漿, trung hậu bất đắc ẩm tương), ý là từ buổi chiều thì không uống nước có đường (오후가 되면 음료,당분류도 섭취 않는다).
- 착폐납의(着弊衲衣, trước phế nạp y), tức là giặt quần áo cũ, vá rồi mặc lại (헌옷은 빨아서 기워 누더기 옷을 입는다).
- 단삼의(但三衣, đán tam y), tức là chỉ có 1 bộ y phục gồm áo ngoài, thường là cà sa rách vá (중의重衣), một áo trên (상의上衣), một áo lót trong (내의內衣).
- 총간주(塚間住, trũng gian trú ), tức là ngủ bên mộ để quán vô thường (무상관無常觀).
- 수하지(樹下止, thụ hạ chỉ), tức là nghỉ dưới gốc cây (쉴 때는 나무 밑을 택한다).
- 노지좌(露地坐, lộ địa tọa), tức là ngủ nghoài đường để tránh bị ẩm khí, trùng độc (습기,독충 등의 피해가 있으므로 바깥에 앉는다).
- 단좌불와(但坐不臥, đán tọa bất ngọa), chỉ ngồi, không nằm (앉기만 하고 드러눕지 않는다 등이다).

Bên Việt Nam thì có 13 hạnh (phấn tảo y, ba y, khất thực, khất thực từng nhà, nhất tuệ thực, ăn bằng bát, không để dành đồ ăn và không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong, ở rừng, nghỉ dưới gốc cây, ở giữa trời, ngủ ở nghĩa địa, nghỉ chỗ bất kỳ, chỉ ngồi không nằm), cơ bản cũng trùng, thấy có khác về tên gọi các hạnh và Hàn Quốc không thấy có hạnh ăn bằng bát.

Như vậy, tu đầu đà là một loại tu khổ hạnh nhưng không cực đoan, có gì đó theo kiểu khắc kỷ, lấy trải nghiệm khổ để chiêm nghiệm, tư duy chứ không phải ép thân xác khổ để đạt giác ngộ, xuất thần thông.

2. Như ở trên nói, đầu đà là 1 phép tu hành của người xuất gia, vậy nên họ cũng là sư. Thực ra, “sư” chỉ là cái danh sắc chỉ người sống và tu theo Phật pháp, tuân theo giáo luật, cũng chả cứ phải cần ai, hay đâu đó thừa nhận, công nhận vì đấy là ý nguyện cá nhân. Ở đây, được thừa nhận thì thuộc tăng đoàn, không được thừa nhận thì thành độc hành, độc lập, độc tu, vân du bất định. Còn tên gọi, người ta nguyện theo Phật Thích ca, làm con Phật thì lấy họ Thích để dùng cũng chả làm sao, không thuộc đặc quyền của ai. Tiêu chuẩn được coi là sư không phải là theo tăng đoàn hay không, hay phải có trú xứ, mà là có tu, có hành, có giữ giới theo Phật dạy, theo giáo luật không. Chắc gì ngồi chùa, đầu trọc, ca sa lộng lẫy mà đã là sư chân chính.

3.Tu đầu đà hạnh là một phép tu bình thường của Phật giáo nên người tu theo lối này không có gì là dị thường kiểu như xuất chúng, bậc thánh. Đặc điểm của tu đầu đà hạnh là tự mình trải nghiệm, tự chứng, tự giác ngộ, tự độ thân vậy nên việc tụ tập đông người, được chiêm bái, được tán thán, được phục vụ (kiểu được quét đường cho đỡ đau chân, được che mưa cho khỏi ướt, được đốt lửa cho khỏi lạnh…) đều là cản trở cho tu tập. Đấy không phải là độ mà là phá. Cách các thí chủ bố thí đúng đắn nhất cho họ - ngươi tu đầu đà hạnh là tạo điều kiện để họ yên thân tu cho đúng. Cứ mặc kệ họ, nếu gặp thích thì chào, thí thực rồi kệ họ. Đi theo là quấy quả, phá rối.

4. Vì tu đầu đà hạnh cũng chỉ là 1 lối tu nên không nên đề cao tu đầu đà hạnh mà hạ thấp các lối tu khác. Nếu có hiện tượng sai quấy trong tu chùa thì lỗi tại kẻ tu chứ không tại lối tu, cũng giống như có người tu đầu đà phá giới luật không theo 13 hạnh vậy. Cái sai lầm của số đông là đang vơ đũa cả nắm với lối tu chùa. Điều này không chỉ sai vào tà kiến, tà tư duy mà còn vô tình tạo ra mâu thuẫn giữa các lối tu và khơi sâu các mâu thuẫn ấy khiến tả hữu đều bị trở ngại, bị tổn thương.

Hay có những lời giễu cợt rằng ruột nồi cơm điện cháy hàng, hay mốt áo vá đang thịnh hành, ăn mày lên ngôi, là sự phá hoại Phật giáo, tăng đoàn để chê bai, phiếm hạ người tu đầu đà hạnh cũng là hạng người tư duy nông cạn, thiếu hiểu biết khi chính họ đang chê bai một lối tu chính thức, được thừa nhận của Phật giáo.

Khen hay chỉ trích là phải nhằm vào hành động cụ thể, con người cụ thể, tránh vơ đũa, quy chụp. Nếu có sóng gió nổi lên trong Phật giáo thì chắc những kẻ đứng ngoài Phật giáo, hay đang tu online cũng đang gom sóng góp gió hẳn không hề ít.
 
Thầy.
Nói về khổ hạnh: tôi buông trôi rồi lại giam mình trong các giới. Cái gì nói không là không bao giờ phạm đến. Mười mấy năm nay của tôi so với 6 lần dã ngoại của ông Minh Tuệ chắc không kém là bao. Nhưng sao tôi không nhìn thấy con đường sáng?
0hJc0pU.jpeg
 
2. Như ở trên nói, đầu đà là 1 phép tu hành của người xuất gia, vậy nên họ cũng là sư. Thực ra, “sư” chỉ là cái danh sắc chỉ người sống và tu theo Phật pháp, tuân theo giáo luật, cũng chả cứ phải cần ai, hay đâu đó thừa nhận, công nhận vì đấy là ý nguyện cá nhân. Ở đây, được thừa nhận thì thuộc tăng đoàn, không được thừa nhận thì thành độc hành, độc lập, độc tu, vân du bất định. Còn tên gọi, người ta nguyện theo Phật Thích ca, làm con Phật thì lấy họ Thích để dùng cũng chả làm sao, không thuộc đặc quyền của ai. Tiêu chuẩn được coi là sư không phải là theo tăng đoàn hay không, hay phải có trú xứ, mà là có tu, có hành, có giữ giới theo Phật dạy, theo giáo luật không. Chắc gì ngồi chùa, đầu trọc, ca sa lộng lẫy mà đã là sư chân chính.

3.Tu đầu đà hạnh là một phép tu bình thường của Phật giáo nên người tu theo lối này không có gì là dị thường kiểu như xuất chúng, bậc thánh. Đặc điểm của tu đầu đà hạnh là tự mình trải nghiệm, tự chứng, tự giác ngộ, tự độ thân vậy nên việc tụ tập đông người, được chiêm bái, được tán thán, được phục vụ (kiểu được quét đường cho đỡ đau chân, được che mưa cho khỏi ướt, được đốt lửa cho khỏi lạnh…) đều là cản trở cho tu tập. Đấy không phải là độ mà là phá. Cách các thí chủ bố thí đúng đắn nhất cho họ - ngươi tu đầu đà hạnh là tạo điều kiện để họ yên thân tu cho đúng. Cứ mặc kệ họ, nếu gặp thích thì chào, thí thực rồi kệ họ. Đi theo là quấy quả, phá rối.

4. Vì tu đầu đà hạnh cũng chỉ là 1 lối tu nên không nên đề cao tu đầu đà hạnh mà hạ thấp các lối tu khác. Nếu có hiện tượng sai quấy trong tu chùa thì lỗi tại kẻ tu chứ không tại lối tu, cũng giống như có người tu đầu đà phá giới luật không theo 13 hạnh vậy. Cái sai lầm của số đông là đang vơ đũa cả nắm với lối tu chùa. Điều này không chỉ sai vào tà kiến, tà tư duy mà còn vô tình tạo ra mâu thuẫn giữa các lối tu và khơi sâu các mâu thuẫn ấy khiến tả hữu đều bị trở ngại, bị tổn thương.

Hay có những lời giễu cợt rằng ruột nồi cơm điện cháy hàng, hay mốt áo vá đang thịnh hành, ăn mày lên ngôi, là sự phá hoại Phật giáo, tăng đoàn để chê bai, phiếm hạ người tu đầu đà hạnh cũng là hạng người tư duy nông cạn, thiếu hiểu biết khi chính họ đang chê bai một lối tu chính thức, được thừa nhận của Phật giáo.

Khen hay chỉ trích là phải nhằm vào hành động cụ thể, con người cụ thể, tránh vơ đũa, quy chụp. Nếu có sóng gió nổi lên trong Phật giáo thì chắc những kẻ đứng ngoài Phật giáo, hay đang tu online cũng đang gom sóng góp gió hẳn không hề ít.
Thả biểu tượng cảm xúc cho các đoạn trên.

Về vật dụng tùy thân, sa môn có 3 đồ vật thiết thân và 2 món tùy duyên sở dụng: 3 Y (y trên, y dưới, y đắp), 1 bát, dụng cụ lọc nước (những mảnh vải kết lại); 2 tùy duyên sở dụng là Tọa Cụ và vật Tạo Lửa (gọi tùy duyên là vì có thể sử dụng rơm khô, lá khô để tạo thành tùy hoàn cảnh)
 
Thầy.
Nói về khổ hạnh: tôi buông trôi rồi lại giam mình trong các giới. Cái gì nói không là không bao giờ phạm đến. Mười mấy năm nay của tôi so với 6 lần dã ngoại của ông Minh Tuệ chắc không kém là bao. Nhưng sao tôi không nhìn thấy con đường sáng?
0hJc0pU.jpeg
Đọc hết bộ Eragon đi, nào rảnh ta mổ xẻ nó...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom