Từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa

adi_44

Nhi đồng
Bài viết
43
Xu
683
Tao nhớ bên xàm kia đã có thớt về chủ đề này của thằng Chuyên gia tầm điếm, một người Bắc Việt chắc là gốc Đông Lào đáng mến. Tao có theo dõi thớt, không nghĩ là có mem quan tâm, tham gia còm nhiều đến thế. Sau thì thớt bị bỏ lại, thằng chủ thớt chắc là bận hoặc ko còn hứng thú nữa.

Nhân thể qua đây chơi thì tao góp vui mở cái toi píc về chủ đề này. Mỗi tuần cố sắp xếp lên 1, 2 bài, trước là tiêu pha cái thời gian nhàn rỗi của cá nhân tao. Giờ giờ yếu sinh lý rồi, xem sex quay tay một cái là đã hết quota cả tháng.

Vì kiến thức hạn hẹp nên nếu đứa nào đọc thấy có gì ko đúng thì châm chước góp ý thêm. Thân ái.
 
i. Đại 大, 代

Từ ‘đại’ có thể gặp trong các từ thường nhật như: đại hội, đại học, đại tướng, đại tiện, hiện đại, thời đại, đại nguyên sinh, đại diện, đại biểu, đại số...
Hoặc trong một số thành ngữ như: tam đại đồng đường, đại nghịch bất đạo, thế giới đại đồng, đại đồng tiểu dị...

Có 2 từ Hán Việt thường gặp có âm đọc là ‘đại’.

Từ đại 大 nghĩa là to lớn. Trong một từ ghép, ‘đại’ này thường đặt trước các từ khác để biểu thị mức độ hơn kém. Đối nghĩa với nó là từ ‘tiểu’. Từ ‘đại’ này đã bị Việt hóa trong một số từ và cách nói của tiếng Việt. Ví dụ như ta có từ ‘cốc đại’, hay cách nói ‘làm đại đi’, ‘ chơi đại đi’.

Từ đại 代 có 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất là chỉ một khoảng thời gian, một thời kì, hay một thế hệ trong một gia đình hoặc một tổ chức. Nghĩa thứ hai là thay thế hay thay mặt, như ‘đại biểu’ là người thay mặt cho ai đó, ‘đại số’ là môn học về cách sử dụng kí hiệu thay cho các con số.
 
Nhiều lắm
Tao lấy vài ví dụ
  1. Hoàng 黄 - màu vàng. Hoàng 皇 - hoàng đế, (thuộc về hoàng đế)
  2. Gia 家 - nghĩa là nhà, 嘉 - nghĩa là tốt đẹp, gia 加 nghĩa là gia nhập, gia 诸 - họ Gia (trong chữ Gia của họ Gia Cát - Gia Cát Lạng chẳng hạn)
  3. Linh 令 - mệnh lệnh,灵 - hồn người chết, bà đồng, 零 - mưa nhỏ, 玲 - tiếng ngọc kêu, 铃 cái chuông nhỏ
  4. Việt 越 - người Việt ở phương Nam, miền Bách Việt, người VN, 粵 - Việt nhưng là Việt Quảng Đông, tiếng Quảng đông
  5. Minh 明 - ánh sáng, rõ ràng, hiểu biết. 铭 - thơ khắc trên cái chuông (danh), ghi nhớ k quên
 
Nhiều lắm
Tao lấy vài ví dụ
  1. Hoàng 黄 - màu vàng. Hoàng 皇 - hoàng đế, (thuộc về hoàng đế)
  2. Gia 家 - nghĩa là nhà, 嘉 - nghĩa là tốt đẹp, gia 加 nghĩa là gia nhập, gia 诸 - họ Gia (trong chữ Gia của họ Gia Cát - Gia Cát Lạng chẳng hạn)
  3. Linh 令 - mệnh lệnh,灵 - hồn người chết, bà đồng, 零 - mưa nhỏ, 玲 - tiếng ngọc kêu, 铃 cái chuông nhỏ
  4. Việt 越 - người Việt ở phương Nam, miền Bách Việt, người VN, 粵 - Việt nhưng là Việt Quảng Đông, tiếng Quảng đông
  5. Minh 明 - ánh sáng, rõ ràng, hiểu biết. 铭 - thơ khắc trên cái chuông (danh), ghi nhớ k quên
Ví dụ như thế này thì là để cho người học tiếng Hán tìm hiểu rồi. Tao chỉ nhắm vào các từ Hán Việt trong kho từ vựng tiếng Việt thôi.

Có nhiều từ Hán Việt mà nếu ai đó ko để ý là có thể hiểu lầm hoặc ko hiểu rõ ngay nghĩa đen của từ. Tao lấy ví dụ như từ 'đại số' hay 'tự sự', là những từ Hán việt khá thông dụng mà ngay như đứa học sinh học hết cấp 3 dễ ko biết nghĩa đen nó là gì. Ngay đến cái ông gì phó thư kí hội ngôn ngữ vịt ngan có đợt lên báo giải nghĩa chữ 'trắc ẩn' ngây ngô như con bò đội nón.
 
ii. Tự 自, 似, 敘-序,寺, 字

Từ ‘tự’ có thể gặp trong các từ thường nhật như: tự do, tự nhiên, tự phát, tự sát, tương tự, trật tự, tự sự, tự truyện, tình tự, tự điển, kim tự tháp, thiếu lâm tự, quất lâm tự...

Từ ‘tự’ hay gặp nhất có chữ viết tiếng Hán là 自,nghĩa là chỉ cái sẵn có, hoặc từ bản thân mà ra. Thơ cổ có câu: Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền. Nghĩa là: Trong nhà có của thôi đừng kiếm/ Gặp gái đẹp vô tâm đỡ mất tiền. Có thể là chỉ chữ ‘tự’ này vậy.

Trong một số từ, nó mang nghĩa phản thân như từ tố -self trong anh ngữ, và cũng làm giới từ như trong một số thành ngữ: tự cổ chí kim, tự cổ dĩ lai...

Từ ‘tự’ 似 có nghĩa là giống như. Từ này có các biến âm trong tiếng Việt là ‘tựa’ hoặc ‘tợ’.

Từ ‘tự” 敘 hoặc 序,có nhiều nghĩa. Nghĩa đầu tiên là thứ tự, có trước có sau. Từ đây có các nghĩa phát sinh khác như là chỉ cái gì dẫn ra để bắt đầu, như bài văn đầu sách mà ta gọi là tựa. Nghĩa nữa là trình bày lại một sự thể, sự tình, đấy chính là chữ tự trong thể loại văn tự sự các cháu học trong nhà trường.

Ngoài ra có từ tự 寺 chỉ chùa chiền, và từ tự 字 chỉ con chữ. Từ tự trong từ 'kim tự tháp' là chữ 字, kim tự tháp nghĩa là tháp hình chữ kim, vì tháp có hình như chữ kim 金.
 
Ở phương Bắc cũng có tên 1 nước Việt ông tên Lạc Câu Tiễn(雒句踐), tức Việt Vương Câu Tiễn(越王句踐), trị vì 496 TCN-465 TCN là vua nước Việt-越 tỉnh Chiết giang ngày nay, cuối thời kỳ Xuân thu ông là 1 trong Ngũ Bá. Thời xưa từ Việt-越 này dùng để chỉ Chiết giang, Việt-粤 này dùng chỉ Quảng Đông và thật ra chữ-越 này dùng nhiều còn chữ-粤 này có xài nhưng ít, do sau này bác Tôn lên làm lđ nên thay đổi để phân biệt Việt-nam-bắc-bộ và Nam-việt-Q.Đông =ypp1
góc bản đồ thời xuân thu phương bắc cùng chữ Việt cho dễ hình dungView attachment 293
Từ Việt 越 gốc là từ Người Hán phiếm chỉ toàn bộ xứ bách việt 百越, từ mạn Trường Giang đổ về nam. Có rất nhiều dân tộc Việt. Việc đổi Việt 越 sang 粤 thì mày nói đúng rồi, bản chất vẫn là Việt 越 thôi
Ở đây là đang nói đến từ Hán Việt, chứ k phải thớt Lịch sử nên tao chỉ nói chứ k phân tích gì cả. Để tránh lạc đề
 
iii. Tích 跡, 積, 析,昔, 績, 脊,

Từ tích gặp trong các từ Hán Việt: tung tích, thương tích, diện tích, thể tích, tích cực, thành tích, cổ tích, phân tích, tích phân, giải tích...

Từ ‘tích’ 跡 nghĩa là vết chân hay dấu vết lưu lại.

Từ ‘tích’ 積 trong tích trữ, nghĩa là cất giữ, chứa đựng, hay gom góp. Từ tích cũng dùng để chỉ kết quả của phép toán nhân. Từ đây có các từ ‘diện tích’ và ‘thể tích’, là các từ Hán do người Nhật tạo ra.

Từ ‘tích’ 績 chỉ sự việc hoàn thành, công trạng. Ví dụ từ thành tích, chiến tích.

Từ ‘tích’ 析 nghĩa là chia tách ra, cũng hàm nghĩa giảng giải. Ví dụ từ phân tích và giải tích, cả hai đều là từ ghép đẳng lập.

Từ ‘tích’ 昔 nghĩa là xưa, trước đây. Ví dụ từ cổ tích. Bài Hoàng hạc lâu của Thôi hiệu có câu thơ mở đầu là ‘Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ’, có nghĩa là người xưa đã cưỡi chim hạc vàng bỏ đi.

Từ 'tích' trong tích kê ko phải từ Hán. Tích-kê là từ đơn đa âm, mượn từ ticket của tiếng Tây.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom