Vua Tự Đức được các sử gia đương thời đánh giá là người nổi tiếng về chống tham nhũng, hối lộ và xử nghiêm bằng luật.
Vũ Dinh là quan thanh liêm, chính trực có lần cho lính theo dõi bắt quả tang người coi kho lấy trộm tiền, giấu vào túi áo rồi tìm cách trốn ra quán uống rượu. Bản án được lập: Một ngày một đồng/ Ngàn ngày ngàn đồng/ Dây cưa gỗ đứt/ Nước chảy đá mòn). Tội biển thủ nếu không trị nặng thì một ngày kia, kho tàng nhà nước sẽ trống rỗng, cho nên phải chém. Nhà vua xem xong liền phê chuẩn y án.
Tháng 12-1854, một thương nhân Trung Quốc là Chu Trung Lập gửi đơn lên triều đình tố giác quan lại nhiều địa phương ăn của đút lót thương thuyền ngoại quốc. Tự Đức liền phái quan Quản viện đô sát cầm đầu đoàn thanh tra triều đình đến Quảng Nam điều tra làm rõ vụ việc và phát hiện những tố giác là có thật. Chiếu theo Hoàng Việt luật lệ, 17 người bị xử tội giảo giam hậu (bắt thắt cổ chết nhưng còn tạm giam đợi lệnh), 25 người bị tội lưu đày, 12 người bị tội làm lao dịch, 8 người bị phạt đánh gậy và cách chức. Nhiều quan lớn cũng dính vào vụ này như: Tham tri bộ Hộ Phan Tĩnh, nguyên Bố chánh Đào Trí Phú, nguyên Đốc học Phan Bật chia nhau 60 lạng bạc bị tội lưu đày, Tri phủ Điện Bàn Nguyễn Bá Đôn ăn hối lộ 12 lạng bạc, Án sát Đặng Kham nhận đút lót 82 lạng bạc, Kham sợ quá lâm bệnh chết trong tù. Đây là vụ án hối lộ lớn nhất ở nước ta thời kỳ phong kiến.
Lời bàn:
Theo sử cũ, vào thời nhà Nguyễn, việc quan lại tham ô, tham nhũng của dân bị trừng trị rất nghiêm khắc. Vì trong Bộ luật Gia Long gồm 400 điều thì có 79 điều quy định về các tội liên quan đến tham nhũng. Trong đó Điều 31 quy định quan lại nhận hối lộ phải chịu hình phạt thấp nhất là 70 trượng, cao nhất là treo cổ. Đồng thời, các quan tham nhũng của dân đều bị tịch thu tài sản, đem xử chém trước dân chúng nhằm thị uy, các quan đều sợ mà không dám nhũng nhiễu của dân.
Từ nội dung của giai thoại này cho thấy, việc chống tham nhũng của vua Tự Đức thật đáng học hỏi, nhất là hiện nay khi xã hội đã và đang xảy ra nhiều vụ “đại án” tham nhũng. Tuy nhiên, nếu chúng ta học người xưa một cách rập khuôn bằng cách dùng luật pháp như thời nhà Nguyễn để áp dụng vào nạn tham nhũng ngày nay thì thật sự sẽ khó mang lại hiệu quả. Bởi vì, luật pháp hiện đại có những mặt còn kiện toàn hơn luật pháp thời xưa, vậy thì tại sao vẫn xảy ra các vụ chém giết, trộm cướp, tham nhũng? Đó là do, những kẻ làm quan luôn nắm rõ luật pháp, vậy nên dù luật pháp có kiện toàn thì vẫn có kẽ hở, nên họ lách luật, chạy án, chạy tội… và không làm khó được họ. Mà nguyên nhân gốc rễ âu cũng chính là vấn đề đạo đức của người làm quan vậy!
Theo Tapchivanhoc.com
Vũ Dinh là quan thanh liêm, chính trực có lần cho lính theo dõi bắt quả tang người coi kho lấy trộm tiền, giấu vào túi áo rồi tìm cách trốn ra quán uống rượu. Bản án được lập: Một ngày một đồng/ Ngàn ngày ngàn đồng/ Dây cưa gỗ đứt/ Nước chảy đá mòn). Tội biển thủ nếu không trị nặng thì một ngày kia, kho tàng nhà nước sẽ trống rỗng, cho nên phải chém. Nhà vua xem xong liền phê chuẩn y án.
Tháng 12-1854, một thương nhân Trung Quốc là Chu Trung Lập gửi đơn lên triều đình tố giác quan lại nhiều địa phương ăn của đút lót thương thuyền ngoại quốc. Tự Đức liền phái quan Quản viện đô sát cầm đầu đoàn thanh tra triều đình đến Quảng Nam điều tra làm rõ vụ việc và phát hiện những tố giác là có thật. Chiếu theo Hoàng Việt luật lệ, 17 người bị xử tội giảo giam hậu (bắt thắt cổ chết nhưng còn tạm giam đợi lệnh), 25 người bị tội lưu đày, 12 người bị tội làm lao dịch, 8 người bị phạt đánh gậy và cách chức. Nhiều quan lớn cũng dính vào vụ này như: Tham tri bộ Hộ Phan Tĩnh, nguyên Bố chánh Đào Trí Phú, nguyên Đốc học Phan Bật chia nhau 60 lạng bạc bị tội lưu đày, Tri phủ Điện Bàn Nguyễn Bá Đôn ăn hối lộ 12 lạng bạc, Án sát Đặng Kham nhận đút lót 82 lạng bạc, Kham sợ quá lâm bệnh chết trong tù. Đây là vụ án hối lộ lớn nhất ở nước ta thời kỳ phong kiến.
Lời bàn:
Theo sử cũ, vào thời nhà Nguyễn, việc quan lại tham ô, tham nhũng của dân bị trừng trị rất nghiêm khắc. Vì trong Bộ luật Gia Long gồm 400 điều thì có 79 điều quy định về các tội liên quan đến tham nhũng. Trong đó Điều 31 quy định quan lại nhận hối lộ phải chịu hình phạt thấp nhất là 70 trượng, cao nhất là treo cổ. Đồng thời, các quan tham nhũng của dân đều bị tịch thu tài sản, đem xử chém trước dân chúng nhằm thị uy, các quan đều sợ mà không dám nhũng nhiễu của dân.
Từ nội dung của giai thoại này cho thấy, việc chống tham nhũng của vua Tự Đức thật đáng học hỏi, nhất là hiện nay khi xã hội đã và đang xảy ra nhiều vụ “đại án” tham nhũng. Tuy nhiên, nếu chúng ta học người xưa một cách rập khuôn bằng cách dùng luật pháp như thời nhà Nguyễn để áp dụng vào nạn tham nhũng ngày nay thì thật sự sẽ khó mang lại hiệu quả. Bởi vì, luật pháp hiện đại có những mặt còn kiện toàn hơn luật pháp thời xưa, vậy thì tại sao vẫn xảy ra các vụ chém giết, trộm cướp, tham nhũng? Đó là do, những kẻ làm quan luôn nắm rõ luật pháp, vậy nên dù luật pháp có kiện toàn thì vẫn có kẽ hở, nên họ lách luật, chạy án, chạy tội… và không làm khó được họ. Mà nguyên nhân gốc rễ âu cũng chính là vấn đề đạo đức của người làm quan vậy!
Theo Tapchivanhoc.com