Nhật Báo TRUYỀN THUYẾT VÀ TIÊN TRI VỀ VẤN NẠN CỦA BÁC SĨ TRẺ

Tử Ảnh

Sát Thần
Bài viết
294
Xu
901
TRUYỀN THUYẾT VÀ TIÊN TRI VỀ VẤN NẠN CỦA BÁC SĨ TRẺ

Nói thật nhiều khi chả buồn nói nhưng nghe mấy bác - bác sĩ trỏe lý sự anh em ngành y chán chết, chẳng thà các bác la mình nghèo lương thấp anh em còn thông cảm chứ - lý sự chỉ có lợi cho các bác rồi còn bất lợi cho cơ quan cho đồng nghiệp thì chả ai nói ... than lương không đủ sống thì còn thông cảm chứ lý sự người ta chán chết .
Em là chú sĩ thôi :) em không bàn chuyên môn chỉ bàn chuyện xử thế và những vấn đề trong công việc thôi .
Đầu tiên là các bác sĩ trỏe :) gặp các bác sĩ trỏe mới vô mới ra trường là anh em tiên tri đoán trúng tới 99,9% còn 0.9% là lý do bất khả kháng không đi được
- Bác sĩ trỏe có 1 bài gặp hoài , tui gặp cỡ gần chục bác :)
Xin vô làm xong từ 18-24 tháng để lấy kinh nghiệm với lấy chứng chỉ hành nghề, xong có học chuyên khoa lẻ hay lên cao xong nghỉ . trong thời gian đi học đó vẫn lãnh lương đàng hoàng
Có chứng chỉ hành nghề xong dông ,, đi chỗ khác .... phần đông đi tư , công thì có mấy triệu còn đi tư cỡ 10 vài chục triệu 1 tháng
.......
còn nữa để nữa nói tiếp ......

Còn nói đến đền bù ... mấy bố than nhiều ... nhiều cái l ấy ... trong khi mấy bác đi học người ta ở nhà phải gánh việc của mấy bác, xong thời gian mấy bác đi học vẫn lãnh lương điều điều , còn nữa mấy chuyên khoa cao hơn cơ quan thiếu mới cho mấy bác đi học , chứ bộ muốn đi học là dễ lắm à ,, có tiền còn đi không được nữa ..... mấy bố học 1-2 năm x 5 triệu x 12_24 tháng thì nhiêu rồi . vị trí đó đáng lẽ dành cho người khác thì mấy bố ôm xong nghỉ .... nói lịch sự là đào tạo giùm người ta , nói dân gian là nuôi ong tay áo ...
còn nhiều lắm ....


Kỳ 1

5 triệu đồng không đủ cho bác sĩ sống, tôi chấp nhận đền bù để được nghỉ việc​




Phương Thuý Nhà báo

right-arrow-blue.svg
Xem các bài viết của tác giả

Tuyến bài: Phía sau cam kết đào tạo bác sĩ

155
icon

“Thời gian làm việc mới được 22 tháng nên tôi phải đền bù 14 tháng. Số tiền đền bù là 44,5 triệu đồng, nộp tiền mặt. Tôi đã choáng váng vì có quá nhiều con số”, bác sĩ N.N.A (TP.HCM) chia sẻ.​


LỜI TÒA SOẠN
Đầu tháng 3, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã ra văn bản gửi các cơ sở y tế, trường đại học y dược, đơn vị trực thuộc sở y tế cả nước đề nghị không tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ vi phạm cam kết đối với tỉnh. Họ thuộc diện được cấp kinh phí đi đào tạo, nhận tiền hỗ trợ thu hút nhân lực, có cam kết thời gian phục vụ.
Tuy nhiên, trước khi hoàn thành thời gian làm việc theo cam kết, 6 bác sĩ đã nghỉ việc, chưa bồi thường chi phí đã nhận cho tỉnh.
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương cho rằng việc ra văn bản này là “bất đắc dĩ”. Còn về phía các bác sĩ, nhiều ý kiến băn khoăn và đặt câu hỏi tại sao họ vẫn quyết định nghỉ việc khi biết rằng phải đền bù số tiền kinh phí không nhỏ và việc bị nêu tên trong văn bản này chắc chắn làm ảnh hưởng đến danh dự, sự nghiệp.
VietNamNet xin đăng tải tuyến bài Phía sau cam kết đào tạo bác sĩ với mong muốn phần nào phản ánh được câu chuyện thực tế của những người trong cuộc, từ sự khó khăn của bác sĩ cho đến nỗi trăn trở của bệnh viện.
Kỳ 1: 5 triệu đồng không đủ cho bác sĩ sống, tôi chấp nhận đền bù để được nghỉ việc - câu chuyện của bác sĩ N.N.A, 30 tuổi, ngụ tại TP.HCM, từng ký cam kết đào tạo nhưng đã quyết tâm nghỉ việc dù phải bồi thường.
Tôi vừa hoàn thành hồ sơ xin nghỉ việc tại bệnh viện công lập hạng 1 của TP.HCM sau 4 năm công tác. Khi xin vào bệnh viện, tôi ký cam kết sau thời gian học việc để cấp chứng chỉ hành nghề, tôi phải ở lại làm việc cho bệnh viện 36 tháng liên tiếp. Nếu nghỉ việc, tôi phải trả lại “phí đào tạo” cho bệnh viện.

5 triệu đồng mỗi tháng, chi tiêu thế nào ở TP.HCM?

Tôi được trả lương và các phụ cấp trong thời gian làm việc với mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, công việc của tôi như một bác sĩ bình thường bao gồm thăm khám, cấp cứu, trực. Tôi chỉ không được ký vào y lệnh mà bác sĩ chính sẽ ký.
Suốt 18 tháng làm việc để có chứng chỉ, chúng tôi vô cùng vất vả. Công việc ở khoa cấp cứu lúc nào cũng áp lực nhưng lương chẳng đủ sống. Bạn nghĩ xem, 5 triệu đồng mỗi tháng bạn sẽ chi tiêu như thế nào ở một thành phố lớn nhất cả nước.
nhan-vien-y-te-nghi-viec2-237-253.jpg
Một bác sĩ trẻ thu nhập chỉ 5 triệu đồng sau 6 năm học đại học ra trường sẽ không thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
Qua 18 tháng, tôi được cấp chứng chỉ hành nghề, trở thành bác sĩ chính từ tháng 4. Nhưng tới tháng 6 tôi mới được nhận lương bác sĩ hạng 3. Lúc đó, tổng thu nhập từ lương và các khoản phụ cấp tôi nhận được khoảng 13 triệu đồng. Tôi không dám nghĩ tới việc lập gia đình. 30 tuổi tôi vẫn sống độc thân.
Thu nhập quá thấp, để trang trải cuộc sống, tôi và nhiều đồng nghiệp sẽ phải đi làm thêm tại các phòng mạch tư nhân. Tuy nhiên, thời gian làm việc kéo dài khiến tôi quá mệt mỏi và đang bán sức lao động với giá rẻ mạt.
Trên thế giới chỉ có Bill Gate làm việc 16 tiếng mỗi ngày nhưng ông ấy là tỷ phú. Tôi đang làm việc 15 tiếng nhưng tổng thu nhập chỉ vỏn vẹn hơn 20 triệu đồng/tháng.
Đứng giữa nhiều sự lựa chọn, tôi xin nghỉ việc để ra một bệnh viện tư làm việc. Tôi đã tìm hiểu rất nhiều về thủ tục và việc phải đền bù hợp đồng. Tôi lên làm việc với phòng Tổ chức cán bộ thì nhận được hồ sơ là một tờ giấy đủ các con số.
Thời gian tôi làm việc mới được 22 tháng, tôi phải đền bù 14 tháng. Số tiền đền bù là 44,5 triệu đồng, nộp tiền mặt. Tôi đã choáng váng vì có quá nhiều con số. Tôi xin chụp hoặc phô tô lại để về đối chiếu với hợp đồng ở nhà của mình nhưng bị từ chối. Tôi muốn nghỉ việc thì phải ký lại cam kết bồi thường.

Có bác sĩ đã từng đền bù cả tỷ đồng để nghỉ việc

Tôi không có tiền để nộp nên xin nợ lại nộp sau. Về nhà, tôi quyết định hỏi vay của một người bạn của mình 40 triệu đồng để trả lại bệnh viện với dự định khi đi làm ở nơi mới sẽ tiết kiệm và trả dần.
Bạn bè tôi mách “xin ba mẹ đi” nhưng tôi không đủ can đảm nói với ba mẹ rằng: "Cho con xin tiền để con bồi thường bệnh viện khi nghỉ việc". Ba mẹ đã nuôi tôi học 6 năm đại học nếu giờ xin thêm tiền họ để được… nghỉ việc thì nghe chừng vô lý quá.
bac-si-1040-254.jpg
Áp lực công việc, thu nhập lại thấp là lý do các bác sĩ xin thôi việc, bồi thường phá hợp đồng. Ảnh: Hoàng Hà
Một bạn cùng khóa với tôi đã phải đền bù 117 triệu đồng khi nghỉ việc. Tôi biết, bạn ấy đã phải xin ba mẹ mình để nộp lại cho bệnh viện. Rồi, bác sĩ trẻ đó lại phải tiếp tục xin tiền của ba mẹ đóng tiền học chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Bác sĩ là vậy đó, học cả đời và đều phải tự mình tìm tòi kiến thức.
Thời gian đi học, họ phải làm cam kết với bệnh viện và nghỉ việc sai cam kết phải hoàn lại tiền. Có bác sĩ đã từng đền bù cả tỷ đồng để nghỉ việc vì anh được đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài.
Tuy nhiên, khi môi trường làm việc quá áp lực công thêm thu nhập thấp sẽ khiến tôi và các đồng nghiệp vô cùng mệt mỏi. Bởi vậy, tôi chọn ra làm việc tại bệnh viện tư. Tôi còn trẻ phải kiếm tiền có chút vốn rồi lập gia đình. Dù bạn yêu nghề như thế nào nhưng không có tiền thì thật khó có thể an tâm làm việc.
Tôi chỉ mong muốn các bạn bác sĩ trẻ khi ra trường hãy cân nhắc thật kỹ. Khi đã ký cam kết, bạn phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, quy định bác sĩ trẻ phải có chứng chỉ hành nghề 18 tháng mới được làm việc. Trong khi đó, bệnh viện là nơi phải cấp chứng chỉ thì bản thân chúng tôi đang bị “bóc lột sức lao động” để có được chứng chỉ đó.
Ngoài ra, chúng tôi còn phải trả lại phí nếu không làm việc hơn 36 tháng. Các đồng nghiệp khóa sau của tôi còn ký cam kết làm việc tại bệnh viện 90 tháng. Nếu họ nghỉ việc khi chưa đủ thời gian này, số tiền đề bù còn lớn hơn rất nhiều.
Với cơ chế thu nhập như hiện nay, tôi đoán rằng sẽ còn thêm nhiều bác sĩ trẻ nghỉ việc và trả lại tiền để có chứng chỉ hành nghề giống tôi.
Nội dung các điều khoản trong bản cam kết của bác sĩ và bệnh viện
Bệnh viện A. xét duyệt và tạo điều kiện cho tôi được đào tạo chương trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh 18 tháng tại bệnh viện. Vì thế, tôi tự nguyện cam kết:
1. Trong thời gian đào tạo chấp hành sự phân công công tác của Bệnh viện và Ban lãnh đạo khoa thực hành.
2. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thực hành khám chữa bệnh, chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn của bệnh viện.
3. Hoàn thành những cam kết đã thực hiện trong hợp đồng.
4. Không tự ý bỏ học trong thời gian đào tạo.
5. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, được cấp chứng chỉ hành nghề, tôi sẽ tiếp tục làm việc tại bệnh viện 36 tháng (ít nhất gấp 2 lần thời gian được đào tạo thực hành).
Nếu vi phạm các điều trên, tôi cam kết thực hiện bồi hoàn lại cho Bệnh viện số tiền hỗ trợ bao gồm 2 triệu đồng chi phí đào tạo thực hành, 4,5 triệu đồng chi phí hỗ trợ hàng tháng trong 18 tháng tương đương 117 triệu đồng.
Làm bao lâu để được lương 10 triệu ở viện công?
Câu chuyện của N.N.A cho thấy môi trường làm việc áp lưc cộng thêm thu nhập không đủ sống khiến nhiều bác sĩ trẻ vẫn quyết tâm “dứt áo ra đi” dù phải đền bù. Về phía lãnh đạo bệnh viện, điều gì đang cản trở họ giữ chân những nhân viên này?
Kỳ 2: "Để được 10 triệu đồng, bác sĩ viện công phải cống hiến chục năm": Theo giám đốc bệnh viện, sở y tế, tình trạng nhân viên xin nghỉ việc đang diễn ra thường xuyên tại nhiều bệnh viện công. Dù buộc phải đền bù hợp đồng, họ vẫn nghỉ. Lý do chính là vì thu nhập.
Kỳ 2

'Để được 10 triệu đồng, bác sĩ viện công phải cống hiến chục năm'​




Phương Thuý

Nhà báo



Ngọc Trang

Nhà báo

Tuyến bài: Phía sau cam kết đào tạo bác sĩ

187
icon

Bác sĩ trẻ được đầu tư đi học bằng ngân sách đào tạo của nhà nước nhưng khi học xong, họ sẵn sàng xin nghỉ việc, tìm môi trường khác, chấp nhận đền bù.​


LỜI TÒA SOẠN
Đầu tháng 3, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã ra văn bản gửi các cơ sở y tế, trường đại học y dược, đơn vị trực thuộc Sở Y tế cả nước đề nghị không tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ vi phạm cam kết đối với tỉnh. Họ thuộc diện được cấp kinh phí đi đào tạo, tiền hỗ trợ thu hút nhân lực, cam kết thời gian phục vụ.
Tuy nhiên, trước khi hoàn thành thời gian làm việc theo cam kết, 6 bác sĩ đã nghỉ việc, chưa bồi thường chi phí đã nhận cho tỉnh.
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương cho rằng quyết định ra văn bản này là “bất đắc dĩ”. Còn về phía các bác sĩ, nhiều ý kiến băn khoăn và đặt câu hỏi tại sao họ vẫn quyết định nghỉ việc khi biết rằng phải đền bù số tiền kinh phí không nhỏ và việc bị nêu tên trong văn bản này chắc chắn đã ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự, sự nghiệp.
VietNamNet xin đăng tải tuyến bài Phía sau cam kết đào tạo bác sĩ với mong muốn phần nào phản ánh được câu chuyện thực tế của những người trong cuộc, từ sự khó khăn của bác sĩ cho đến nỗi trăn trở của bệnh viện.
Kỳ 1:5 triệu đồng không đủ cho bác sĩ sống, tôi chấp nhận đền bù để được nghỉ việc
Thi thoảng lại có bác sĩ nộp đơn xin nghỉ việc, là người đứng đầu cơ sở y tế bác sĩ Nguyễn Đại Phong, Giám đốc Bệnh viện Đa vùng Tây Nguyên, lại càng trăn trở hơn làm thế nào để tình trạng này giảm bớt.
Một bác sĩ công tác tại bệnh viện công lập (tỉnh Bến Tre) cho biết: “Tình trạng này không hiếm, xảy ra ở nhiều địa phương. Họ sẵn sàng chấp nhận đền bù chi phí đào tạo để ra các cơ sở tư nhân làm việc vì mức lương chi trả cao hơn nhiều so với các bệnh viện công”.

Phải đền bù, bác sĩ vẫn nghỉ

Theo bác sĩ Phong, nhân viên y tế chịu rất nhiều áp lực từ công việc và người nhà bệnh nhân… Trong khi đó, thu nhập thấp chưa tương xứng với sức lao động họ bỏ ra.
Hằng năm, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây nguyên có khoảng 15-20 nhân viên nghỉ việc, trong đó có 8-10 bác sĩ. Bệnh viện tiếp tục tuyển thêm các bác sĩ trẻ vào thay thế nhưng một số vị trí khoa phòng vẫn “trống”.
Trong số bác sĩ nghỉ việc, ông Phong lo ngại nhất đó là bác sĩ được bệnh viện cử đi học chuyên khoa, các lớp ngắn hạn bằng ngân sách đào tạo của nhà nước, bác sĩ có tay nghề vững. Khi học xong, họ kiên quyết nghỉ việc bất chấp các quy định ràng buộc, sẵn sàng trả lại kinh phí để nghỉ việc ra làm bệnh viện tư nhân hoặc phòng khám tư.
anh-bai-1021.jpg
Bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên khám cho bệnh nhân. Ảnh BVCC.
Theo quy định, các bác sĩ khi đi học về phải công tác ít nhất bằng 2 lần thời gian đi học thì khi thôi việc không phải đền bù kinh phí. Ví dụ, bác sĩ khi học thạc sĩ hoặc chuyên khoa cấp 1 thời gian học 2 năm lúc về cần phục vụ thêm 4 năm. Nếu bác sĩ làm không đủ thời gian đó thì phải đền bù kinh phí. Thực tế, khi họ đã muốn nghỉ thì cũng sẽ sẵn sàng đền bù theo cam kết.
Tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, nhiều bác sĩ đã nộp đền bù. Ông Phong cho biết gần đây nhất, một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đã xin nghỉ, phải đền bù hơn 500 triệu bao gồm phí đào tạo, các khoản phụ cấp khi đi học… Dù số tiền đền bù lớn nhưng bác sĩ này vẫn nghỉ và xin nộp chậm khoản tiền này.
Theo ông Phong, số tiền đền bù phụ thuộc vào ngân sách chi trả cho khóa đào tạo và một số quy định riêng của cơ sở y tế như thu nhập tăng thêm trong thời gian đi học hay các phụ cấp khác…
Là một tỉnh miền núi, Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn cũng có chương trình đào tạo bác sĩ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Ông Phạm Đức Cơ - Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - Dược, Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, cho biết việc cán bộ được cử đi đào tạo dựa vào có nhu cầu sử dụng lao động của tỉnh trong lĩnh vực đó. Ví dụ, bệnh viện đang thiếu bác sĩ chuyên khoa mổ mà không tuyển dụng được nên cử cán bộ đi học.
Ông cũng phân tích một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này:
Thứ nhất, mức lương thu hút lao động (bác sĩ) ở các cơ sở tư nhân cao hơn so với mức lương được chi trả tại các bệnh viện công lập, sự chênh lệch này còn khá cách biệt. Trưởng phòng Nghiệp vụ y - dược, Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn lấy ví dụ, tại một số bệnh viện công, có bác sĩ được hưởng mức lương 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên để đạt được mức đó họ phải cống hiến hàng chục năm. Ở các bệnh viện tư lương khởi điểm có thể cao gấp 3, 4 lần con số trên.
Thứ hai, sự khác biệt về thời gian làm việc. Theo ông Cơ, làm việc ở đơn vị tư nhân thoải mái hơn, không bị gò bó hạn chế như cơ sở công lập.
333817718-1134411410589543-692660894035185435-n-1-1022.jpg
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: BVCC
“Còn nhiều lý do khác tác động đến quyết định chấp nhận chịu nộp phạt để rời bệnh viện công sau khi được đào tạo của các bác sĩ. Tuy nhiên lý do quan trọng nhất vẫn là thu nhập”, ông Cơ cho biết.
Ngoài ra, theo đánh giá của Giám đốc Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, môi trường làm việc, trang thiết bị, điều kiện vật chất cũng tác động lớn đến bác sĩ.
Tại bệnh viện tư, môi trường làm việc và điều kiện trang thiết bị tốt hơn. Trong khi đó, nhiều cơ sở y tế đã xảy ra hiện tượng bác sĩ đi học về nhưng thiếu thiết bị để thực hành, triển khai chuyên môn.
Hơn một năm nay, tình trạng thiếu vật tư trang thiết bị, vật tư y tế càng làm cho bác sĩ chán nản. Tâm lý của nhiều bác sĩ là muốn làm việc, nhưng nếu rơi vào tình trạng “tay không bắt giặc” họ cũng bị dao động.

Bài toán khó để giữ chân bác sĩ, đặc biệt là người giỏi

Theo bác sĩ Nguyễn Đại Phong, cần phải có một chính sách đãi ngộ tương xứng từ lương cho tới môi trường làm việc để các nhân viên y tế yên tâm làm việc, đặc biệt là bác sĩ giỏi.
“Mỗi lần anh em tâm tư thu nhập, là người đứng đầu cơ quan, tôi vẫn trăn trở làm sao để nhân viên của mình có nguồn thu nhập tương đối gần bằng với bệnh viện tư nhân”, bác sĩ Phong chia sẻ.
Ví dụ, tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên thu nhập bác sĩ trung bình theo bậc lương và tăng thêm khoảng 7-8 triệu đồng. Các vị trí trưởng khoa khoảng hơn 10 triệu đồng. Nếu họ ra bệnh viện tư, thu nhập từ 18 đến hơn 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, ông Phong cho rằng đây là bài toàn khó. Muốn tăng thu nhập cho cán bộ viên chức ngoài quản lý tăng thu các khoản phí, viện phí, tránh thất thoát, tiết kiệm điện nước, tiết kiệm các khoản chi không hợp lý… cần có khu điều trị theo yêu cầu.
“Dù vậy, việc tăng nguồn thu kể cả từ khu khám và điều trị theo yêu cầu phải làm đề án rất khó khăn, nhiều cơ quan chức năng thẩm định và cuối cùng thông qua HĐND tỉnh phê duyệt…
Điều đó cho thấy bệnh viện công có những ràng buộc pháp lý không như bệnh viện tư hoạt động theo mô hình doanh nghiệp mua sắm hay mở gói dịch vụ mới dễ dàng”, bác sĩ Phong phân tích.
Vì vậy, khi nhận đơn xin nghỉ việc của nhân viên, bác sĩ Phong chỉ còn cách mời họ lên nói chuyện tìm hiểu tâm tư và thuyết phục ở lại. Nhiều thời điểm, bệnh viện thiếu bác sĩ chuyên môn cao, chưa có người thay thế nên không thể giải quyết cho bác sĩ nghỉ việc ngay.
Tuy nhiên, theo quy định, trong thời gian tối đa 45 ngày người lao động gửi đơn xin thôi việc, cơ quan đơn vị phải giải quyết.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên có chính sách thu hút nhân lực như khuyến khích các bác sĩ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, tạo điều kiện cho họ phấn đấu có vị trí lãnh đạo trong khoa phòng, trả đủ kinh phí học phí và trả đủ bổ sung thu nhập theo quy định của bệnh viện. Nhân viên y tế học các kỹ thuật cao ngoài các khoản thu nhập, được bệnh viện hỗ trợ thêm mỗi tháng 3 triệu tiền trọ, lưu trú…
Ngoài ra, bệnh viện cũng có các chính sách đãi ngộ các sinh viên ra trường loại giỏi, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa như rút ngắn thời gian thử việc chỉ còn 1-2 tháng.
Tuy nhiên, bác sĩ Phong lo ngại dù đãi ngộ tốt nhưng việc dịch chuyển nơi làm việc từ công sang tư vẫn khó tránh khỏi khi cán cân thu nhập cách biệt rõ rệt.
Tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến quy hoạch, vấn đề đào tạo của bệnh viện, dẫn đến thiếu hụt lao động. Các cơ sở y tế lại phải tiếp tục tuyển dụng hoặc cử cán bộ đi đào tạo tiếp. Điều đó gây mất thời gian và đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ không được hưởng quyền lợi khám, điều trị tốt nhất.
Cũng theo ông Phạm Đức Cơ, để giải quyết tình trạng trên phải giải quyết từng căn nguyên của vấn đề. Đó là cải cách tiền lương, nâng cao chế độ đãi ngộ cho bác sĩ tại viện công. Sau khi đi đào tạo về, bác sĩ có thể yên tâm công tác, cống hiến cho bệnh viện. Bên cạnh đó môi trường làm việc, các điều kiện khác phải thực hiện theo quy định luật lao động để tạo điều kiện tốt nhất cho người thầy thuốc cống hiến.
“Không ai muốn nhảy việc. Ai cũng muốn được cống hiến tại nơi người ta được cử đi học, làm việc tại môi trường quen thuộc, vì hoàn cảnh bất đắc dĩ người ta mới phải chấp nhận đền bù để ra đi”, ông Cơ nhận định.
Không bệnh viện nào muốn nhận tiền bồi thường đào tạo của bác sĩ
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, nếu bác sĩ nào đi học về nhưng “chê” lương thấp mà bỏ bệnh viện đi nơi khác thì bệnh viện sẽ thiệt thòi, bởi cơ sở đó chỉ là nơi “thử việc” cho họ. Những cam kết dân sự giữa các bệnh viện đang thực hiện với người lao động là phù hợp và chúng ta nên hài hòa lợi ích của tập thể và cá nhân.
Kỳ 3: “Không bệnh viện nào muốn nhận tiền bồi thường đào tạo của bác sĩ”
Kỳ 3

'Không bệnh viện nào muốn nhận tiền bồi thường đào tạo của bác sĩ'​




Phương Thuý

Nhà báo



Ngọc Trang

Nhà báo

Tuyến bài: Phía sau cam kết đào tạo bác sĩ

179
icon

Nhân viên y tế nghỉ việc đa phần vì thu nhập và các chế độ đãi ngộ ở bệnh viện công lập thấp hơn tư nhân. Nếu không giải được bài toán tăng thu nhập, làn sóng dịch chuyển lao động sẽ tiếp tục diễn ra.​



LỜI TÒA SOẠN
Đầu tháng 3, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã ra văn bản gửi các cơ sở y tế, trường đại học y dược, đơn vị trực thuộc Sở Y tế cả nước đề nghị không tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ vi phạm cam kết đối với tỉnh. Họ thuộc diện được cấp kinh phí đi đào tạo, tiền hỗ trợ thu hút nhân lực, cam kết thời gian phục vụ.
Tuy nhiên, trước khi hoàn thành thời gian làm việc theo cam kết, 6 bác sĩ đã nghỉ việc, chưa bồi thường chi phí đã nhận cho tỉnh.
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương cho rằng quyết định ra văn bản này là “bất đắc dĩ”. Còn về phía các bác sĩ, nhiều ý kiến băn khoăn và đặt câu hỏi tại sao họ vẫn quyết định nghỉ việc khi biết rằng phải đền bù số tiền kinh phí không nhỏ và việc bị nêu tên trong văn bản này chắc chắn đã ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự, sự nghiệp.
VietNamNet xin đăng tải tuyến bài Phía sau cam kết đào tạo bác sĩ với mong muốn phần nào phản ánh được câu chuyện thực tế của những người trong cuộc, từ sự khó khăn của bác sĩ cho đến nỗi trăn trở của bệnh viện.
Kỳ 1: 5 triệu đồng không đủ cho bác sĩ sống, tôi chấp nhận đền bù để được nghỉ việc
Kỳ 2: Để được 10 triệu đồng ở viện công, bác sĩ phải cống hiến chục năm


Bác sĩ chấp nhận đền bù để nghỉ việc: Bài học cho bệnh viện​

Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng cam kết về việc đào tạo giữa bác sĩ và bệnh viện đang thực hiện ở các nơi đều phù hợp. “Khi bạn được cử đi học, cơ sở đã tạo điều kiện thì bạn phải mang lại lợi ích phát triển cho đơn vị. Nếu không có cam kết, tôi nghĩ rằng ai đi học về cũng 'bùng' thì bệnh viện chỉ là nơi thử việc cho bác sĩ”, ông Quang chia sẻ quan điểm.
Thực tế, ông cho biết nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện bác sĩ xin vào làm việc và được đi học thêm về một kỹ thuật. Bệnh viện đó triển khai, được bảo hiểm y tế thanh toán. Nhưng đột xuất, bác sĩ thấy lương thấp quá, bỏ việc và vị trí đó trống… bệnh viện phải thay người hoặc bỏ luôn kỹ thuật đã thực hiện. “Bệnh viện thiệt đơn, thiệt kép và không ai muốn khi nhận tiền bồi hoàn của bác sĩ nếu họ phá cam kết”, ông nói.
ts-nguyen-huy-quang-271.jpg
TS Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
Theo ông Quang, phía sau những cam kết đào tạo không chỉ là cái lý mà còn cả tình. Nếu bác sĩ, bệnh viện dung hòa được điều đó sẽ phù hợp mang lại lợi ích cho nhà nước, nhân dân thay vì chúng ta đang chủ nghĩa cá nhân.
Theo luật sư Phạm Văn Học, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống y tế Hùng Vương, hai năm qua số lượng y bác sĩ nghỉ việc tăng đột biến. Ông Học cho rằng nguyên nhân nghỉ việc có thể đến từ trước khi có dịch Covid-19 nên khi hết dịch họ bắt đầu thôi việc, đây cũng là điều bình thường.
Hiện tại, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương có hơn 1.000 cán bộ công nhân viên. Ngoài hợp đồng, chế độ phúc lợi cho người lao động cũng là điều kiện để họ cống hiến làm việc.
Nhận định về trường hợp cơ sở y tế cho cán bộ đi học sau đó họ lại nghỉ việc dù phải đền bù, ông Học đánh giá đây là bài học để đơn vị đó xem xét lại vì sao họ nghỉ việc, không thể đổ lỗi cho người lao động.
“Bởi vì tâm lý người lao động không ai thích nhảy việc. Dư luận không nên quy chụp lỗi do bệnh viện hay bác sĩ”, ông nói.
Ở góc độ pháp luật, ông Học cho biết các thỏa thuận cam kết đào tạo giữa bệnh viện và nhân viên y tế cần đảm bảo đúng luật. Các hợp đồng ký dựa trên 3 nguyên tắc: các thỏa thuận, không được trái luật pháp, không trái đạo lý. Vì vậy, hợp đồng dù là thỏa thuận nhưng trái pháp luật thì cũng vô hiệu hóa. Do đó, theo ông, khi ký thỏa thuận, nhân viên y tế cần phải tìm hiểu các điều luật từ luật dân sự, luật về giáo dục và đào tạo để đánh giá các điều khoản trong cam kết có phù hợp với quy định của pháp luật hay không.

Giữ chân bác sĩ bằng cách nào?​

Luật sư Học cho rằng cách giữ chân người lao động tốt nhất đó là đảm bảo cuộc sống cho họ. Một bác sĩ trẻ làm việc ở bệnh viện công lập với mức lương theo hệ số quy định, họ chỉ nhận được khoảng 4-5 triệu đồng/tháng và một số khoản thu khác.
Tuy nhiên, các bệnh viện công đang gặp khó khăn trong việc định giá khám chữa bệnh. Việc định giá chậm, giá dịch vụ theo yêu cầu chưa rõ ràng, cơ cấu giá chung chung nên phần thu nhập tăng thêm khó khăn.
bv-hung-vuong-272.jpg
Nhân viên y tế làm việc tại BV đa khoa Hùng Vương. Ảnh BVCC.
Thông thường, cơ sở khám chữa bệnh muốn có nguồn thu phải có khu vực khám chữa bệnh dịch vụ. Nếu giám đốc “bạo tay” sử dụng nguồn tài chính thu đó cho tái đầu tư, chi trả lương cho cán bộ y bác sĩ đối mặt với rủi ro pháp lý nếu có thanh kiểm tra. Ngược lại, bệnh viện thu được tiền nhưng không dám chi sẽ không đảm bảo được thu nhập cho nhân viên.
“Vì vậy, bài toán cải cách thu nhập cho các y bác sĩ không dễ giải quyết, cần có chính sách đồng bộ để tháo gỡ”, ông Học nhận định.
Theo ông, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, hợp tác xã hay tổ chức xã hội có luật riêng nhưng bệnh viện công thì không. Vì vậy, về lâu dài, luật sư Học cho rằng cần ban hành luật quy định riêng đối với việc tổ chức hoạt động của bệnh viện.
“Trong đó, cần định vị quan hệ phối hợp, quyền lợi, trách nhiệm, tài sản, thuê mướn, vay mượn. Chúng ta không thể đưa quy định của Luật Khám chữa bệnh cho toàn bộ hoạt động của bệnh viện nhất là tài chính, ngân hàng. Một bệnh viện thu - chi cả chục nghìn tỷ mỗi năm nhưng không có luật thì giám đốc cũng khó giải bài toán nâng cao thu nhập của bác sĩ”, ông khẳng định.
Ở góc độ khác, Tiến sĩ Quang cho rằng lương bác sĩ ở bệnh viện công thấp là tình trạng chung. Tuy nhiên, bác sĩ làm bệnh viện công có thể mở phòng khám, làm thêm ngoài giờ tăng thu nhập. “Thực tế, nhiều bác sĩ có đời sống kinh tế ổn định vì mở thêm phòng mạch thay vì ca thán lương cơ quan trả thấp”, ông ví dụ.
Dù vậy, Luật sư Học cho rằng việc mở phòng mạch giúp tăng thu nhập cho bác sĩ nhưng không phải ai cũng được làm được điều đó. "Mở phòng mạch liên quan nhiều yếu tố từ tài chính, thời gian và theo chuyên ngành. Ví dụ, chuyên ngành kiểm soát nhiễm khuẩn, ngoại khoa, gây mê hồi sức không thể mở phòng khám tư", ông chia sẻ.
 
Sửa lần cuối:
TRUYỀN THUYẾT VÀ TIÊN TRI VỀ VẤN NẠN CỦA BÁC SĨ TRẺ

Nói thật nhiều khi chả buồn nói nhưng nghe mấy bác - bác sĩ trỏe lý sự anh em ngành y chán chết, chẳng thà các bác la mình nghèo lương thấp anh em còn thông cảm chứ - lý sự chỉ có lợi cho các bác rồi còn bất lợi cho cơ quan cho đồng nghiệp thì chả ai nói ... than lương không đủ sống thì còn thông cảm chứ lý sự người ta chán chết .
Em là chú sĩ thôi :) em không bàn chuyên môn chỉ bàn chuyện xử thế và những vấn đề trong công việc thôi .
Đầu tiên là các bác sĩ trỏe :) gặp các bác sĩ trỏe mới vô mới ra trường là anh em tiên tri đoán trúng tới 99,9% còn 0.9% là lý do bất khả kháng không đi được
- Bác sĩ trỏe có 1 bài gặp hoài , tui gặp cỡ gần chục bác :)
Xin vô làm xong từ 18-24 tháng để lấy kinh nghiệm với lấy chứng chỉ hành nghề, xong có học chuyên khoa lẻ hay lên cao xong nghỉ . trong thời gian đi học đó vẫn lãnh lương đàng hoàng
Có chứng chỉ hành nghề xong dông ,, đi chỗ khác .... phần đông đi tư , công thì có mấy triệu còn đi tư cỡ 10 vài chục triệu 1 tháng
.......
còn nữa để nữa nói tiếp ......


Kỳ 1

5 triệu đồng không đủ cho bác sĩ sống, tôi chấp nhận đền bù để được nghỉ việc​




Phương Thuý Nhà báo

right-arrow-blue.svg
Xem các bài viết của tác giả

Tuyến bài: Phía sau cam kết đào tạo bác sĩ

155
icon

“Thời gian làm việc mới được 22 tháng nên tôi phải đền bù 14 tháng. Số tiền đền bù là 44,5 triệu đồng, nộp tiền mặt. Tôi đã choáng váng vì có quá nhiều con số”, bác sĩ N.N.A (TP.HCM) chia sẻ.​


LỜI TÒA SOẠN
Đầu tháng 3, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã ra văn bản gửi các cơ sở y tế, trường đại học y dược, đơn vị trực thuộc sở y tế cả nước đề nghị không tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ vi phạm cam kết đối với tỉnh. Họ thuộc diện được cấp kinh phí đi đào tạo, nhận tiền hỗ trợ thu hút nhân lực, có cam kết thời gian phục vụ.
Tuy nhiên, trước khi hoàn thành thời gian làm việc theo cam kết, 6 bác sĩ đã nghỉ việc, chưa bồi thường chi phí đã nhận cho tỉnh.
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương cho rằng việc ra văn bản này là “bất đắc dĩ”. Còn về phía các bác sĩ, nhiều ý kiến băn khoăn và đặt câu hỏi tại sao họ vẫn quyết định nghỉ việc khi biết rằng phải đền bù số tiền kinh phí không nhỏ và việc bị nêu tên trong văn bản này chắc chắn làm ảnh hưởng đến danh dự, sự nghiệp.
VietNamNet xin đăng tải tuyến bài Phía sau cam kết đào tạo bác sĩ với mong muốn phần nào phản ánh được câu chuyện thực tế của những người trong cuộc, từ sự khó khăn của bác sĩ cho đến nỗi trăn trở của bệnh viện.
Kỳ 1: 5 triệu đồng không đủ cho bác sĩ sống, tôi chấp nhận đền bù để được nghỉ việc - câu chuyện của bác sĩ N.N.A, 30 tuổi, ngụ tại TP.HCM, từng ký cam kết đào tạo nhưng đã quyết tâm nghỉ việc dù phải bồi thường.
Tôi vừa hoàn thành hồ sơ xin nghỉ việc tại bệnh viện công lập hạng 1 của TP.HCM sau 4 năm công tác. Khi xin vào bệnh viện, tôi ký cam kết sau thời gian học việc để cấp chứng chỉ hành nghề, tôi phải ở lại làm việc cho bệnh viện 36 tháng liên tiếp. Nếu nghỉ việc, tôi phải trả lại “phí đào tạo” cho bệnh viện.

5 triệu đồng mỗi tháng, chi tiêu thế nào ở TP.HCM?

Tôi được trả lương và các phụ cấp trong thời gian làm việc với mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, công việc của tôi như một bác sĩ bình thường bao gồm thăm khám, cấp cứu, trực. Tôi chỉ không được ký vào y lệnh mà bác sĩ chính sẽ ký.
Suốt 18 tháng làm việc để có chứng chỉ, chúng tôi vô cùng vất vả. Công việc ở khoa cấp cứu lúc nào cũng áp lực nhưng lương chẳng đủ sống. Bạn nghĩ xem, 5 triệu đồng mỗi tháng bạn sẽ chi tiêu như thế nào ở một thành phố lớn nhất cả nước.
nhan-vien-y-te-nghi-viec2-237-253.jpg
Một bác sĩ trẻ thu nhập chỉ 5 triệu đồng sau 6 năm học đại học ra trường sẽ không thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
Qua 18 tháng, tôi được cấp chứng chỉ hành nghề, trở thành bác sĩ chính từ tháng 4. Nhưng tới tháng 6 tôi mới được nhận lương bác sĩ hạng 3. Lúc đó, tổng thu nhập từ lương và các khoản phụ cấp tôi nhận được khoảng 13 triệu đồng. Tôi không dám nghĩ tới việc lập gia đình. 30 tuổi tôi vẫn sống độc thân.
Thu nhập quá thấp, để trang trải cuộc sống, tôi và nhiều đồng nghiệp sẽ phải đi làm thêm tại các phòng mạch tư nhân. Tuy nhiên, thời gian làm việc kéo dài khiến tôi quá mệt mỏi và đang bán sức lao động với giá rẻ mạt.
Trên thế giới chỉ có Bill Gate làm việc 16 tiếng mỗi ngày nhưng ông ấy là tỷ phú. Tôi đang làm việc 15 tiếng nhưng tổng thu nhập chỉ vỏn vẹn hơn 20 triệu đồng/tháng.
Đứng giữa nhiều sự lựa chọn, tôi xin nghỉ việc để ra một bệnh viện tư làm việc. Tôi đã tìm hiểu rất nhiều về thủ tục và việc phải đền bù hợp đồng. Tôi lên làm việc với phòng Tổ chức cán bộ thì nhận được hồ sơ là một tờ giấy đủ các con số.
Thời gian tôi làm việc mới được 22 tháng, tôi phải đền bù 14 tháng. Số tiền đền bù là 44,5 triệu đồng, nộp tiền mặt. Tôi đã choáng váng vì có quá nhiều con số. Tôi xin chụp hoặc phô tô lại để về đối chiếu với hợp đồng ở nhà của mình nhưng bị từ chối. Tôi muốn nghỉ việc thì phải ký lại cam kết bồi thường.

Có bác sĩ đã từng đền bù cả tỷ đồng để nghỉ việc

Tôi không có tiền để nộp nên xin nợ lại nộp sau. Về nhà, tôi quyết định hỏi vay của một người bạn của mình 40 triệu đồng để trả lại bệnh viện với dự định khi đi làm ở nơi mới sẽ tiết kiệm và trả dần.
Bạn bè tôi mách “xin ba mẹ đi” nhưng tôi không đủ can đảm nói với ba mẹ rằng: "Cho con xin tiền để con bồi thường bệnh viện khi nghỉ việc". Ba mẹ đã nuôi tôi học 6 năm đại học nếu giờ xin thêm tiền họ để được… nghỉ việc thì nghe chừng vô lý quá.
bac-si-1040-254.jpg
Áp lực công việc, thu nhập lại thấp là lý do các bác sĩ xin thôi việc, bồi thường phá hợp đồng. Ảnh: Hoàng Hà
Một bạn cùng khóa với tôi đã phải đền bù 117 triệu đồng khi nghỉ việc. Tôi biết, bạn ấy đã phải xin ba mẹ mình để nộp lại cho bệnh viện. Rồi, bác sĩ trẻ đó lại phải tiếp tục xin tiền của ba mẹ đóng tiền học chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Bác sĩ là vậy đó, học cả đời và đều phải tự mình tìm tòi kiến thức.
Thời gian đi học, họ phải làm cam kết với bệnh viện và nghỉ việc sai cam kết phải hoàn lại tiền. Có bác sĩ đã từng đền bù cả tỷ đồng để nghỉ việc vì anh được đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài.
Tuy nhiên, khi môi trường làm việc quá áp lực công thêm thu nhập thấp sẽ khiến tôi và các đồng nghiệp vô cùng mệt mỏi. Bởi vậy, tôi chọn ra làm việc tại bệnh viện tư. Tôi còn trẻ phải kiếm tiền có chút vốn rồi lập gia đình. Dù bạn yêu nghề như thế nào nhưng không có tiền thì thật khó có thể an tâm làm việc.
Tôi chỉ mong muốn các bạn bác sĩ trẻ khi ra trường hãy cân nhắc thật kỹ. Khi đã ký cam kết, bạn phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, quy định bác sĩ trẻ phải có chứng chỉ hành nghề 18 tháng mới được làm việc. Trong khi đó, bệnh viện là nơi phải cấp chứng chỉ thì bản thân chúng tôi đang bị “bóc lột sức lao động” để có được chứng chỉ đó.
Ngoài ra, chúng tôi còn phải trả lại phí nếu không làm việc hơn 36 tháng. Các đồng nghiệp khóa sau của tôi còn ký cam kết làm việc tại bệnh viện 90 tháng. Nếu họ nghỉ việc khi chưa đủ thời gian này, số tiền đề bù còn lớn hơn rất nhiều.
Với cơ chế thu nhập như hiện nay, tôi đoán rằng sẽ còn thêm nhiều bác sĩ trẻ nghỉ việc và trả lại tiền để có chứng chỉ hành nghề giống tôi.
Nội dung các điều khoản trong bản cam kết của bác sĩ và bệnh viện
Bệnh viện A. xét duyệt và tạo điều kiện cho tôi được đào tạo chương trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh 18 tháng tại bệnh viện. Vì thế, tôi tự nguyện cam kết:
1. Trong thời gian đào tạo chấp hành sự phân công công tác của Bệnh viện và Ban lãnh đạo khoa thực hành.
2. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thực hành khám chữa bệnh, chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn của bệnh viện.
3. Hoàn thành những cam kết đã thực hiện trong hợp đồng.
4. Không tự ý bỏ học trong thời gian đào tạo.
5. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, được cấp chứng chỉ hành nghề, tôi sẽ tiếp tục làm việc tại bệnh viện 36 tháng (ít nhất gấp 2 lần thời gian được đào tạo thực hành).
Nếu vi phạm các điều trên, tôi cam kết thực hiện bồi hoàn lại cho Bệnh viện số tiền hỗ trợ bao gồm 2 triệu đồng chi phí đào tạo thực hành, 4,5 triệu đồng chi phí hỗ trợ hàng tháng trong 18 tháng tương đương 117 triệu đồng.
Làm bao lâu để được lương 10 triệu ở viện công?
Câu chuyện của N.N.A cho thấy môi trường làm việc áp lưc cộng thêm thu nhập không đủ sống khiến nhiều bác sĩ trẻ vẫn quyết tâm “dứt áo ra đi” dù phải đền bù. Về phía lãnh đạo bệnh viện, điều gì đang cản trở họ giữ chân những nhân viên này?
Kỳ 2: "Để được 10 triệu đồng, bác sĩ viện công phải cống hiến chục năm": Theo giám đốc bệnh viện, sở y tế, tình trạng nhân viên xin nghỉ việc đang diễn ra thường xuyên tại nhiều bệnh viện công. Dù buộc phải đền bù hợp đồng, họ vẫn nghỉ. Lý do chính là vì thu nhập.
Kỳ 2

'Để được 10 triệu đồng, bác sĩ viện công phải cống hiến chục năm'​




Phương Thuý

Nhà báo



Ngọc Trang

Nhà báo

Tuyến bài: Phía sau cam kết đào tạo bác sĩ

187
icon

Bác sĩ trẻ được đầu tư đi học bằng ngân sách đào tạo của nhà nước nhưng khi học xong, họ sẵn sàng xin nghỉ việc, tìm môi trường khác, chấp nhận đền bù.​


LỜI TÒA SOẠN
Đầu tháng 3, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã ra văn bản gửi các cơ sở y tế, trường đại học y dược, đơn vị trực thuộc Sở Y tế cả nước đề nghị không tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ vi phạm cam kết đối với tỉnh. Họ thuộc diện được cấp kinh phí đi đào tạo, tiền hỗ trợ thu hút nhân lực, cam kết thời gian phục vụ.
Tuy nhiên, trước khi hoàn thành thời gian làm việc theo cam kết, 6 bác sĩ đã nghỉ việc, chưa bồi thường chi phí đã nhận cho tỉnh.
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương cho rằng quyết định ra văn bản này là “bất đắc dĩ”. Còn về phía các bác sĩ, nhiều ý kiến băn khoăn và đặt câu hỏi tại sao họ vẫn quyết định nghỉ việc khi biết rằng phải đền bù số tiền kinh phí không nhỏ và việc bị nêu tên trong văn bản này chắc chắn đã ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự, sự nghiệp.
VietNamNet xin đăng tải tuyến bài Phía sau cam kết đào tạo bác sĩ với mong muốn phần nào phản ánh được câu chuyện thực tế của những người trong cuộc, từ sự khó khăn của bác sĩ cho đến nỗi trăn trở của bệnh viện.
Kỳ 1:5 triệu đồng không đủ cho bác sĩ sống, tôi chấp nhận đền bù để được nghỉ việc
Thi thoảng lại có bác sĩ nộp đơn xin nghỉ việc, là người đứng đầu cơ sở y tế bác sĩ Nguyễn Đại Phong, Giám đốc Bệnh viện Đa vùng Tây Nguyên, lại càng trăn trở hơn làm thế nào để tình trạng này giảm bớt.
Một bác sĩ công tác tại bệnh viện công lập (tỉnh Bến Tre) cho biết: “Tình trạng này không hiếm, xảy ra ở nhiều địa phương. Họ sẵn sàng chấp nhận đền bù chi phí đào tạo để ra các cơ sở tư nhân làm việc vì mức lương chi trả cao hơn nhiều so với các bệnh viện công”.

Phải đền bù, bác sĩ vẫn nghỉ

Theo bác sĩ Phong, nhân viên y tế chịu rất nhiều áp lực từ công việc và người nhà bệnh nhân… Trong khi đó, thu nhập thấp chưa tương xứng với sức lao động họ bỏ ra.
Hằng năm, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây nguyên có khoảng 15-20 nhân viên nghỉ việc, trong đó có 8-10 bác sĩ. Bệnh viện tiếp tục tuyển thêm các bác sĩ trẻ vào thay thế nhưng một số vị trí khoa phòng vẫn “trống”.
Trong số bác sĩ nghỉ việc, ông Phong lo ngại nhất đó là bác sĩ được bệnh viện cử đi học chuyên khoa, các lớp ngắn hạn bằng ngân sách đào tạo của nhà nước, bác sĩ có tay nghề vững. Khi học xong, họ kiên quyết nghỉ việc bất chấp các quy định ràng buộc, sẵn sàng trả lại kinh phí để nghỉ việc ra làm bệnh viện tư nhân hoặc phòng khám tư.
anh-bai-1021.jpg
Bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên khám cho bệnh nhân. Ảnh BVCC.
Theo quy định, các bác sĩ khi đi học về phải công tác ít nhất bằng 2 lần thời gian đi học thì khi thôi việc không phải đền bù kinh phí. Ví dụ, bác sĩ khi học thạc sĩ hoặc chuyên khoa cấp 1 thời gian học 2 năm lúc về cần phục vụ thêm 4 năm. Nếu bác sĩ làm không đủ thời gian đó thì phải đền bù kinh phí. Thực tế, khi họ đã muốn nghỉ thì cũng sẽ sẵn sàng đền bù theo cam kết.
Tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, nhiều bác sĩ đã nộp đền bù. Ông Phong cho biết gần đây nhất, một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đã xin nghỉ, phải đền bù hơn 500 triệu bao gồm phí đào tạo, các khoản phụ cấp khi đi học… Dù số tiền đền bù lớn nhưng bác sĩ này vẫn nghỉ và xin nộp chậm khoản tiền này.
Theo ông Phong, số tiền đền bù phụ thuộc vào ngân sách chi trả cho khóa đào tạo và một số quy định riêng của cơ sở y tế như thu nhập tăng thêm trong thời gian đi học hay các phụ cấp khác…
Là một tỉnh miền núi, Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn cũng có chương trình đào tạo bác sĩ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Ông Phạm Đức Cơ - Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - Dược, Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, cho biết việc cán bộ được cử đi đào tạo dựa vào có nhu cầu sử dụng lao động của tỉnh trong lĩnh vực đó. Ví dụ, bệnh viện đang thiếu bác sĩ chuyên khoa mổ mà không tuyển dụng được nên cử cán bộ đi học.
Ông cũng phân tích một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này:
Thứ nhất, mức lương thu hút lao động (bác sĩ) ở các cơ sở tư nhân cao hơn so với mức lương được chi trả tại các bệnh viện công lập, sự chênh lệch này còn khá cách biệt. Trưởng phòng Nghiệp vụ y - dược, Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn lấy ví dụ, tại một số bệnh viện công, có bác sĩ được hưởng mức lương 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên để đạt được mức đó họ phải cống hiến hàng chục năm. Ở các bệnh viện tư lương khởi điểm có thể cao gấp 3, 4 lần con số trên.
Thứ hai, sự khác biệt về thời gian làm việc. Theo ông Cơ, làm việc ở đơn vị tư nhân thoải mái hơn, không bị gò bó hạn chế như cơ sở công lập.
333817718-1134411410589543-692660894035185435-n-1-1022.jpg
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: BVCC
“Còn nhiều lý do khác tác động đến quyết định chấp nhận chịu nộp phạt để rời bệnh viện công sau khi được đào tạo của các bác sĩ. Tuy nhiên lý do quan trọng nhất vẫn là thu nhập”, ông Cơ cho biết.
Ngoài ra, theo đánh giá của Giám đốc Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, môi trường làm việc, trang thiết bị, điều kiện vật chất cũng tác động lớn đến bác sĩ.
Tại bệnh viện tư, môi trường làm việc và điều kiện trang thiết bị tốt hơn. Trong khi đó, nhiều cơ sở y tế đã xảy ra hiện tượng bác sĩ đi học về nhưng thiếu thiết bị để thực hành, triển khai chuyên môn.
Hơn một năm nay, tình trạng thiếu vật tư trang thiết bị, vật tư y tế càng làm cho bác sĩ chán nản. Tâm lý của nhiều bác sĩ là muốn làm việc, nhưng nếu rơi vào tình trạng “tay không bắt giặc” họ cũng bị dao động.

Bài toán khó để giữ chân bác sĩ, đặc biệt là người giỏi

Theo bác sĩ Nguyễn Đại Phong, cần phải có một chính sách đãi ngộ tương xứng từ lương cho tới môi trường làm việc để các nhân viên y tế yên tâm làm việc, đặc biệt là bác sĩ giỏi.
“Mỗi lần anh em tâm tư thu nhập, là người đứng đầu cơ quan, tôi vẫn trăn trở làm sao để nhân viên của mình có nguồn thu nhập tương đối gần bằng với bệnh viện tư nhân”, bác sĩ Phong chia sẻ.
Ví dụ, tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên thu nhập bác sĩ trung bình theo bậc lương và tăng thêm khoảng 7-8 triệu đồng. Các vị trí trưởng khoa khoảng hơn 10 triệu đồng. Nếu họ ra bệnh viện tư, thu nhập từ 18 đến hơn 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, ông Phong cho rằng đây là bài toàn khó. Muốn tăng thu nhập cho cán bộ viên chức ngoài quản lý tăng thu các khoản phí, viện phí, tránh thất thoát, tiết kiệm điện nước, tiết kiệm các khoản chi không hợp lý… cần có khu điều trị theo yêu cầu.
“Dù vậy, việc tăng nguồn thu kể cả từ khu khám và điều trị theo yêu cầu phải làm đề án rất khó khăn, nhiều cơ quan chức năng thẩm định và cuối cùng thông qua HĐND tỉnh phê duyệt…
Điều đó cho thấy bệnh viện công có những ràng buộc pháp lý không như bệnh viện tư hoạt động theo mô hình doanh nghiệp mua sắm hay mở gói dịch vụ mới dễ dàng”, bác sĩ Phong phân tích.
Vì vậy, khi nhận đơn xin nghỉ việc của nhân viên, bác sĩ Phong chỉ còn cách mời họ lên nói chuyện tìm hiểu tâm tư và thuyết phục ở lại. Nhiều thời điểm, bệnh viện thiếu bác sĩ chuyên môn cao, chưa có người thay thế nên không thể giải quyết cho bác sĩ nghỉ việc ngay.
Tuy nhiên, theo quy định, trong thời gian tối đa 45 ngày người lao động gửi đơn xin thôi việc, cơ quan đơn vị phải giải quyết.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên có chính sách thu hút nhân lực như khuyến khích các bác sĩ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, tạo điều kiện cho họ phấn đấu có vị trí lãnh đạo trong khoa phòng, trả đủ kinh phí học phí và trả đủ bổ sung thu nhập theo quy định của bệnh viện. Nhân viên y tế học các kỹ thuật cao ngoài các khoản thu nhập, được bệnh viện hỗ trợ thêm mỗi tháng 3 triệu tiền trọ, lưu trú…
Ngoài ra, bệnh viện cũng có các chính sách đãi ngộ các sinh viên ra trường loại giỏi, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa như rút ngắn thời gian thử việc chỉ còn 1-2 tháng.
Tuy nhiên, bác sĩ Phong lo ngại dù đãi ngộ tốt nhưng việc dịch chuyển nơi làm việc từ công sang tư vẫn khó tránh khỏi khi cán cân thu nhập cách biệt rõ rệt.
Tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến quy hoạch, vấn đề đào tạo của bệnh viện, dẫn đến thiếu hụt lao động. Các cơ sở y tế lại phải tiếp tục tuyển dụng hoặc cử cán bộ đi đào tạo tiếp. Điều đó gây mất thời gian và đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ không được hưởng quyền lợi khám, điều trị tốt nhất.
Cũng theo ông Phạm Đức Cơ, để giải quyết tình trạng trên phải giải quyết từng căn nguyên của vấn đề. Đó là cải cách tiền lương, nâng cao chế độ đãi ngộ cho bác sĩ tại viện công. Sau khi đi đào tạo về, bác sĩ có thể yên tâm công tác, cống hiến cho bệnh viện. Bên cạnh đó môi trường làm việc, các điều kiện khác phải thực hiện theo quy định luật lao động để tạo điều kiện tốt nhất cho người thầy thuốc cống hiến.
“Không ai muốn nhảy việc. Ai cũng muốn được cống hiến tại nơi người ta được cử đi học, làm việc tại môi trường quen thuộc, vì hoàn cảnh bất đắc dĩ người ta mới phải chấp nhận đền bù để ra đi”, ông Cơ nhận định.
Không bệnh viện nào muốn nhận tiền bồi thường đào tạo của bác sĩ
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, nếu bác sĩ nào đi học về nhưng “chê” lương thấp mà bỏ bệnh viện đi nơi khác thì bệnh viện sẽ thiệt thòi, bởi cơ sở đó chỉ là nơi “thử việc” cho họ. Những cam kết dân sự giữa các bệnh viện đang thực hiện với người lao động là phù hợp và chúng ta nên hài hòa lợi ích của tập thể và cá nhân.
Kỳ 3: “Không bệnh viện nào muốn nhận tiền bồi thường đào tạo của bác sĩ”
đừng hỏi tsao bác sỹ ở các bệnh viện công luôn quá tải =))
 
Nếu làm ở BV công lớn, tuyến tỉnh trở lên hoặc 1 số Bv huyện có lãnh đạo tầm nhìn xa mà ở các khoa ngon thì họ cũng kiếm thấp nhất 4-50/ tháng đấy. Còn tuyến TW thì hơn trăm đến vài trăm đấy.
 
còn nữa để nữa nói tiếp ......

Còn nói đến đền bù ... mấy bố than nhiều ... nhiều cái l ấy ... trong khi mấy bác đi học người ta ở nhà phải gánh việc của mấy bác, xong thời gian mấy bác đi học vẫn lãnh lương điều điều , còn nữa mấy chuyên khoa cao hơn cơ quan thiếu mới cho mấy bác đi học , chứ bộ muốn đi học là dễ lắm à ,, có tiền còn đi không được nữa ..... mấy bố học 1-2 năm x 5 triệu x 12_24 tháng thì nhiêu rồi . vị trí đó đáng lẽ dành cho người khác thì mấy bố ôm xong nghỉ .... nói lịch sự là đào tạo giùm người ta , nói dân gian là nuôi ong tay áo ...
còn nhiều lắm ....
 
Dcm nghành này thì nên đãi ngộ tốt. Chửi gì thì chửi chứ đéo chửi chúng nó dc.
 
Dcm nghành này thì nên đãi ngộ tốt. Chửi gì thì chửi chứ đéo chửi chúng nó dc.
tao trung cấp cày cuốc cả chục năm mới được 5 triệu , hồi mới vô tao mỗi tháng có 1,7 triệu , 2 năm lên được cỡ 100-200 ngàn , trước có viện phí đỡ khổ , giờ tự thu tự chi riết không có con mẹ gì luôn năm nào đói đói .... mong muốn của cán bộ là dẹp tự thu tự chi là cán bộ đỡ khổ nhưng có đươc đâu ,,,, mọi vấn đề đều từ đó mà ra mà chẳng ai ngó ngàng hết ,,,, đọc báo là ai cũng đòi nghỉ tự thu tự chi mà có ai tiếp thu đâu
Bởi vậy chán chết nên anh em có câu : lợi nhà nước lợi dân thì cán bộ chết ..... chết vì cái gì ? vì nhà nước bắt làm chết mẹ rồi còn tự lo thân , bảo hiểm càng nhiều thì thành tích của bảo hiểm cao , nhưng cán bộ bị bảo hiểm cắt xuất toán muốn sạch ,, giờ cán bộ lấy gì sống , trước nhà nước trả tiền giờ thu nhiêu chi nhiêu tự lo nhà nước không trả tiền ... chết không. chỗ ế thì đói chết con mẹ , chỗ làm ăn được thì nó khoái ... mà đói chắc 90% rồi :)
 
tao trung cấp cày cuốc cả chục năm mới được 5 triệu , hồi mới vô tao mỗi tháng có 1,7 triệu , 2 năm lên được cỡ 100-200 ngàn , trước có viện phí đỡ khổ , giờ tự thu tự chi riết không có con mẹ gì luôn năm nào đói đói .... mong muốn của cán bộ là dẹp tự thu tự chi là cán bộ đỡ khổ nhưng có đươc đâu ,,,, mọi vấn đề đều từ đó mà ra mà chẳng ai ngó ngàng hết ,,,, đọc báo là ai cũng đòi nghỉ tự thu tự chi mà có ai tiếp thu đâu
Bởi vậy chán chết nên anh em có câu : lợi nhà nước lợi dân thì cán bộ chết ..... chết vì cái gì ? vì nhà nước bắt làm chết mẹ rồi còn tự lo thân , bảo hiểm càng nhiều thì thành tích của bảo hiểm cao , nhưng cán bộ bị bảo hiểm cắt xuất toán muốn sạch ,, giờ cán bộ lấy gì sống , trước nhà nước trả tiền giờ thu nhiêu chi nhiêu tự lo nhà nước không trả tiền ... chết không. chỗ ế thì đói chết con mẹ , chỗ làm ăn được thì nó khoái ... mà đói chắc 90% rồi :)
LƯƠNG Y NHƯ THÁNG TRƯỚC
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom