Trang bị kỹ năng thoát hiểm khi sạt lở đất

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Sau những cơn mưa lớn kéo dài, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, những mảng đồi trên cao bất ngờ vỡ toác, kéo theo hàng nghìn tấn đất đá tràn xuống, chôn vùi nhà cửa, đường sá, khiến 2 chết, 1 người bị thương. Trong khi công tác khắc phục hậu quả sạt lở vẫn chưa xong thì tại khu vực này lại tiếp tục xuất hiện thêm các vết nứt mới, có nguy cơ sạt lở rất cao...

Sạt lở đất liên tục xảy ra, gây hậu quả nặng nề tại Lâm Đồng trong thời gian gần đây. Theo thống kê từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, chỉ tính từ mùa mưa năm 2023 đến nay, sạt lở đất tại địa phương đã làm 11 người chết, 5 người bị thương, hàng chục công trình cùng nhiều diện tích hoa màu bị thiệt hại.


 
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn tới sạt lở đất như mưa lớn, xói mòn, động đất... tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là do tác động của con người. Tình trạng mất rừng khiến cho khả năng giữ nước và tính liên kết của đất tại nhiều khu vực bị suy yếu. Việc xây dựng các công trình, đào lấp, san ủi, khai thác khoáng sản thiếu quy hoạch... dẫn đến mất cân bằng địa chất, gây ra sạt lở.


Cả nước đang vào cao điểm của mùa mưa bão. Tại nhiều địa phương, sạt lở đất trở thành nỗi lo thường trực. Một số khu vực miền núi và trung du, sạt lở đất thường kèm lũ quét, tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe con người, kinh tế và môi trường sinh thái. Nhằm hạn chế sạt lở đất và hậu quả của nó, giới chuyên gia khuyến cáo các địa phương cần nắm chắc diễn biến thời tiết, chủ động khảo sát, thống kê các khu vực có nguy cơ sạt lở, tổ chức cảnh báo, tuyên truyền, di dời người dân và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm. Điều quan trọng hiện nay là cần tận dụng các nền tảng số, thường xuyên tổ chức hướng dẫn, trang bị cho người dân các kỹ năng nhận biết, phòng tránh, cách ứng phó, xử lý, thoát hiểm khi đối diện với sạt lở đất.


Thực tế cho thấy, trong một số vụ sạt lở, nếu người dân có kỹ năng phòng tránh, xử lý đúng cách, có thể giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về sinh mạng. Chính quyền, cơ quan chức năng ở cơ sở cần chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng phòng, chống, cứu hộ, cứu nạn; làm công tác bảo vệ rừng, công tác quy hoạch, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo và giải pháp phòng, chống thiên tai...


VŨ ĐÌNH ĐÔNG


* Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom