TP.HCM gấp rút giải ngân đầu tư công

Tính Phong

Tổng Biên Tập Bề Đề Nhật Báo
Bài viết
1,576
Xu
138,539

Ngày 28.9, tại phiên họp kinh tế - xã hội TP.HCM thường kỳ, Giám đốc Sở Tài chính Lê Duy Minh nhận định giải ngân từ 95% trở lên trong năm 2023 là thách thức lớn, đòi hỏi 3 tháng cuối năm phải có giải pháp tốt.​


Dồn lực giải phóng mặt bằng​

Lo ngại của ông Minh là dễ hiểu bởi tính đến ngày 20.9, TP.HCM chỉ giải ngân được hơn 20.500 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 30% tổng số vốn giao. Về chi ngân sách, nhiều đơn vị chi dưới 50% như chi khoa học công nghệ, sự nghiệp y tế, thủy lợi…
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu vẫn chưa phục hồi, chi tiêu công và chi tiêu nội địa là 2 trụ cột được TP.HCM đề ra từ đầu năm để ngăn đà suy giảm. Nhưng nay cả đầu tư công và chi tiêu công đều chưa đạt kỳ vọng.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT, cho biết năm 2023 có 271 dự án bồi thường với tổng vốn hơn 26.800 tỉ đồng, gồm 116 dự án được chuyển tiếp từ năm 2022 và 155 dự án năm 2023. Đến nay, vốn bồi thường đã giải ngân trên 11.600 tỉ đồng, đạt 43%. Dù vậy, chỉ có nhóm dự án chuyển tiếp từ năm 2022 với khoảng 5.600 tỉ đồng là có khả năng hoàn thành vì không còn vướng mắc. Riêng số vốn bố trí năm 2023 cho 155 dự án là hơn 21.000 tỉ đồng, giải ngân mới 36%.
Là địa phương được giao vốn đầu tư công lớn, năm nay TP.Thủ Đức phải giải ngân hơn 10.300 tỉ đồng (cao gấp 3,5 lần năm 2022). Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, nói đây là thách thức lớn, nhất là bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB). Tuy nhiên, điểm thuận lợi là vừa qua UBND TP.HCM ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt giá đất cụ thể để thực hiện công tác bồi thường. Dự kiến trong tháng 10.2023, UBND TP.Thủ Đức sẽ thông qua giá đất tại một số dự án cụ thể, như vậy tỷ lệ giải ngân tháng 10 và 11.2023 sẽ tăng lên.
Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, yêu cầu cần phải dồn lực giải quyết các dự án bồi thường GPMB, bởi đây là khâu đầu tiên nhưng rất quan trọng.

Xử lý trách nhiệm nghiêm túc​

Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM, đề nghị tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc đăng ký vốn và giải ngân vốn, tránh tình trạng chủ đầu tư không có khả năng giải ngân vốn nhưng chậm chuyển vốn đến đơn vị có nhu cầu.
Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, khẳng định Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã cho chủ trương tổ chức phiên họp chuyên đề về đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài, dự kiến tổ chức giữa tháng 10.2023. Hội nghị không chỉ bàn giải pháp khắc phục trong 3 tháng cuối năm, mà còn cho cả năm sau để tránh tình trạng tái diễn đầu tư công "lẹt đẹt" trong những tháng đầu năm. "Phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, địa phương, đơn vị nào, công trình nào và phải xử lý trách nhiệm nghiêm túc", Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Về mua sắm công và chi tiêu công, ông Nguyễn Văn Nên cho rằng tiết kiệm là hoan nghênh, xài đúng, xài kỹ, thậm chí không xài trong lúc khó khăn cũng hoan nghênh, nhưng chỉ áp đối với cá nhân. Còn chi cho đầu tư phát triển, cho cái chung thì phải thực hiện, nếu không làm thì phải chịu trách nhiệm. "Có tiền mà không xài là đáng trách", ông Nguyễn Văn Nên nói thêm.
 
Sửa lần cuối:
Quan trọng giờ nhiều tiền hơn, tiền của mình, xài không hết thì qua năm, dùng nhanh các anh lại vào thanh cha thanh mẹ.
các anh ấy thanh tra toàn mấy chỗ các anh ấy ghét thôi, chứ như cái Cát linh lỗi to tổ bố mà các anh cũng giải ngân cái vèo có thằng mẹ nào thanh tra đâu.
 
cả năm k chi, nhìn đường sá như cc. bọn sg ăn hại đái khai khác gì
Năm nay tới hiện tại gấp đôi năm trước rồi đó. Mà giải ngân đầu tư công xứ Việt này chủ yếu 3 tháng cuối năm + tháng 1 năm sau. 4 tháng này hàng năm tiền giải ngân thường 40% 50%. Như năm nay cả nước tốc độ giải ngân kỷ lục mà 9 tháng có ~50%.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom