Nối tiếp thành công của “Dòng sông kể chuyện” mùa đầu tiên, mùa 2 với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại” là vở đại nhạc kịch do Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cùng ê-kíp là những tên tuổi hàng đầu Việt Nam thực hiện, kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn cùng các thủ pháp sân khấu hiện đại, tái hiện và tôn vinh lịch sử hào hùng của sông Sài Gòn, của đất nước thông qua câu chuyện về những chuyến tàu.
“Chuyến tàu huyền thoại” có những màn trình diễn cao trào, hào hứng với đại cảnh hàng nghìn diễn viên tham gia, đồng thời có nhiều điểm nhấn chiều sâu cảm xúc, xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, khai thác từ những câu chuyện lịch sử và giai thoại về những nhân vật lịch sử trong các bối cảnh lịch sử trọng đại.
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến và ê kíp gồm đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Nam, Giám đốc âm nhạc Đức Trí, Tổng biên đạo Tấn Lộc đã giải “bài toán khó” là đưa nhạc kịch ra không gian rộng lớn theo kiểu lễ hội.
Thủ pháp sân khấu kể cả ước lệ và công nghệ đều được ekip sử dụng triệt để, để khán giả có thể cảm nhận từ mọi góc nhìn. Sân khấu rộng lớn hàng nghìn m2 diễn ra trên bến cảng, bối cảnh chuyển động liên tục với những đạo cụ không chỉ lớn về kích thước như những con tàu như tàu thật, những container như thật, các loại máy móc mô phỏng máy đóng tàu…
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều màn diễn gây ấn tượng mạnh với khán giả không chỉ bởi đại cảnh hoàng tráng, mà còn bởi sự kết hợp hiệu ứng sân khấu hiện đại như cảnh hạ thuỷ chiếc tàu đầu tiên được đóng trong thời Nguyễn, hiệu ứng visual mặt nước kết hợp mapping khiến khán giả không ngớt trầm trồ trước hình ảnh con tàu lướt sóng ra khơi…
Nhạc sĩ Đức Trí trong vai trò Giám đốc Âm nhạc đã làm điều tưởng chừng như không thể là đem nhạc kịch từ sân khấu lớn ra ngoài trời. Cùng với việc phối khí làm mới những bài hát cách mạng quen thuộc, nhạc sĩ còn viết thêm một số bài mới theo phong cách nhạc kịch để dàn dựng vở diễn với sự tham gia của dàn nghệ sĩ đông đảo cùng dàn hợp xướng hàng trăm người tham gia.
Với gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, diễn viên quần chúng từ em bé 5 tuổi đến người cao niên 86 tuổi, Tổng biên đạo Tấn Lộc đã sử dụng nhiều loại hình về biểu diễn trong múa như múa đương đại, jazz, hiphop, ballet… để thể hiện đầy sinh động, chân thực và sáng tạo các nội dung trong chương trình.
Ngoài ra, chương trình còn sử dụng ngôn ngữ xiếc, động tác thủ ngữ của người khiếm thính… để có những màn biểu diễn hấp dẫn và xúc động. Đây là thành quả của chuỗi ngày dài tập luyện xuyên đêm của các nghệ sĩ, diễn viên và ekip bất kể mưa nắng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên một chương trình lễ hội thực hiện thiết kế mới 3.000 bộ trang phục cho hơn 1.000 diễn viên, với yêu cầu khắt khe là phải bám sát yếu tố lịch sử, đúng với bối cảnh lịch sử nhưng vẫn có tính đương đại, tính sân khấu, đẹp mắt, ghi dấu ấn sâu đậm với khán giả.
Phần cuối chương trình là bữa tiệc ánh sáng đặc sắc trên sông Sài Gòn, với hàng nghìn Drone xếp thành hình ảnh lá cờ Việt Nam rực rỡ, xếp thành những con tàu, những biểu tượng của Thành phố…
Với “Người kể chuyện bằng trái tim” Lê Hải Yến, thành công của “Dòng sông kể chuyện mùa 1”, Lễ hội như vinh danh nghệ thuật Xòe Thái, cho đến “Dòng sông kể chuyện” mùa 2- “Chuyến tàu huyền thoại” đã thực sự đưa cô trở thành đạo diễn Lễ hội tiên phong trong xu hướng edu-tainment (kết hợp giữa giáo dục và giải trí) nhằm tôn vinh giá trị lịch sử và văn hoá, tự tôn dân tộc trong cộng đồng giới trẻ bằng các hình thức nghệ thuật hiện đại.
Nữ đạo diễn chia sẻ: “Chúng tôi đã gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện và trước khi chương trình diễn ra, trời mưa to gió lớn. Với đại kịch bản quá nhiều chương, màn, cảnh, chúng tôi nỗ lực thực hiện mọi thứ trong sự tính toán cực kỳ khoa học. Và quả thực là những ngày qua chúng tôi đã làm việc với 500% sức lực. Thật tuyệt vời là hôm nay chúng tôi đã được ủng hộ bởi các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.
Nữ đạo diễn cũng chia sẻ, mọi người đều tập trung, diễn viên diễn rất tốt và đặc biệt ê kíp đã thực hiện những màn kỹ thuật cháy nổ thành công mà trong quá trình tập luyện chưa có điều kiện làm. “Màn cháy nổ trên sông quá nhiều rủi ro và thách thức, hơn nữa, đó lại là cảnh chuyển động. Có quá nhiều cảnh chuyển động trên sông nước, rất khó, chúng tôi chưa luyện tập được nhiều nhưng trong đêm diễn, mọi thứ diễn ra gần như hoàn hảo” – nữ đạo diễn chia sẻ.
Lê Hải Yến cảm thấy vỡ òa hạnh phúc vì đã thực hiện được một ước mơ mà cô ấp ủ rất lâu: “Tôi mơ được kể về những nhân vật lịch sử vĩ đại. Tôi muốn kể những câu chuyện đó đầy cảm xúc, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ để họ cũng yêu lịch sử như là mình đã yêu, đã ngấm vào trong máu. Tôi đã dành thời gian cả năm trời nghiên cứu lịch sử, viết kịch bản, tìm kiếm những thủ pháp, cách thức để kể câu chuyện đủ hấp dẫn vì đây là đề tài khó”.
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cũng bày tỏ lòng biết ơn những đồng nghiệp đã đồng hành, dành tâm huyết thời gian quý báu của mình làm ngày làm đêm giúp cô thực hiện giấc mơ này. Cô biết ơn họ cũng đã yêu giấc mơ này như giấc mơ của chính mình. Với cô, đây không chỉ là câu chuyện của Thành phố Hồ Chí Minh, của dòng sông Sài Gòn, mà là câu chuyện của cả dân tộc, với rất nhiều những dấu mốc lịch sử lớn.
Nữ đạo diễn nhấn mạnh: “Tôi cảm ơn khán giả Thành phố Hồ Chí Minh, khán giả rất tuyệt vời, tôi cảm nhận được năng lượng của mọi người khi từng màn diễn diễn ra”.
Chương trình nghệ thuật Dòng sông kể chuyện mùa 2 - “Chuyến tàu huyền thoại” khai mạc Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Sở Văn hóa Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Newday Media thực hiện.
Chương trình thu hút 10.000 người dân, du khách trong và ngoài nước tham dự trực tiếp và hàng triệu khán giả theo dõi trực tuyến trên các kênh truyền hình, mạng xã hội và truyền thông.
Xem tiếp...
“Chuyến tàu huyền thoại” có những màn trình diễn cao trào, hào hứng với đại cảnh hàng nghìn diễn viên tham gia, đồng thời có nhiều điểm nhấn chiều sâu cảm xúc, xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, khai thác từ những câu chuyện lịch sử và giai thoại về những nhân vật lịch sử trong các bối cảnh lịch sử trọng đại.
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến và ê kíp gồm đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Nam, Giám đốc âm nhạc Đức Trí, Tổng biên đạo Tấn Lộc đã giải “bài toán khó” là đưa nhạc kịch ra không gian rộng lớn theo kiểu lễ hội.
Tái hiện hình ảnh xưởng đóng tàu Ba Son. |
Thủ pháp sân khấu kể cả ước lệ và công nghệ đều được ekip sử dụng triệt để, để khán giả có thể cảm nhận từ mọi góc nhìn. Sân khấu rộng lớn hàng nghìn m2 diễn ra trên bến cảng, bối cảnh chuyển động liên tục với những đạo cụ không chỉ lớn về kích thước như những con tàu như tàu thật, những container như thật, các loại máy móc mô phỏng máy đóng tàu…
Cảnh hạ thủy chiếc tàu đầu tiên thời Nguyễn. |
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều màn diễn gây ấn tượng mạnh với khán giả không chỉ bởi đại cảnh hoàng tráng, mà còn bởi sự kết hợp hiệu ứng sân khấu hiện đại như cảnh hạ thuỷ chiếc tàu đầu tiên được đóng trong thời Nguyễn, hiệu ứng visual mặt nước kết hợp mapping khiến khán giả không ngớt trầm trồ trước hình ảnh con tàu lướt sóng ra khơi…
Tái hiện hình ảnh con tàu cổ. |
Nhạc sĩ Đức Trí trong vai trò Giám đốc Âm nhạc đã làm điều tưởng chừng như không thể là đem nhạc kịch từ sân khấu lớn ra ngoài trời. Cùng với việc phối khí làm mới những bài hát cách mạng quen thuộc, nhạc sĩ còn viết thêm một số bài mới theo phong cách nhạc kịch để dàn dựng vở diễn với sự tham gia của dàn nghệ sĩ đông đảo cùng dàn hợp xướng hàng trăm người tham gia.
Các em nhỏ tại chương trình. |
Với gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, diễn viên quần chúng từ em bé 5 tuổi đến người cao niên 86 tuổi, Tổng biên đạo Tấn Lộc đã sử dụng nhiều loại hình về biểu diễn trong múa như múa đương đại, jazz, hiphop, ballet… để thể hiện đầy sinh động, chân thực và sáng tạo các nội dung trong chương trình.
Ngoài ra, chương trình còn sử dụng ngôn ngữ xiếc, động tác thủ ngữ của người khiếm thính… để có những màn biểu diễn hấp dẫn và xúc động. Đây là thành quả của chuỗi ngày dài tập luyện xuyên đêm của các nghệ sĩ, diễn viên và ekip bất kể mưa nắng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên một chương trình lễ hội thực hiện thiết kế mới 3.000 bộ trang phục cho hơn 1.000 diễn viên, với yêu cầu khắt khe là phải bám sát yếu tố lịch sử, đúng với bối cảnh lịch sử nhưng vẫn có tính đương đại, tính sân khấu, đẹp mắt, ghi dấu ấn sâu đậm với khán giả.
Màn trình diễn drone trên bầu trời Thành phố. |
Phần cuối chương trình là bữa tiệc ánh sáng đặc sắc trên sông Sài Gòn, với hàng nghìn Drone xếp thành hình ảnh lá cờ Việt Nam rực rỡ, xếp thành những con tàu, những biểu tượng của Thành phố…
Sân khấu rộng hàng nghìn m2 với màn trình diễn trên tàu. |
Với “Người kể chuyện bằng trái tim” Lê Hải Yến, thành công của “Dòng sông kể chuyện mùa 1”, Lễ hội như vinh danh nghệ thuật Xòe Thái, cho đến “Dòng sông kể chuyện” mùa 2- “Chuyến tàu huyền thoại” đã thực sự đưa cô trở thành đạo diễn Lễ hội tiên phong trong xu hướng edu-tainment (kết hợp giữa giáo dục và giải trí) nhằm tôn vinh giá trị lịch sử và văn hoá, tự tôn dân tộc trong cộng đồng giới trẻ bằng các hình thức nghệ thuật hiện đại.
Nữ đạo diễn chia sẻ: “Chúng tôi đã gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện và trước khi chương trình diễn ra, trời mưa to gió lớn. Với đại kịch bản quá nhiều chương, màn, cảnh, chúng tôi nỗ lực thực hiện mọi thứ trong sự tính toán cực kỳ khoa học. Và quả thực là những ngày qua chúng tôi đã làm việc với 500% sức lực. Thật tuyệt vời là hôm nay chúng tôi đã được ủng hộ bởi các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.
Màn cháy nổ trên sông Sài Gòn. |
Nữ đạo diễn cũng chia sẻ, mọi người đều tập trung, diễn viên diễn rất tốt và đặc biệt ê kíp đã thực hiện những màn kỹ thuật cháy nổ thành công mà trong quá trình tập luyện chưa có điều kiện làm. “Màn cháy nổ trên sông quá nhiều rủi ro và thách thức, hơn nữa, đó lại là cảnh chuyển động. Có quá nhiều cảnh chuyển động trên sông nước, rất khó, chúng tôi chưa luyện tập được nhiều nhưng trong đêm diễn, mọi thứ diễn ra gần như hoàn hảo” – nữ đạo diễn chia sẻ.
Hình ảnh con tàu với hiệu ứng công nghệ. |
Lê Hải Yến cảm thấy vỡ òa hạnh phúc vì đã thực hiện được một ước mơ mà cô ấp ủ rất lâu: “Tôi mơ được kể về những nhân vật lịch sử vĩ đại. Tôi muốn kể những câu chuyện đó đầy cảm xúc, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ để họ cũng yêu lịch sử như là mình đã yêu, đã ngấm vào trong máu. Tôi đã dành thời gian cả năm trời nghiên cứu lịch sử, viết kịch bản, tìm kiếm những thủ pháp, cách thức để kể câu chuyện đủ hấp dẫn vì đây là đề tài khó”.
Màn pháo hoa rực rỡ trong chương trình. |
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cũng bày tỏ lòng biết ơn những đồng nghiệp đã đồng hành, dành tâm huyết thời gian quý báu của mình làm ngày làm đêm giúp cô thực hiện giấc mơ này. Cô biết ơn họ cũng đã yêu giấc mơ này như giấc mơ của chính mình. Với cô, đây không chỉ là câu chuyện của Thành phố Hồ Chí Minh, của dòng sông Sài Gòn, mà là câu chuyện của cả dân tộc, với rất nhiều những dấu mốc lịch sử lớn.
Nữ đạo diễn nhấn mạnh: “Tôi cảm ơn khán giả Thành phố Hồ Chí Minh, khán giả rất tuyệt vời, tôi cảm nhận được năng lượng của mọi người khi từng màn diễn diễn ra”.
Chương trình nghệ thuật Dòng sông kể chuyện mùa 2 - “Chuyến tàu huyền thoại” khai mạc Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Sở Văn hóa Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Newday Media thực hiện.
Chương trình thu hút 10.000 người dân, du khách trong và ngoài nước tham dự trực tiếp và hàng triệu khán giả theo dõi trực tuyến trên các kênh truyền hình, mạng xã hội và truyền thông.
Xem tiếp...