Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức thầy trò trường Nguyễn Gia Thiều

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
“Tôi vẫn nhớ trước đó 10 ngày, tôi nhận được điện thoại của bác Nguyễn Huy Đông, thư ký của Tổng Bí thư thông báo về việc Tổng Bí thư mời Ban Giám hiệu nhà trường lên gặp để trao đổi về ngày kỷ niệm. Nghe tin đó, chúng tôi rất hồi hộp và lo lắng. Chiều hôm đó, đúng hẹn, chúng tôi tới Văn phòng Trung ương Đảng và được dẫn vào phòng bác”, thầy Kiên hồi tưởng.

Tất cả đều không khỏi “giật mình” khi thấy phòng làm việc của người đứng đầu đất nước lại quá đỗi đơn sơ, giản dị. Chỉ có một chiếc bàn làm việc dài được Tổng Bí thư kiêm dùng luôn việc tiếp khách và bộ ghế salon cũ. Trên tường cũng chẳng có gì khác ngoài bức ảnh Bác Hồ cùng 2 tấm bản đồ Việt Nam và thế giới.

“Căn phòng bài trí đều rất mộc mạc. Lúc này, chúng tôi xưng cháu, chào Tổng Bí thư nhưng bác lại chào ‘em chào thầy, cô’. Tổng Bí thư nói: ‘Xin phép thầy cô, cho em được gọi thầy cô và xưng em. Em vẫn là học sinh cũ của trường. Cách gọi ấy khiến chúng tôi, những người chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu vô cùng bất ngờ và xúc động. Cách gọi, cách nói chuyện vô cùng thân thiện, gần gũi và coi trọng ấy, khiến chúng tôi càng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của một nhà giáo”, thầy Kiên kể.


Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội với học sinh giỏi tiêu biểu của Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, năm 2002.


Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội với học sinh giỏi tiêu biểu của Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, năm 2002.



Sau khi báo cáo về việc tổ chức lễ kỷ niệm, thầy Kiên thay mặt nhà trường kính tặng kỷ niệm chương, huy hiệu và logo nhân dịp 70 năm thành lập cho Tổng Bí thư. Thầy Kiên nhớ lại: “Khi tôi trao, bác đón ngay huy hiệu nhà trường bằng cả 2 tay, run run nói: ‘Thưa thầy, đây là lần đầu tiên em được nhận huy hiệu của trường’. Tôi cũng rất bồi hồi vì không nghĩ mình là người đầu tiên trao huy hiệu cho Tổng Bí thư. Cả đoàn đều bất ngờ, xúc động vì một lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước sao mà gần gũi mà thân thương đến thế. Có cảm giác, Tổng Bí thư đang đón những người thân lâu ngày tới chơi”.

Thầy Kiên tiếp tục: “Thưa bác, chúng cháu biết bác rất bận công việc, nhưng chúng cháu xin mạo muội đến để mời và xin ý kiến bác về việc tới dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều”.

Tổng Bí thư trang trọng đón tờ giấy mời, chăm chú xem rồi nói: “Với em, việc này rất quan trọng. Thưa thầy, cô, cho em hỏi dịp này nhà trường có mời các thế hệ giáo viên và học sinh cũ không?”.

“Khi tôi nói, nhà trường đã liên hệ và mời đầy đủ, nét mặt ông rất vui và hạnh phúc. Bác bảo: Thưa thầy, thưa cô, nếu hôm đó không có công việc bận đột xuất hoặc sức khỏe không cho phép, chắc chắn em sẽ về tham dự”, ông Lê Trung Kiên chia sẻ.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đón tiếp đoàn đại diện các thế hệ giáo viên, học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều tại Văn phòng Chủ tịch Quốc hội, vào cuối tháng 1/2011.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đón tiếp đoàn đại diện các thế hệ giáo viên, học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều tại Văn phòng Chủ tịch Quốc hội, vào cuối tháng 1/2011.



Tổng Bí thư cũng dành nhiều thời gian để kể chuyện thời học sinh, đồng thời căn dặn các thầy, cô cần tiếp tục giữ vững danh hiệu ngôi trường giàu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Đặc biệt, Tổng Bí thư đề nghị: “Nếu về được xin thầy cô hãy gọi em là cựu học sinh, cho em để chức vị bên ngoài cánh cổng trường”. Sự tế nhị, khiêm nhường của vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước đã khiến thầy Kiên lặng đi một lúc.

Trước khi chia tay, Tổng Bí thư cũng chủ động đề nghị cùng các thầy, cô chụp một tấm ảnh lưu niệm bằng… điện thoại. Bức ảnh ấy, đến tận bây giờ vẫn được thầy Kiên trang trọng để trên bàn như một lời nhắc nhở bản thân cần cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong sự nghiệp trồng người.

10 ngày sau, buổi lễ kỷ niệm được tổ chức. Đúng giờ, Tổng Bí thư xuất hiện. Khi đó, sức khỏe của Tổng Bí thư đã kém đi nhiều, nhưng ông vẫn dứt khoát bước xuống xe từ tận cổng trường để đi bộ vào phía trong. Ra tận nơi đón, thầy Kiên được Tổng Bí thư đưa tay ra bắt và nói một câu vừa đủ 2 người nghe: “Em và thầy cùng dắt tay nhau vào”.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng thầy Hiệu trưởng Lê Trung Kiên tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, năm 2020.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng thầy Hiệu trưởng Lê Trung Kiên tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, năm 2020.



“Dường như, lúc nào Tổng Bí thư cũng muốn thể hiện lễ nghĩa của một người trò. Lần trở về này, giống sự trở về của một người học sinh đi xa thăm lại trường xưa, không hề có khoảng cách. Tổng Bí thư được bố trí ngồi cùng thầy Lê Đức Giảng, giáo viên chủ nhiệm cũ để có thời gian hàn huyên. Bác hỏi thầy Giảng: Thưa thầy, sức khỏe của cô và các em ra sao ạ? Khi được mời lên phát biểu, bác cũng kể lại về những kỷ niệm ngày còn ở mái trường, với thầy cô, bạn bè rồi đích thân tặng hoa tri ân thầy cô. Mỗi lần đi công tác Quy Nhơn, bác đều không quên đến nhà thăm thầy Giảng. Qua những lần ấy, chúng tôi thấy được rõ ràng tinh thần tôn sư trọng đạo, mến bạn, yêu thầy, dù giản dị nhưng đầy nghĩa tình của bác”, thầy Kiên rưng rưng nhớ lại.

Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều cho biết thêm: Qua những lần Tổng Bí thư về thăm, nhà trường đã học được rất nhiều bài học. Ban Giám hiệu cũng đã đưa nội dung này vào các tiết học truyền thống đầu năm học, từ đó giúp các thế hệ học sinh hiểu hơn và học tập, noi gương Tổng Bí thư trong hành trình phía trước…

Sự quan tâm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư với các thầy cô và học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều cũng như toàn ngành giáo dục đã trở thành kim chỉ nam cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Riêng học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, các em có thêm một động lực lớn, đó là học bổng mang tên Nguyễn Phú Trọng.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao quà cho các học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2014.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao quà cho các học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2014.



Là một trong 3 học sinh đầu tiên nhận học bổng Nguyễn Phú Trọng tại lễ khai giảng năm học 2014-2015, Đào Quang Duy, hiện là bác sĩ đa khoa cho biết, đã rất đau buồn khi nghe tin về Tổng Bí thư.

Anh chia sẻ: Có lẽ đó là lễ khai giảng đáng nhớ nhất trong suốt thời đi học. Năm đó, nhà trường cũng vừa hoàn thành cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất nên rất khang trang.

“Tôi vinh dự được chọn là một trong ba học sinh có thành tích tốt nhất trong kỳ tuyển sinh đại học nhận học bổng do bác Nguyễn Phú Trọng tặng. Trực tiếp được nhận món quà bác Tổng Bí thư trao trên sân khấu trước sự chứng kiến của cả nghìn thầy, cô giáo và học sinh, tôi cảm nhận sự ân cần, ấm áp và đầy yêu thương của một vị lãnh đạo. Đó là động lực lớn lao đã khích lệ tôi suốt những năm tháng học tập tiếp theo. Về sau, trong cuộc sống có những lúc thăng trầm, nhưng khoảnh khắc ấy, sự quan tâm ân cần ấy như là kim chỉ nam, tạo động lực giúp tôi thêm cố gắng, quyết tâm có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân”.

Kể thêm về kỷ niệm với Tổng Bí thư, thầy Đặng Đình Đại, nguyên Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều nhớ lại: Năm 1998, trường cùng dòng họ Nguyễn Gia (Thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, Thuận Thành, Bắc Ninh) quyết định tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm ngày mất Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nhà trường mời sự tham gia của Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ, Ủy ban nhân dân xã Ngũ Thái, Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành và các cựu học sinh.

"Lúc đó cựu học sinh Nguyễn Phú Trọng đã là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo của Đảng, công việc bận rộn nhưng khi chúng tôi tới mời, ông vui vẻ nhận lời sau khi biết một số cựu học sinh khác cũng được mời và hứa sẽ thu xếp công việc để tham dự buổi lễ.


Đồng chí Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 200 năm ngày mất Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, năm 1998.


Đồng chí Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 200 năm ngày mất Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, năm 1998.



Khi chúng tôi mời phát biểu tại buổi lễ, ông nói ngay 'Em xin các thầy dành thời gian cho dòng họ Nguyễn Gia, nhà trường và các nhà khoa học của Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ phát biểu trong buổi lễ. Em xin chỉ là một cựu học sinh đến tham dự thôi ạ'. Ban Tổ chức đã phân công người đứng đón ông ở cửa chính, chỗ đỗ xe ô-tô nhưng ông lại đi xe máy, gửi xe rồi đi vào như những người bình thường", thầy Đại kể.

Vào bái đường Văn Miếu - nơi tổ chức buổi lễ, ông đã trân trọng chào hỏi thầy Tôn Tích Long - Hiệu trưởng nhà trường, cụ Nguyễn Gia Thùy - trưởng họ Nguyễn Gia Liễu Ngạn, các đại diện của Ủy ban nhân dân xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, các giáo sư, tiến sĩ Viện Văn học, Viện Ngôn Ngữ cùng các giáo viên Trường Nguyễn Gia Thiều. Ông cũng niềm nở chào hỏi, trò chuyện với các cựu học sinh đến dự buổi lễ.

Tiếp xúc với ông mọi người đều thấy nhẹ nhàng thoải mái bởi ông giản dị, thân mật, không "quan cách" và luôn nhắc mình chỉ là một cựu học sinh yêu mến, gắn bó với ngôi trường Nguyễn Gia Thiều. Buổi lễ kết thúc, ông vui vẻ nhận lời chụp ảnh lưu niệm cùng thầy giáo Tôn Tích Long và một số cựu học sinh có mặt tại buổi lễ.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom