Tôi hạnh phúc. Tại sao bạn lại không?

W??? ?? ?

Người đưa tin
Bài viết
1,228
Xu
15,418
8 câu chuyện truyền cảm hứng nhất thế giới: bằng chứng sống cho thấy con người có thể vượt qua mọi thứ.

1.Nick Vujicic: người đàn ông cụt tay dạy người khác đứng dậy​

a96763_nick3.jpg

Một người đàn ông Úc sinh ra với hội chứng Tetra-amelia hiếm gặp.
Mặc dù bị cụt tứ chi, mất cả hai cánh tay ở ngang vai và chỉ có một bàn chân nhỏ với hai ngón chân nhô ra từ đùi trái, nhưng anh ấy vẫn có thể lướt sóng, bơi lội, chơi golf và bóng đá. Nick tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi với chuyên ngành kép là Kế toán và Lập kế hoạch tài chính rồi trở thành một diễn giả truyền động lực cho người khuyết tật hy vọng và tìm thấy ý nghĩa cuộc sống.
Đã nói chuyện với hơn 3 triệu người ở hơn 44 quốc gia trên năm châu lục, anh ấy cũng truyền bá thông điệp hy vọng của mình trong cuốn sách Life Without Limits: Inspiration for a Ridiculously Good Life

2.Nando Parrado: sống sót sau tai nạn máy bay và 72 ngày ở Andes​

a96763_a483_nando.jpg

Bay qua những ngọn núi vào thứ Sáu ngày 13, những chàng trai trẻ Parrado cùng gia đình của họ trên chiếc máy bay thuê đã nói đùa về "ngày xui xẻo" khi cánh máy bay va vào sườn núi và rơi xuống. Khi va chạm, 13 hành khách đã chết ngay lập tức, 32 người khác bị thương nặng. Với hy vọng được giải cứu, những người sống sót chờ đợi trong nhiệt độ lạnh cóng -37 độ C, đợi tuyết tan chảy để lấy đồ uống và ngủ cạnh nhau giữ ấm. Thức ăn quá khan hiếm, mọi người phải gom góp bất cứ thứ gì có thể tìm được để có một suất ăn theo khẩu phần.
9 ngày sau vụ tai nạn, vì quá tuyệt vọng và đói khát, những người sống sót đã tổ chức một cuộc họp quan trọng. Một thành viên đề xuất rằng họ nên ăn thịt người chết. Cuộc họp kéo dài 2 giờ và đi đến kết luận: Nếu bất kỳ ai trong số họ chết ở Andes, những người còn lại được phép sử dụng xác chết làm thức ăn. Sau 2 tuần, hy vọng tan thành mây khói khi họ phát hiện ra rằng nỗ lực gọi SOS qua sóng vô tuyến đã ngừng hoạt động.
Vào ngày thứ 60 của vụ tai nạn, Nando Parrado cùng 2 người bạn khác quyết định đi bộ qua vùng băng giá hoang vu để được giúp đỡ. Lúc họ rời đi, Nando Parrado cho biết, địa điểm máy bay rơi là “.. một nơi khủng khiếp, ngập trong nước tiểu, sặc mùi chết chóc, rải rác những mảnh xương người và sụn vụn”. Mặc 3 chiếc quần jean và 3 chiếc áo len bên ngoài một chiếc áo sơ mi polo, anh và những người bạn của mình đã đi bộ xuyên núi với khẩu phần ăn là thịt người.
Biết rằng phải tìm kiếm cứu nạn, cả đội đã chịu đựng tuyết lạnh, kiệt sức và đói khát, đi bộ và leo núi trong 10 ngày trước khi tìm được đường xuống chân núi. Cuối cùng, nhóm đã được giúp đỡ bởi một nông dân Chile, người đã gọi cảnh sát để tìm kiếm sự giúp đỡ. Parrado sau đó đã hướng dẫn đội cứu hộ bằng trực thăng đến địa điểm máy bay rơi.
Ngày 22 tháng 12 năm 1972, sau 72 ngày tàn khốc, thế giới phát hiện ra còn 16 người sống sót thoát chết trên dãy núi Andes. 8 trong số những người sống sót ban đầu đã chết khi một trận tuyết lở đổ xuống trong lúc đang ngủ [trong thân máy bay].

Trong quá trình thử thách, Nando Parrado đã giảm 40 kg trọng lượng của mình. Anh ấy đã mất một nửa gia đình trong vụ tai nạn.


Cuốn sách Miracle in the Andes của ông được xuất bản năm 2007.
 
Sửa lần cuối:

3.Jessica Cox: Phi công đầu tiên không tay, chứng tỏ bay không cần 'cánh'​

a96763_a483_Jessica-Cox.jpg

Jessica Cox mắc một dị tật bẩm sinh hiếm gặp và sinh ra đã không có tay. Không có bất thường nào trong những bài kiểm tra trước khi sinh nở của mẹ cô. Chưa hết, cô bé sinh ra với căn bệnh bẩm sinh này cũng có một tinh thần tuyệt vời. Cô tốt nghiệp ngành tâm lý học có thể viết, đánh máy, lái xe, chải tóc và nói chuyện điện thoại chỉ bằng đôi chân của mình. Cô Cox, đến từ Tuscon, Arizona, Hoa Kỳ, cũng là một cựu vũ công và đai đen Teak Kwon-Do. Cô ấy có bằng lái xe không hạn chế, cô lái máy bay và có thể gõ 25 từ một phút trên máy tính.
Chiếc máy bay mà cô ấy đang bay có tên là Ercoupe, đó là một trong số ít máy bay được chế tạo và chứng nhận không có bàn đạp. Không có bàn đạp bánh lái, Jessica có thể tự do sử dụng chân như tay. Cô mất 3 năm thay vì 6 tháng như bình thường để hoàn thành giấy phép lái máy bay hạng nhẹ, có 3 người hướng dẫn bay và thực hành 89 giờ bay, trở thành phi công đầu tiên không có tay.
OX095CN.jpg


 
Sửa lần cuối:

4.Sean Swarner: người đầu tiên khỏi bệnh ung thư chinh phục 7 đỉnh cao nhất của châu lục​

a96763_a483_cancer-everest.jpg

Người khổng lồ cao 29.035 foot được gọi là Đỉnh Everest tra tấn những kẻ thách thức nó bằng những điều kiện nguy hiểm đến tính mạng như gió 100 dặm/giờ, mất ôxy nghiêm trọng, bão tuyết và tuyết lở chết người. Những người leo núi Everest phải đối mặt với những nguy hiểm khó tin, nhưng đối với Sean Swarner, những chướng ngại vật mà anh vượt qua trước khi lên đỉnh khiến câu chuyện của anh thậm chí còn hấp dẫn hơn nhiều.
Sean không chỉ là một người sống sót sau căn bệnh ung thư; anh ấy thực sự là một kỳ quan y học khi là người duy nhất trên thế giới từng được chẩn đoán mắc cả bệnh Hodgkin và sarcoma Askin. Anh được chẩn đoán ở giai đoạn thứ tư và giai đoạn cuối của bệnh Hodgkin ở tuổi 13, khi các bác sĩ dự đoán chỉ sống được không quá ba tháng. Anh ấy đã vượt qua căn bệnh của mình, và rồi bị tấn công lần thứ hai khi một khối u chết người có kích thước bằng quả bóng golf tấn công lá phổi phải. Sau khi cắt bỏ khối u Askin, Sean được cho là chỉ sống thêm khoảng 2 tuần. Một thập kỷ sau, và-chỉ sử dụng một phần phổi, Sean trở nên nổi tiếng khi là bệnh nhân sau ung thư đầu tiên - leo lên đỉnh Everest.
Sau khi chinh phục đỉnh Everest, Sean khát khao tiến về phía trước. Leo lên ngọn núi cao nhất ở mỗi lục địa trở thành mục tiêu tiếp theo của anh ấy, chứng minh cho những người khác thấy rằng mọi thứ đều có thể xảy ra.
Keep Climbing: How I Beat Cancer and Reached the Top of the World xuất bản năm 2007
 
Sửa lần cuối:

5.Randy Pausch: "Bài giảng cuối cùng"​

a96763_a483_Pausch_Last_Lecture.jpg

Randy Pausch, một giáo sư IT người Mỹ, biết mình bị ung thư tuyến tụy --một căn bệnh nan y-- vào tháng 9 năm 2006. Ông được ban tặng 3 tháng cuộc đời, nhưng ông đã sống thêm 3 năm nữa để truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới để theo đuổi ước mơ của họ.

Một năm sau khi được chẩn đoán, Paul đã có một bài giảng lạc quan mang tên "Bài giảng cuối cùng: Thực sự đạt được ước mơ thời thơ ấu của bạn" tại Carnegie Mellon. Bài hùng biện này đã trở thành một video phổ biến trên YouTube và xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông.

Trong bài phát biểu, Pausch đã đưa ra danh sách những ước mơ thời thơ ấu và chia sẻ cách ông đạt được chúng. Ở trong môi trường không trọng lực, chơi trong Giải bóng bầu dục quốc gia, trở thành tác giả của một bài báo Bách khoa toàn thư thế giới, gặp gỡ và trở thành thuyền trưởng Kirk, trở thành "một trong những người giành được thú nhồi bông lớn trong công viên giải trí và trở thành một nhân vật tưởng tượng của Disney.

Cuốn sách có tên "Bài giảng cuối cùng" đã trở thành sách bán chạy nhất của Thời báo New York cùng năm
 
Sửa lần cuối:

Ben Underwood: cậu bé có thể “nhìn” bằng tai​

a96763_a483_ben-underwood.jpg

Ben Underwood là một thiếu niên gây ấn tượng: thích trượt ván, đi xe đạp, chơi bóng đá và bóng rổ. Cậu bé 14 tuổi người California cũng giống như những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Điều khiến Underwood trở nên nổi bật là khả năng thành thạo các hoạt động này mặc dù cậu ấy bị mù. Underwood đã phải cắt bỏ cả hai mắt sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư võng mạc lúc 2 tuổi. Trước sự ngạc nhiên của hầu hết mọi người, cậu bé dường như không bối rối với việc mình khiếm thị, bất chấp những định kiến thông thường về việc mù lòa là khuyết tật.
Vậy cậu ấy đã làm thế nào?
Câu trả lời là định vị bằng tiếng vọng (eco) : kỹ thuật điều hướng sonar được sử dụng bởi dơi, cá heo, một số động vật có vú khác, và một số loài chim. Khi Underwood di chuyển, cậu ấy thường tạo ra những tiếng lách tách bằng lưỡi của mình; những âm thanh này bật ra khỏi bề mặt vật thể với mỗi lần vọng lại.

Cậu bé giỏi môn này đến mức có thể phân biệt được sự khác nhau giữa vòi cứu hỏa và thùng rác, phân biệt được ô tô đang đỗ và xe tải đang chạy, và — nếu bạn đưa cậu ta đến một ngôi nhà xa lạ — cậu bé sẽ nói với bạn rằng có thể 'thấy' cầu thang ở góc đó, nhà bếp ở góc kia, và thậm chí có thể phân biệt các vật liệu khác nhau.

Niềm tin sắt đá vào Chúa đã dìu dắt mẹ con Ben trong vài tháng cuối đời khi căn bệnh ung thư di căn đến não và cột sống của Ben. Cậu qua đời vào tháng 1 năm 2009 ở tuổi 16.
 
Sửa lần cuối:
Liz Murray: từ lề đường tới Havard.
a96763_a483_liz-murray.jpg


Liz Murray sinh năm 1980 trong một gia đình nghèo, nghiện ma túy, có cha mẹ nhiễm HIV. Cô trở thành người vô gia cư ngay khi vừa tròn 15 tuổi, khi mẹ cô qua đời vì bệnh AIDS, và cha cô bị chuyển đến nơi cư trú dành cho người vô gia cư.
Cuộc sống của Murray thay đổi khi cô bắt đầu theo học Học viện Dự bị Nhân văn ở Chelsea, Mahattan. Mặc dù bắt đầu học trung học muộn hơn hầu hết các học sinh và không có một ngôi nhà ổn định trong khi phải nuôi sống bản thân và em gái, Murray đã tốt nghiệp chỉ trong 2 năm. Sau đó, cô được học bổng của New York Times dành cho sinh viên nghèo, và được nhận vào Đại học Harvard, trúng tuyển vào học kỳ mùa thu năm 2000.
Cô rời Harvard vào năm 2003 để chăm sóc người cha ốm yếu của mình; Cô tiếp tục việc học tại Đại học Columbia để được gần ông hơn cho đến năm 2006 khi ông qua đời vì AIDS.
Kể từ tháng 5 năm 2008, cô trở lại Harvard để lấy bằng với kế hoạch tốt nghiệp ngành Tâm lý học vào tháng 6 năm 2009.
Cuộc đời của Liz đã trở thành một bộ phim vào năm 2003 và hiện cô ấy làm việc với tư cách một diễn giả chuyên nghiệp, đại diện cho Cục Diễn giả Washington. Cũng chính sức mạnh gan dạ đã kéo cô ra khỏi đường phố giờ đã thay đổi cuộc sống của những người khác, từ các nhóm sinh viên đến khán giả doanh nhân đang cần nguồn cảm hứng để vượt qua những trở ngại của chính họ.
Năm 2011, cuốn tự truyện Breaking Night: My Journey from Homeless to Harvard của cô đã trở thành sách bán chạy nhất của New York Times.
 
Sửa lần cuối:

8.Patrick Henry Hughes: Đừng đùa với cụ Rùa​

a96763_a483_patrick-hughes.jpg


Patrick là một thanh niên đáng chú ý, sinh ra đã không có mắt và không có khả năng duỗi thẳng hoàn toàn tay và chân, khiến anh không thể đi lại. Ngoài ra, hai thanh thép đã được phẫu thuật gắn vào cột sống của Patrick để điều chỉnh chứng vẹo cột sống.
Bất chấp hoàn cảnh, Patrick đã vượt qua những vấn đề thể chất này để trở thành một nhạc sĩ và một sinh viên xuất sắc. Patrick bắt đầu chơi piano khi mới 9 tháng tuổi, đồng thời chơi kèn và hát. Anh thậm chí còn tham gia vào Ban nhạc diễu hành của Trường Âm nhạc Đại học Louisville với sự giúp đỡ từ cha mình (Patrick John Hughes), người đã không mệt mỏi điều khiển chiếc xe lăn của mình qua các đội hình cùng với hơn 220 thành viên khác của Ban nhạc diễu hành Cardinal
.
Là một nghệ sĩ dương cầm, ca sĩ và nghệ sĩ kèn trumpet điêu luyện, Patrick đã giành chiến thắng trong nhiều cuộc thi, cũng như nhiều giải thưởng ghi nhận hoàn cảnh mà anh đã vượt qua để đạt được những đỉnh cao này. Anh ấy đã được giới thiệu trên ESPN, ABC-TV, Oprah, CBS-TV, The Ellen Show, Extreme Make Over Home Edition, FOX-TV, CSTV, NBC-TV, Star Magazine, và nhiều tạp chí khác.
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom