Tòa Ấn Độ kêu gọi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do nắng nóng

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tòa án bang Rajasthan, Ấn Độ kêu gọi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi hàng trăm người thiệt mạng vì nắng nóng.


Ấn Độ đang hứng chịu đợt nắng nóng khủng khiếp với nhiệt độ ở nhiều thành phố lên tới hơn 45 độ C, thậm chí vùng Delhi đã ghi nhận nhiệt độ 52,9 độ C, mức cao chưa từng có.

Tòa thượng thẩm bang miền tây Rajasthan, nơi phải hứng chịu một số ngày nóng nhất gần đây, hôm nay ra phán quyết cho rằng chính quyền đã không thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo vệ người dân trước nắng nóng.

"Do điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, hàng trăm người đã chết trong tháng này", tòa cho hay. "Chúng ta chẳng có hành tinh dự phòng để chuyển tới. Nếu không hành động đúng đắn ngay bây giờ, chúng ta sẽ mãi mãi mất đi cơ hội tạo thịnh vượng cho các thế hệ tương lai".



Người dân trong thời tiết nắng nóng ở thành phố Jaipur, bang Rajasthan, miền tây Ấn Độ hôm 25/5. Ảnh: PTI


Tòa đã chỉ đạo chính quyền bang thành lập các quỹ bồi thường cho thân nhân của bất kỳ người nào chết vì nắng nóng. Tòa cũng cho rằng chính phủ nên ban bố tình trạng khẩn cấp về thảm họa quốc gia, cho phép huy động cứu trợ tương tự tình huống xảy ra lũ lụt, lốc xoáy và thiên tai.

Ấn Độ thường xuyên trải qua thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè, song các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu đang khiến nắng nóng kéo dài, thường xuyên và dữ dội hơn. Khi nhiệt độ ở thủ đô New Delhi trong tuần này, việc sử dụng điện ở thành phố 30 triệu dân đã tăng lên mức kỷ lục hôm 29/5.

Theo các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu đã gây ra tác động nhiệt nghiêm trọng ở Ấn Độ và cần được coi là một cảnh báo.

Quốc gia đông dân nhất thế giới là nước phát thải khí nhà kính lớn thứ ba. New Delhi đã cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2070, muộn hơn hai thập kỷ so với hầu hết các nước công nghiệp hóa phương Tây.

Hiện nay, Ấn Độ phụ thuộc hoàn toàn vào than để sản xuất điện. Chính quyền Thủ tướng Narendra Modi cho biết nhiên liệu hóa thạch vẫn là trọng tâm để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Ấn Độ và giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Huyền Lê (Theo AFP)

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom