• Long An, định hướng đến 2050, sẽ trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước.
• Tỉnh xác định trọng tâm là phát triển công nghiệp xanh và bền vững.
• Long An muốn thu hút đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn, ngành có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030.
Mới đây, tỉnh Long An phát hành tài liệu Hỏi - đáp quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó lưu ý: Đến năm 2030, tỉnh này sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia. Hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Và tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khác của vùng Đông Nam Bộ. Xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và văn minh; con người phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Long An muốn trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước.
Long An định hướng phát triển cấu trúc không gian theo mô hình "Một trung tâm - Hai hành lang - Ba vùng kinh tế xã hội - Sáu trục động lực".
Trong đó, trung tâm là Thành phố Tân An, được xác định là đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh; là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại phía Đông Bắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Long An xác định sẽ thực hiện việc thu hút đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực mạnh vào các ngành, lĩnh vực có ưu thế của tỉnh, các dự án phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, có sức lan tỏa, hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành phố Tân An ,của Long An, được xác định là đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tỉnh này ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực:
Lĩnh vực công nghiệp, tỉnh xác định trọng tâm là phát triển công nghiệp xanh và bền vững; do đó sẽ ưu tiên thu hút công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo: sản xuất linh kiện điện tử, cơ khí chính xác, công nghiệp bán dẫn, công nghiệp chế biến nông sản; công nghiệp dược và thiết bị y tế, công nghệ sinh học; năng lượng sạch.
Trong đó, theo EY, thị trường bán dẫn toàn cầu đạt khoảng 618 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Chuỗi giá trị chất bán dẫn bao gồm bốn giai đoạn: Thiết kế, sản xuất, bán hàng và sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, hiện ngành này còn có nhiều thách thức như sự mất cân bằng giữa cung và cầu, nhu cầu về thông số kỹ thuật tùy chỉnh, sự phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu, quy định về nguyên vật liệu, thiếu hụt nhân tài và tác động của thuế quan và thuế tiêu dùng.
Long An đang muốn kêu gọi đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn tại địa phương.
Phát triển các khu phức hợp đô thị, thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí, kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng và sân golf đẳng cấp quốc tế. Hình thành 10 trung tâm logistics nhằm góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa tỉnh Long An với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại các huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Châu Thành, Cần Đước, Đức Huệ, Tân Trụ và thị xã Kiến Tường.
Lĩnh vực nông nghiệp, tập trung thu hút nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị gắn với hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ; các mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái.
Tỉnh Long An thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với Vương Quốc Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang về phía Nam. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt, còn thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Năm 2023, quy mô nền kinh tế tỉnh Long An đạt 168.108 tỷ đồng, đứng thứ 15 của cả nước và đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long; GRDP bình quân đầu người đạt 96,4 triệu đồng, tăng 6,28 triệu đồng so với cùng kỳ; giải ngân đầu tư công đứng trong top đầu của cả nước; thu hút vốn đầu tư FDI đạt khoảng 600 triệu USD, đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Dy Khoa
Xem tiếp...
• Tỉnh xác định trọng tâm là phát triển công nghiệp xanh và bền vững.
• Long An muốn thu hút đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn, ngành có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030.
Mới đây, tỉnh Long An phát hành tài liệu Hỏi - đáp quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó lưu ý: Đến năm 2030, tỉnh này sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia. Hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Và tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khác của vùng Đông Nam Bộ. Xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và văn minh; con người phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Long An muốn trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước.
Long An định hướng phát triển cấu trúc không gian theo mô hình "Một trung tâm - Hai hành lang - Ba vùng kinh tế xã hội - Sáu trục động lực".
Trong đó, trung tâm là Thành phố Tân An, được xác định là đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh; là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại phía Đông Bắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Long An xác định sẽ thực hiện việc thu hút đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực mạnh vào các ngành, lĩnh vực có ưu thế của tỉnh, các dự án phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, có sức lan tỏa, hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành phố Tân An ,của Long An, được xác định là đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh.
Long An ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng
Tỉnh này ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực:
Lĩnh vực công nghiệp, tỉnh xác định trọng tâm là phát triển công nghiệp xanh và bền vững; do đó sẽ ưu tiên thu hút công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo: sản xuất linh kiện điện tử, cơ khí chính xác, công nghiệp bán dẫn, công nghiệp chế biến nông sản; công nghiệp dược và thiết bị y tế, công nghệ sinh học; năng lượng sạch.
Trong đó, theo EY, thị trường bán dẫn toàn cầu đạt khoảng 618 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Chuỗi giá trị chất bán dẫn bao gồm bốn giai đoạn: Thiết kế, sản xuất, bán hàng và sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, hiện ngành này còn có nhiều thách thức như sự mất cân bằng giữa cung và cầu, nhu cầu về thông số kỹ thuật tùy chỉnh, sự phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu, quy định về nguyên vật liệu, thiếu hụt nhân tài và tác động của thuế quan và thuế tiêu dùng.
Long An đang muốn kêu gọi đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn tại địa phương.
Phát triển các khu phức hợp đô thị, thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí, kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng và sân golf đẳng cấp quốc tế. Hình thành 10 trung tâm logistics nhằm góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa tỉnh Long An với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại các huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Châu Thành, Cần Đước, Đức Huệ, Tân Trụ và thị xã Kiến Tường.
Lĩnh vực nông nghiệp, tập trung thu hút nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị gắn với hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ; các mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái.
Tỉnh Long An thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với Vương Quốc Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang về phía Nam. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt, còn thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Năm 2023, quy mô nền kinh tế tỉnh Long An đạt 168.108 tỷ đồng, đứng thứ 15 của cả nước và đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long; GRDP bình quân đầu người đạt 96,4 triệu đồng, tăng 6,28 triệu đồng so với cùng kỳ; giải ngân đầu tư công đứng trong top đầu của cả nước; thu hút vốn đầu tư FDI đạt khoảng 600 triệu USD, đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Dy Khoa
Xem tiếp...