- Bài viết
- 320
- Xu
- 17,282
Tiết Hàn Lộ (tiếng Hán: 寒露) có nghĩa là “sương lạnh” là tiết khí thứ 17 trong 24 tiết khí trong 1 năm, thường rơi vào ngày 08 hoặc 09 tháng 10 dương lịch, đánh dấu sự giao thoa của đất trời từ thu sang đông.
Tiết Hàn Lộ là gì?
Tiết Hàn Lộ là tiết khí thứ 17 trong 24 tiết khí theo hệ thống lịch vạn niên được một số quốc gia Á Đông sử dụng, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.
Dựa theo các tọa độ trên quỹ đạo Trái Đất khi quay quanh mặt trời người ta chia đều thành 24 điểm, mỗi điểm cách 15 độ, tượng trưng cho 24 tiết khí. Theo đó, khi mặt trời nằm ở tọa độ 195 độ thì sẽ là thời điểm diễn ra tiết Hàn Lộ.
Dịch theo triết Hán tự, “Hàn” nghĩa là lạnh lẽo, giá buốt, “Lộ” nghĩa là lớp sương phủ, hơi nước đọng lại trên tán cây, kẽ lá. Tóm tại, ta có thể hiểu rằng tiết Hàn Lộ tức lớp sương mù giá buốt đọng lại trên tán cây. Nó chỉ thời điểm phía bắc bán cầu bắt đầu đón những đợt không khí rét lạnh, mặt đất nhận được ít ánh mặt trời hơn.
Tiết Hàn Lộ tức là lớp sương mù giá đọng lại trên tán cây
So với tiết Bạch Lộ, thời tiết khi đất trời bước vào Hàn Lộ lạnh buốt hơn, lớp sương trở nên rõ ràng, khó tan hơn. Đây cũng là thời điểm các loại động vật bắt đầu ngủ đông, không khí trở nên trầm lắng như thể tất cả muông thú cỏ cây đều đang chờ đợi bước qua mùa rét buốt và chuẩn bị đón 1 mùa xuân gõ cửa tràn trề sức sống.
Tiết Hàn Lộ là thời điểm tiết trời bắt đầu chuyển từ mát mẻ sang rét lạnh. Khi này cũng là thời điểm những cơn mưa rả rích đêm ngày đã chấm dứt, trả lại bầu trời trong mây trắng trên khắp những vùng đất. Ngày ấm đêm lạnh hơn.
Mặt trời vào tiết Hàn Lộ dần quay dịch về hướng nam, khiến bán cầu Nam của trái đất cũng ngả nhiều hơn về phía thái dương. Do đó, nửa cầu Bắc rơi vào tình thiếu sự chiếu sáng của mặt trời, nhiệt độ mặt đất thấp hơn so với nửa bên kia của Trái Đất.
Lượng ánh sáng thấp, khiến không khí lạnh dần, vạn vật trở nên ảm đạm, ủ rũ. Cây cỏ héo úa, tiêu điều và không còn màu sắc rực rỡ, nhộn nhịp như mùa xuân và mùa hè trước đó.
Cây cối bước vào chế độ hạn chế hoạt động và giảm dần quang hợp, khiến phần lá chuyển từ xanh sang vàng, đỏ. Chúng cố gắng duy trì sự sống cùng nguồn dinh dưỡng bên trong cơ thể để có thể đợi tới mùa xuân năm sau.
Tương tự như thực vật, các loại động vật cũng hạn chế hoạt động, tìm cho mình 1 nơi trú ẩn an toàn để ngủ đông hoặc di cư về phía Nam để tránh rét.
Tiết Hàn Lộ là thời điểm tiết trời bắt đầu chuyển từ mát mẻ sang rét lạnh
Thời điểm này nhiệt độ đã xuống rất thấp, trời rét lạnh với những cơn gió đông buốt xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Không những thế, đặc điểm thời tiết như vậy cũng tạo điều kiện cho các mầm bệnh, nấm mốc, vi khuẩn gây hại sinh sôi phát triển.
Người xưa khuyên rằng, vào tiết Hàn Lộ, cần chú trọng cân bằng âm dương theo quy tắc dưỡng sinh “xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm”. Một số biện pháp dưỡng sinh theo quy tắc này gồm:
Tiết Hàn Lộ cũng là thời điểm diễn ra tết Trùng Dương hay còn gọi là tết Trùng Cửu diễn ra vào 9/9 âm lịch hàng năm. Vào lúc này, hoa cúc trắng đã bắt nở rộ. Thú vui tao nhã của người Trung Quốc là đi bộ lên núi, vui chơi thưởng ngoạn cảnh đẹp, thưởng hoa và uống trà hoa cúc.
Vào tiết Hàn Lộ, cần chú trọng cân bằng âm dương
Đối với người làm nghề chăn nuôi, cần hết sức cẩn trọng trong quá trình chăm sóc gia súc vì thời tiết này dễ khiến chúng bị bệnh và chết hàng loạt. Công tác vệ sinh chuồng trại, bổ sung thực ăn và tiêm vacxin cần khẩn trương thực hiện để bảo vệ thành quả lao động.
Đối với nông dân, việc chăm sóc, trồng trọt đồng áng có thể bắt đầu để chuẩn bị cho mùa vụ đông xuân. Trong thời tiết rét lạnh, người nông dân nên ưu tiên trồng các loại hoa màu ôn đới, có thể chịu được khí lạnh và sinh trưởng tốt trong điều kiện thiếu ánh nắng. Như vậy, mùa vụ đông xuân sẽ diễn ra thuận lợi hơn, ai nấy đều hân hoan vui mừng với thành quả mùa màng mà bản thân đã bỏ công sức vào.
Đừng quên cúng dường công đức cho chùa Bề Đề Cổ tự
Vào những ngày diễn ra tiết Hàn Lộ, dưới đây là những hoạt động tránh thực hiện để không gây tổn hại cho sức khỏe:
Bài viết Tiết Hàn Lộ cần chú ý những gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bề Đề Cổ Tự.
Xem tiếp...
Tiết Hàn Lộ là gì?
Tiết Hàn Lộ là gì?
Tiết Hàn Lộ là tiết khí thứ 17 trong 24 tiết khí theo hệ thống lịch vạn niên được một số quốc gia Á Đông sử dụng, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.
Dựa theo các tọa độ trên quỹ đạo Trái Đất khi quay quanh mặt trời người ta chia đều thành 24 điểm, mỗi điểm cách 15 độ, tượng trưng cho 24 tiết khí. Theo đó, khi mặt trời nằm ở tọa độ 195 độ thì sẽ là thời điểm diễn ra tiết Hàn Lộ.
Ý nghĩa của tiết Hàn Lộ
Dịch theo triết Hán tự, “Hàn” nghĩa là lạnh lẽo, giá buốt, “Lộ” nghĩa là lớp sương phủ, hơi nước đọng lại trên tán cây, kẽ lá. Tóm tại, ta có thể hiểu rằng tiết Hàn Lộ tức lớp sương mù giá buốt đọng lại trên tán cây. Nó chỉ thời điểm phía bắc bán cầu bắt đầu đón những đợt không khí rét lạnh, mặt đất nhận được ít ánh mặt trời hơn.
Tiết Hàn Lộ tức là lớp sương mù giá đọng lại trên tán cây
So với tiết Bạch Lộ, thời tiết khi đất trời bước vào Hàn Lộ lạnh buốt hơn, lớp sương trở nên rõ ràng, khó tan hơn. Đây cũng là thời điểm các loại động vật bắt đầu ngủ đông, không khí trở nên trầm lắng như thể tất cả muông thú cỏ cây đều đang chờ đợi bước qua mùa rét buốt và chuẩn bị đón 1 mùa xuân gõ cửa tràn trề sức sống.
Đặc điểm của tiết Hàn Lộ
Tiết Hàn Lộ là thời điểm tiết trời bắt đầu chuyển từ mát mẻ sang rét lạnh. Khi này cũng là thời điểm những cơn mưa rả rích đêm ngày đã chấm dứt, trả lại bầu trời trong mây trắng trên khắp những vùng đất. Ngày ấm đêm lạnh hơn.
Mặt trời vào tiết Hàn Lộ dần quay dịch về hướng nam, khiến bán cầu Nam của trái đất cũng ngả nhiều hơn về phía thái dương. Do đó, nửa cầu Bắc rơi vào tình thiếu sự chiếu sáng của mặt trời, nhiệt độ mặt đất thấp hơn so với nửa bên kia của Trái Đất.
Lượng ánh sáng thấp, khiến không khí lạnh dần, vạn vật trở nên ảm đạm, ủ rũ. Cây cỏ héo úa, tiêu điều và không còn màu sắc rực rỡ, nhộn nhịp như mùa xuân và mùa hè trước đó.
Cây cối bước vào chế độ hạn chế hoạt động và giảm dần quang hợp, khiến phần lá chuyển từ xanh sang vàng, đỏ. Chúng cố gắng duy trì sự sống cùng nguồn dinh dưỡng bên trong cơ thể để có thể đợi tới mùa xuân năm sau.
Tương tự như thực vật, các loại động vật cũng hạn chế hoạt động, tìm cho mình 1 nơi trú ẩn an toàn để ngủ đông hoặc di cư về phía Nam để tránh rét.
Tiết Hàn Lộ là thời điểm tiết trời bắt đầu chuyển từ mát mẻ sang rét lạnh
Những điều nên và không nên làm vào tiết Hàn Lộ
Nên làm gì vào tiết Hàn Lộ?
Thời điểm này nhiệt độ đã xuống rất thấp, trời rét lạnh với những cơn gió đông buốt xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Không những thế, đặc điểm thời tiết như vậy cũng tạo điều kiện cho các mầm bệnh, nấm mốc, vi khuẩn gây hại sinh sôi phát triển.
Người xưa khuyên rằng, vào tiết Hàn Lộ, cần chú trọng cân bằng âm dương theo quy tắc dưỡng sinh “xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm”. Một số biện pháp dưỡng sinh theo quy tắc này gồm:
- Cố gắng giữ ấm cơ thể tốt nhất bằng các trang phục che kín cổ, chất liệu dày dặn.
- Sử dụng các loại đồ uống ấm, cay nóng như trà nóng, trà gừng, mật ong,.. để tăng dương khí.
- Bổ sung các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng,… trong mâm cơm hàng ngày.
- Luôn uống nước ấm, nguội để giữ ấm cổ họng.
Tiết Hàn Lộ cũng là thời điểm diễn ra tết Trùng Dương hay còn gọi là tết Trùng Cửu diễn ra vào 9/9 âm lịch hàng năm. Vào lúc này, hoa cúc trắng đã bắt nở rộ. Thú vui tao nhã của người Trung Quốc là đi bộ lên núi, vui chơi thưởng ngoạn cảnh đẹp, thưởng hoa và uống trà hoa cúc.
Vào tiết Hàn Lộ, cần chú trọng cân bằng âm dương
Đối với người làm nghề chăn nuôi, cần hết sức cẩn trọng trong quá trình chăm sóc gia súc vì thời tiết này dễ khiến chúng bị bệnh và chết hàng loạt. Công tác vệ sinh chuồng trại, bổ sung thực ăn và tiêm vacxin cần khẩn trương thực hiện để bảo vệ thành quả lao động.
Đối với nông dân, việc chăm sóc, trồng trọt đồng áng có thể bắt đầu để chuẩn bị cho mùa vụ đông xuân. Trong thời tiết rét lạnh, người nông dân nên ưu tiên trồng các loại hoa màu ôn đới, có thể chịu được khí lạnh và sinh trưởng tốt trong điều kiện thiếu ánh nắng. Như vậy, mùa vụ đông xuân sẽ diễn ra thuận lợi hơn, ai nấy đều hân hoan vui mừng với thành quả mùa màng mà bản thân đã bỏ công sức vào.
Đừng quên cúng dường công đức cho chùa Bề Đề Cổ tự
Những điều không nên làm vào tiết Hàn Lộ
Vào những ngày diễn ra tiết Hàn Lộ, dưới đây là những hoạt động tránh thực hiện để không gây tổn hại cho sức khỏe:
- Hạn chế giặt giũ, phơi quần áo ngoài trời qua đêm. Đêm Hàn Lộ xuất hiện nhiều sương rơi. Chúng bám lại trên quần áo, gây ẩm ướt, nấm mốc, mùi hôi mốc, tổn hại tới sức khỏe con người, dễ gây bệnh nhiễm hàn hoặc bệnh ngoài da.
- Không ăn uống các thực phẩm mang tính hàn như nước đá, kem,…
- Không nên ăn nhiều thịt, các thực phẩm khó tiêu. Thay vào đó, nên bổ sung thêm nhiều loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Thời tiết khô hanh, mồ hôi bốc hơi nhanh dễ khiến con người gặp táo bón nên cần nạp nhiều chất xơ.
- Hạn chế các hoạt động giải trí kém lành mạnh để không gây căng thẳng, mất tập trung.
Bài viết Tiết Hàn Lộ cần chú ý những gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bề Đề Cổ Tự.
Xem tiếp...