Tính Phong

Tổng Biên Tập Bề Đề Nhật Báo
Bài viết
1,563
Xu
138,248
TP - Rạng sáng 17/2/1979, cả phố tôi được đánh thức bởi những tiếng rền vang vọng ở mạn Bắc. Tôi trèo lên gác thượng còn một số người khác leo lên triền đồi, núi hoảng hốt nhìn thấy một bầu trời ửng đỏ. Chiến tranh ập đến…

Bố mẹ tôi được người hàng xóm thông báo gấp gáp: “Tàu đánh rồi”. Bố tôi là Trưởng khu Thống Nhất (thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) vớ luôn cái mũ cối rồi đi ra khỏi nhà, hướng về trụ sở ủy ban nhân dân.
Tình người

Bầu trời ngày càng đỏ rực, có những tia như pháo hoa kèm theo tiếng nổ đì đùng rất gần. Bố tôi từ Ủy ban trở về với gương mặt khá căng thẳng nói với chúng tôi: “Các con phải gói ghém quần áo, chuẩn bị tinh thần tìm nơi trú ẩn. Tuyệt đối không được chạy nhảy lung tung và không được nghe lời kẻ lạ”.


Fullscreen button


Tiền Phong Cảnh sơ tán trên quốc lộ 1A ngày 17/2/1979. Ảnh: tư liệu 1

Tiền Phong Cảnh sơ tán trên quốc lộ 1A ngày 17/2/1979. Ảnh: tư liệu 1© Tiền Phong
Cảnh sơ tán trên quốc lộ 1A ngày 17/2/1979. Ảnh: tư liệu
Tôi vào phòng gấp gọn sách vở vào một góc rồi nhanh chân đi ra ngoài đường. Dân phố núi quê tôi túm năm, tụm ba bàn tán xôn xao. Chiều đến, có tiếng còi ủ của xe cứu thương hướng về Bệnh viện huyện. Thế rồi, quê tôi tràn ngập những người và đồ đạc. Họ là dân thường sinh sống ở Na Sầm (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) theo đường tỉnh lộ 279 đi qua Đèo Bén về Đồng Mỏ, còn lại phần đông là cư dân thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), thị xã Lạng Sơn người đi bộ, người thồ đồ đạc bằng xe đạp, xe cải tiến dắt díu nhau rồi ngồi ở ven đường. Ai cũng tỏ vẻ mệt mỏi, lo âu.
Cán bộ thị trấn Đồng Mỏ đến các gia đình thuyết phục mọi người cưu mang đồng bào sơ tán. Thế là, các gia đình đến ven đường mời 2-3 hộ đến ở cùng. Chúng tôi cho một hộ dân sinh sống ở phố chợ Kỳ Lừa, thị xã Lạng Sơn vào trong nhà, sắp xếp chỗ nghỉ, nơi nấu nướng. Ba anh em trai trong nhà gom lại ở một phòng, còn lại cho thêm một hộ dân nữa cũng ở thị xã Lạng Sơn trú tạm…

Một hai ngày sau, lượng người đổ về quê tôi càng lớn với hàng nghìn người. Cán bộ dân phố, đoàn viên thanh niên và dân quân tổ chức các tổ, đội thăm hỏi và giúp dựng những ngôi nhà ở tạm ven quốc lộ 1A.

Tôi là người hay hóng chuyện, thi thoảng lại ù ra khu chợ ở trung tâm thị trấn. Lần đầu tiên trong đời thấy những người lạ bóc bánh chưng lên rán. Thấy tôi tò mò, ngó nghiêng, một bà độ 50 tuổi vận bộ đồ chàm, cười lộ ra chiếc răng vàng rồi gắp một chiếc bánh đã rán vàng, tỏa mùi thơm lựng đưa cho tôi, tôi nói lời cảm ơn rồi chạy về nhà…


Lớp học thời chiến

Năm đầu chiến sự 1979 cũng là lúc chúng tôi bước vào học lớp đầu của bậc THPT. Lớp 10D chúng tôi có trên ba mươi đứa thì khoảng một phần ba là người sơ tán. Những bạn này người thị xã, áp vùng biên nên khôn ngoan, rất chăm học. Sau một kỳ học, nhiều đứa đã được làm lớp trưởng, lớp phó, thủ lĩnh Đoàn của lớp.



Fullscreen button


Tiền Phong Tác giả (giữa) và các bạn học cùng lớp là người sơ tán mới nhập học. Ảnh: tư liệu 1

Tiền Phong Tác giả (giữa) và các bạn học cùng lớp là người sơ tán mới nhập học. Ảnh: tư liệu 1© Tiền Phong
Tác giả (giữa) và các bạn học cùng lớp là người sơ tán mới nhập học. Ảnh: tư liệu
Vào các buổi giữa giờ, Quản ca bắt nhịp cho chúng tôi hát các bài truyền thống cách mạng. Một hôm, cô giáo chủ nhiệm và cán bộ Đoàn trường đến lớp tôi giới thiệu về một ca khúc mà nhạc sỹ Phạm Tuyên mới sáng tác mang tựa đề “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”. Chỉ nghe qua khúc đầu, chúng tôi đã thấy hình bóng quê hương mình, tàn khốc của chiến tranh cũng như hào khí đánh giặc của quân dân ta…


Ngoài giờ học chính khóa, vào các ngày nghỉ, chúng tôi được phân thành tổ, đội tham gia lao động lấy cát từ dòng sông Thương rồi gánh về trường cách xa hơn 1 km. Các thầy giáo và các bạn lớp trên thì đào hào công sự trước lớp học, xây dựng hầm tăng xê, hầm chữ A. Không khí rất khẩn trương, gấp rút. Sau đó, chúng tôi học các tình huống giả định giặc bắn pháo, cối đến thì theo hiệu lệnh xuống hầm nhanh chóng…

“Tôi ở thị trấn Đồng Đăng sơ tán và học tập tại Trường THPT Chi Lăng với bao kỷ niệm sâu sắc. Tôi coi mảnh đất này là quê hương thứ hai, nơi đã nuôi dưỡng, bồi đắp cho tôi khôn lớn, trưởng thành”.
Tiến sỹ Phạm Ngọc Thưởng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo
Hướng ra mặt trận

Sau khi quân Trung Quốc tràn vào lãnh thổ nước ta vấp phải sự kháng cự kiên cường của quân- dân Lạng Sơn. Còn tại hậu phương, người dân ủng hộ vật chất, tinh thần cho các thương binh từ tiền tuyến trở về. Chúng tôi quyên góp quần áo cũ để các anh bộ đội lau pháo, súng…


Độ vài ngày sau, thị trấn Đồng Mỏ xuất hiện từng đoàn quân từ mạn xuôi lên. Đoàn người kéo dài đi bộ rất trật tự, các anh bộ đội vác súng, đạn dược cùng ba lô trĩu nặng không ngừng nghỉ hướng về biên giới. Rồi xe tăng, tên lửa, pháo các loại rầm rập đi ngang qua phố núi, tạo nên bầu không khí sôi động, khẩn trương. Và cả đường sắt nữa, liên tiếp có các chuyến tàu chở quân, vũ khí hạng nặng ngược lên khu vực thị xã Lạng Sơn. Tôi nhớ như in, gần như tất cả cư dân thị trấn Đồng Mỏ đều đứng hai ven đường vỗ tay khi thấy những đoàn xe chở đầy súng, đạn rồi xe tăng to kềnh càng và những khẩu pháo lớn vươn nòng nghễu nghện phủ đầy lá ngụy trang. Ai cũng cười tươi, giơ tay hình chữ V, gửi trọn niềm tin chiến thắng…Nhiều gia đình mang xôi, chè, nước vối, hoa quả tặng các anh bộ đội. Mẹ sai tôi mang một giỏ quả na trái vụ mang ra đường gặp các anh bộ đội thì đưa cho.


Fullscreen button


Tiền Phong Khu phố Chính, thị trấn Đồng Mỏ - nơi nhiều gia đình sơ tán đến định cư. Ảnh: Duy Chiến 1

Tiền Phong Khu phố Chính, thị trấn Đồng Mỏ - nơi nhiều gia đình sơ tán đến định cư. Ảnh: Duy Chiến 1© Tiền Phong
Khu phố Chính, thị trấn Đồng Mỏ - nơi nhiều gia đình sơ tán đến định cư. Ảnh: Duy Chiến
Các bạn sơ tán cũng rất hăng hái mang bánh mì, bánh chưng dúi vào tay bộ đội rồi bẽn lén vẫy tay chào theo đoàn quân. Có một hôm, gia đình tôi có mấy cán bộ mang quân hàm Trung úy, Thượng úy đến nhà muốn mua một ít lương thực, thực phẩm. Bố mẹ tôi không lấy tiền nhưng các anh cương quyết không nhận và cuối cùng thì “đối lưu” bằng cách nhận của các anh mấy gói mì tôm ăn liền. Ngày ấy, mì này được viện trợ từ Liên Xô (nước Nga bây giờ), ngon kinh khủng. Mẹ tôi mới nấu sơ qua mà cả xóm ngửi thấy mùi, chạy sang hỏi xem hôm nay ăn món gì mà sang thế…


Những năm tháng xảy ra chiến sự biên giới phía Bắc, gần như người dân quê tôi ngủ rất ít, tất cả đều hướng lên biên giới. Chúng tôi vẫn nghe rõ đạn pháo giặc dội từ các hướng: Cao Lộc, thị xã Lạng Sơn, Bản Chắt- Lộc Bình. Mặt trận mỗi ngày, mỗi giờ lại thêm gần lại càng tạo lên một khí thế hừng hực. Anh trai tôi làm đơn xin nhập ngũ, cầm súng đánh giặc. Ngày chia tay anh cũng là lúc mặt trận đang trở nên nóng bỏng. Chúng tôi cùng hát vang bài ca như lời hiệu triệu của Nhạc sỹ Phạm Tuyên: “Tiếng súng đã vang trên bầu trờ biên giới/ Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới…

(Còn nữa)
 
✬ Nguồn
https://tienphong.vn
Tao 8x mà mãi sau có mạng mới biết tới cuộc chiến này và cuộc chiến với bọn cam. Lịch sử và môn sử 1 thời gian dài không nói rõ về cuộc chiến này. Tuy có bài mà đọc gần như không thể hiểu là đánh với ai
 
Giáo hoàng đương nhiệm Phanxico viết:

"Ký ức của một dân tộc nhỏ, không hề nhỏ hơn ký ức của một dân tộc lớn".

Vì thế, một cường quốc không có cách nào để xóa bỏ ký ức của một dân tộc nhỏ.

Nó chỉ có thể pha loãng, làm mờ bằng cách tạo ra một ký ức đáng lưu giữ hơn.

Với một nhà nước cũng vậy: Ký ức nhân dân là vĩnh cửu, miễn trừ mọi mưu mẹo nhằm xóa bỏ nó.


P/S: Ai có thể xóa bỏ những bức ảnh này?

aCXfG34.jpg

HVVRuGU.jpg
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom