Tiến sĩ Trương Văn Phước: 'Nếu một hôm không cầm 1 lượng vàng chúng ta vẫn sống, nhưng nếu không có gạo, nhu yếu phẩm… thì thế nào?'

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Sáng 9/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc họp để trao đổi về chính sách quản lý thị trường vàng và bàn sửa đổi Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Tại sự kiện, các chuyên gia đánh giá hiệu quả của các giải pháp bình ổn thị trường của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua, đồng thời, đưa ra các biện pháp chồng "vàng hóa" nền kinh tế.

Theo TS.Trương Văn Phước - Thành viên tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước bán vàng cho bốn ngân hàng quốc doanh và Công ty SJC phần nào kiềm tỏa được đà tăng giá của kim loại quý. Ông đánh giá cao nỗ lực của cơ quan điều hành việc giảm chênh lệch giá vàng Việt Nam so với thế giới.

"Bên cạnh vàng, Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước còn phải cân đối với bao nhiêu mặt hàng khác rất thiết yếu cho đời sống của người dân. Nếu một hôm không cầm 1 lượng vàng chắc chắn chúng ta vẫn sống. Nhưng nếu một hôm không có xăng dầu, không có phân bón, gạo, nhu yếu phẩm thì sẽ thế nào… Cho nên cũng cần phải thông cảm, việc Ngân hàng Nhà nước cung ứng một lượng vàng để đáp ứng cho người dân như vậy là tốt", chuyên gia kinh tế nhận định.

Tiến sĩ Trương Văn Phước: 'Nếu một hôm không cầm 1 lượng vàng chúng ta vẫn sống, nhưng nếu không có gạo, nhu yếu phẩm… thì thế nào?'- Ảnh 1.


TS. Trương Văn Phước cho rằng, điều hành giá vàng chỉ là một trong nhiều công việc của Ngân hàng Nhà nước.


Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay người dân mua một lượng lớn vàng để đầu cơ, tích trữ tiềm ẩn nhiều rủi ro. TS. Nguyễn Văn Phước khuyên, người dân nên thận trọng, mua ít. Nếu mua quá nhiều vàng trong bối cảnh giá xuống, người dân phải gánh những khoản lỗ do chính mình tạo ra.

Bởi theo chuyên gia này, giá vàng hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chỉ cần một động thái từ việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ, giá vàng một đêm có thể giảm từ 80-100 USD. Thị trường cũng tiềm ẩn nhiều biến số khác từ nền kinh tế Mỹ, châu Âu.

"Người dân cần thận trọng, dĩ nhiên tài sản là quyền của công dân, pháp luật không cấm mua bán nhưng nên thận trọng", TS.Trương Văn Phước nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thị Mùi - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nhấn mạnh, khi đầu tư vàng, giá vàng tăng lên nhà đầu tư mới có lời. Nếu giá giữ nguyên hoặc giảm đi, một chỉ vàng sau 5-10 năm nữa vẫn là một chỉ vàng.

Do đó, theo chuyên gia, trong bối cảnh có nhiều kênh đầu tư kiếm lời, người dân cần phải cân nhắc kỹ. Với những người không quá dư giả, kênh đầu tư phù hợp nhất vẫn là người tiết kiểm.

"Nếu vẫn chưa có đủ kiến thức để đầu tư chứng khoán hay không có đủ tiền để đầu tư bất động sản, vẫn nên gửi tiết kiệm. Gom 1, 2 cây vàng để khi gia đình có công có việc hoặc l tổ chức cưới con cháu thì được, còn bảo mua vàng để chờ lên giá bán đi thì tôi nghĩ 1 cây mức lời cũng khiêm tốn", PGS. TS Mùi phân tích.

Từ góc độ cơ quan điều hành, Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đánh giá, sức hấp dẫn của vàng cùng nhu cầu dự trữ vàng trong dân lớn. Do đó, cần nghiên cứu khai thác nguồn lực vàng vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, tình trạng đôla hóa, vàng hóa vẫn tồn tại trong nền kinh tế, cần thời gian để xử lý.

Song song đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu Nghị định 24, mục tiêu chống vàng hóa nền kinh tế, không để vàng hóa tác động đến điều hành chính sách tiền tệ, đến tỷ giá, ngoại hối, cán cân thanh toán; không để giá vàng chênh lệch cao so với giá thế giới; không để vàng ảnh hưởng đến chính sách kinh tế, không tác động tâm lý xã hội.

Thảo Vân

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom