Thanh thiếu niên hút thuốc lá điện tử dễ bị nghiện nicotine, ảnh hưởng xấu đến phổi, giảm khả năng tập trung, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tim mạch, ung thư.
Thuốc lá điện tử được vận hành bằng cách làm nóng dung dịch các chất chứa nicotine hoặc không chứa nicotine, chất tạo hương vị. Những chất này thường hòa tan thành propylene glycol và/hoặc glycerine, không chứa thành phần thuốc lá.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử ở người trẻ đang gia tăng. Tại Việt Nam, điều tra của WHO, Bộ Y tế ghi nhận học sinh tại 11 tỉnh, thành phố, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-17 tuổi tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Nhóm 13-15 tuổi tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023.
Bác sĩ Lã Quý Hương, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nhận định nhiều người trẻ hút thuốc lá điện tử vì thiết kế đẹp, thời thượng, tâm lý muốn khẳng định bản thân hoặc cho rằng "thuốc lá điện tử không độc như thuốc lá truyền thống".
"Điều này có thể dẫn đến không kiểm soát liều lượng sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe", bác sĩ Hương nói, thêm rằng đa phần thuốc lá điện tử có chứa nicotine. Đây là chất gây nghiện cao, độc hại, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh như phổi, tim mạch, ung thư... Trong khi đó, nicotine gây hại cho sự phát triển não bộ ở độ tuổi thanh thiếu niên. Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử thường giảm chú ý và tập trung, khả năng đưa ra quyết định kém. Trẻ dễ thay đổi tính cách, có nhiều hành động bất thường, giảm khả năng học tập. Lạm dụng dẫn tới ngộ độc nicotine cấp tính.
Ngoài nicotine, trong dung dịch còn có thể có thêm nhiều hoạt chất gây ung thư, kim loại nặng, bụi mịn... "Mức độ nguy hiểm của sản phẩm này không kém thuốc lá điếu thông thường", bác sĩ Hương khẳng định.
Đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định "không có bằng chứng nào chứng minh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ít gây hại hơn thuốc lá điếu thông thường", trong cuộc họp ngày 16/5. Thực tế, thuốc lá điện tử chứa nicotine gây hại đến sự phát triển não bộ ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Người trẻ hút thuốc lá điện tử gây hại cho sức khỏe của bản thân và người hít khói thuốc thụ động. Ảnh minh họa: Khuê Lâm
PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thuốc lá điện tử làm tổn thương các lớp lót bên trong của mạch máu, làm tích tụ mảng bám trong lòng động mạch, gây ra các bệnh tim mạch như tắc động mạch, động mạch vành và xơ vữa động mạch. Các thành phần tạo nên hỗn hợp lỏng của thuốc lá điện tử khi được nung nóng biến thành các chất độc hại, có thể thấm vào máu và làm viêm mạch máu, đẩy nhanh quá trình oxy hóa trong cơ thể.
Người điện tử có thể tổn thương phổi không hồi phục, bởi bụi mịn trong thành phần dung dịch xâm nhập sâu vào phổi. Dung dịch hút của thuốc lá điện tử có thể phối trộn thêm các chất kích thích, ma túy... "Điều này làm tăng nguy cơ của nhiều tệ nạn xã hội ở lứa tuổi vị thành niên", phó giáo sư Hạnh nói.
Ít nhất 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cấm hoàn toàn sản phẩm này. Khu vực ASEAN có 5 quốc gia cấm gồm Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia. Tại Việt Nam, chính sách quản lý thuốc lá điện tử đang được đề xuất, thảo luận. Thuốc lá điện tử không có nguyên liệu như thuốc lá truyền thống mà sử dụng hương liệu, hóa chất. Mặt hàng này không phải là thuốc lá theo định nghĩa của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Việt Nam. Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, mua bán mặt hàng này.
"Quan điểm của Bộ Y tế đối với thuốc lá thế hệ mới là cấm tuyệt đối", ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám Chữa bệnh, Bộ Y tế, nói trong một cuộc họp hồi tháng 5.
Bộ Y tế đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm tương tự.
Khuê Lâm
Xem tiếp...
Thuốc lá điện tử được vận hành bằng cách làm nóng dung dịch các chất chứa nicotine hoặc không chứa nicotine, chất tạo hương vị. Những chất này thường hòa tan thành propylene glycol và/hoặc glycerine, không chứa thành phần thuốc lá.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử ở người trẻ đang gia tăng. Tại Việt Nam, điều tra của WHO, Bộ Y tế ghi nhận học sinh tại 11 tỉnh, thành phố, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-17 tuổi tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Nhóm 13-15 tuổi tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023.
Bác sĩ Lã Quý Hương, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nhận định nhiều người trẻ hút thuốc lá điện tử vì thiết kế đẹp, thời thượng, tâm lý muốn khẳng định bản thân hoặc cho rằng "thuốc lá điện tử không độc như thuốc lá truyền thống".
"Điều này có thể dẫn đến không kiểm soát liều lượng sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe", bác sĩ Hương nói, thêm rằng đa phần thuốc lá điện tử có chứa nicotine. Đây là chất gây nghiện cao, độc hại, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh như phổi, tim mạch, ung thư... Trong khi đó, nicotine gây hại cho sự phát triển não bộ ở độ tuổi thanh thiếu niên. Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử thường giảm chú ý và tập trung, khả năng đưa ra quyết định kém. Trẻ dễ thay đổi tính cách, có nhiều hành động bất thường, giảm khả năng học tập. Lạm dụng dẫn tới ngộ độc nicotine cấp tính.
Ngoài nicotine, trong dung dịch còn có thể có thêm nhiều hoạt chất gây ung thư, kim loại nặng, bụi mịn... "Mức độ nguy hiểm của sản phẩm này không kém thuốc lá điếu thông thường", bác sĩ Hương khẳng định.
Đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định "không có bằng chứng nào chứng minh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ít gây hại hơn thuốc lá điếu thông thường", trong cuộc họp ngày 16/5. Thực tế, thuốc lá điện tử chứa nicotine gây hại đến sự phát triển não bộ ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Người trẻ hút thuốc lá điện tử gây hại cho sức khỏe của bản thân và người hít khói thuốc thụ động. Ảnh minh họa: Khuê Lâm
PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thuốc lá điện tử làm tổn thương các lớp lót bên trong của mạch máu, làm tích tụ mảng bám trong lòng động mạch, gây ra các bệnh tim mạch như tắc động mạch, động mạch vành và xơ vữa động mạch. Các thành phần tạo nên hỗn hợp lỏng của thuốc lá điện tử khi được nung nóng biến thành các chất độc hại, có thể thấm vào máu và làm viêm mạch máu, đẩy nhanh quá trình oxy hóa trong cơ thể.
Người điện tử có thể tổn thương phổi không hồi phục, bởi bụi mịn trong thành phần dung dịch xâm nhập sâu vào phổi. Dung dịch hút của thuốc lá điện tử có thể phối trộn thêm các chất kích thích, ma túy... "Điều này làm tăng nguy cơ của nhiều tệ nạn xã hội ở lứa tuổi vị thành niên", phó giáo sư Hạnh nói.
Ít nhất 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cấm hoàn toàn sản phẩm này. Khu vực ASEAN có 5 quốc gia cấm gồm Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia. Tại Việt Nam, chính sách quản lý thuốc lá điện tử đang được đề xuất, thảo luận. Thuốc lá điện tử không có nguyên liệu như thuốc lá truyền thống mà sử dụng hương liệu, hóa chất. Mặt hàng này không phải là thuốc lá theo định nghĩa của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Việt Nam. Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, mua bán mặt hàng này.
"Quan điểm của Bộ Y tế đối với thuốc lá thế hệ mới là cấm tuyệt đối", ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám Chữa bệnh, Bộ Y tế, nói trong một cuộc họp hồi tháng 5.
Bộ Y tế đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm tương tự.
Khuê Lâm
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp để bác sĩ giải đáp |
Xem tiếp...