Ra sân bay đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, về phía Trung Quốc, có Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba, đại diện lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh và thành phố Đại Liên. Về phía Việt Nam, có Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai và các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán.
WEF Đại Liên năm nay là một trong những sự kiện lớn quan trọng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thu hút hơn 1.500 đại biểu tham dự, trong đó có Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tổng thống Ba Lan Andrzej Sebastian Duda cùng gần 100 lãnh đạo và đại diện các nước, tổ chức, doanh nghiệp quốc tế và Trung Quốc.
Việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hai năm liên tiếp được mời tham dự Hội nghị thể hiện sự coi trọng và đánh giá cao của WEF và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đối với vị thế, vai trò và những đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực. Đây cũng là cơ hội quý báu để Việt Nam chuyển tải thông điệp về thành tựu phát triển năng động, đổi mới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn cho các tập đoàn lớn, doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế; nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế, khẳng định vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Sự kiện quan trọng nhất của WEF là hội nghị thường niên được tổ chức vào tháng 1 hàng năm tại Davos, Thụy Sĩ. Bên cạnh đó là các diễn đàn khu vực: Hội nghị WEF Thiên Tân hoặc Đại Liên (Trung Quốc), Hội nghị WEF ASEAN… Các sự kiện của WEF thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh, văn hóa, xã hội, nghiên cứu-học thuật… hàng đầu thế giới để định hình các chương trình nghị sự ở cấp độ khu vực và toàn cầu.
Từ khi Việt Nam và WEF thiết lập quan hệ vào năm 1989, hợp tác giữa Việt Nam và WEF được lãnh đạo hai bên quan tâm thúc đẩy, phát triển trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã 5 lần tham dự Hội nghị thường niên WEF Davos ở cấp Thủ tướng Chính phủ là các năm 2007, 2010, 2017, 2019 và 2024 (các năm khác thường tham dự ở cấp Phó Thủ tướng); 1 lần tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong WEF tại Thiên Tân/Đại Liên vào năm 2023; 4 lần tham dự Hội nghị WEF ASEAN (trước năm 2016 là WEF Đông Á) cấp Thủ tướng Chính phủ vào các năm 2012, 2013, 2014 và 2017 (các năm khác thường ở cấp Phó Thủ tướng Chính phủ).
Lãnh đạo hai bên cũng đẩy mạnh các hoạt động tiếp xúc, trao đổi cấp cao, đặc biệt giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab tại Hội nghị WEF Thiên Tân (tháng 6/2023), Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 41 (tháng 11/2022) và lần thứ 43 (tháng 9/2023).
Việt Nam và WEF đã phối hợp tổ chức nhiều Hội nghị quan trọng: Đối thoại Chiến lược quốc gia (CSD) giữa Việt Nam và WEF lần thứ nhất (ngày 29/10/2021) được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác công tư: Động lực then chốt của phục hồi toàn diện và phát triển bền vững, bao trùm, đổi mới sáng tạo”. Đối thoại được nhận định là đối thoại chiến lược quốc gia thành công nhất mà WEF phối hợp với một quốc gia tổ chức, cả về cấp tham dự, nội dung, thời điểm và công tác tổ chức. Tại Hội nghị WEF Thiên Tân 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược quốc gia lần thứ 2 (26/6/2023) với chủ đề “Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước”.
Tại Hội nghị WEF Davos 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia lần thứ 3 (16/1/2024) với chủ đề “Chân trời phát triển mới: Thúc đẩy chuyển đổi, mở ra các động lực tăng trưởng mới tại Việt Nam”.
Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và tham dự Hội nghị WEF tại Trung Quốc, thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng và Chính phủ Việt Nam đối với quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Trong bối cảnh quan hệ hai Đảng, hai nước đang phát triển sâu sắc, thực chất và toàn diện như hiện nay, chuyến công tác dự WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ là dịp để lãnh đạo cấp cao hai nước đi sâu thảo luận những biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai nước.
Năm 2025 có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ song phương, là dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950-18/1/2025). Thời gian qua, dưới sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ Việt-Trung duy trì đà phát triển ổn định, đạt nhiều thành quả tích cực. Sau hai chuyến thăm lẫn nhau mang tính lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2022 và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2023, hai Đảng, hai nước đã xác lập định vị mới cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, tiếp thêm động lực mạnh mẽ để hai Đảng, hai nước không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện.
Xem tiếp...
WEF Đại Liên năm nay là một trong những sự kiện lớn quan trọng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thu hút hơn 1.500 đại biểu tham dự, trong đó có Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tổng thống Ba Lan Andrzej Sebastian Duda cùng gần 100 lãnh đạo và đại diện các nước, tổ chức, doanh nghiệp quốc tế và Trung Quốc.
Việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hai năm liên tiếp được mời tham dự Hội nghị thể hiện sự coi trọng và đánh giá cao của WEF và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đối với vị thế, vai trò và những đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực. Đây cũng là cơ hội quý báu để Việt Nam chuyển tải thông điệp về thành tựu phát triển năng động, đổi mới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn cho các tập đoàn lớn, doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế; nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế, khẳng định vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Sự kiện quan trọng nhất của WEF là hội nghị thường niên được tổ chức vào tháng 1 hàng năm tại Davos, Thụy Sĩ. Bên cạnh đó là các diễn đàn khu vực: Hội nghị WEF Thiên Tân hoặc Đại Liên (Trung Quốc), Hội nghị WEF ASEAN… Các sự kiện của WEF thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh, văn hóa, xã hội, nghiên cứu-học thuật… hàng đầu thế giới để định hình các chương trình nghị sự ở cấp độ khu vực và toàn cầu.
Từ khi Việt Nam và WEF thiết lập quan hệ vào năm 1989, hợp tác giữa Việt Nam và WEF được lãnh đạo hai bên quan tâm thúc đẩy, phát triển trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã 5 lần tham dự Hội nghị thường niên WEF Davos ở cấp Thủ tướng Chính phủ là các năm 2007, 2010, 2017, 2019 và 2024 (các năm khác thường tham dự ở cấp Phó Thủ tướng); 1 lần tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong WEF tại Thiên Tân/Đại Liên vào năm 2023; 4 lần tham dự Hội nghị WEF ASEAN (trước năm 2016 là WEF Đông Á) cấp Thủ tướng Chính phủ vào các năm 2012, 2013, 2014 và 2017 (các năm khác thường ở cấp Phó Thủ tướng Chính phủ).
Lãnh đạo hai bên cũng đẩy mạnh các hoạt động tiếp xúc, trao đổi cấp cao, đặc biệt giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab tại Hội nghị WEF Thiên Tân (tháng 6/2023), Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 41 (tháng 11/2022) và lần thứ 43 (tháng 9/2023).
Đại diện lãnh đạo phía Trung Quốc đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân bay quốc tế Chu Thủy Tử. |
Việt Nam và WEF đã phối hợp tổ chức nhiều Hội nghị quan trọng: Đối thoại Chiến lược quốc gia (CSD) giữa Việt Nam và WEF lần thứ nhất (ngày 29/10/2021) được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác công tư: Động lực then chốt của phục hồi toàn diện và phát triển bền vững, bao trùm, đổi mới sáng tạo”. Đối thoại được nhận định là đối thoại chiến lược quốc gia thành công nhất mà WEF phối hợp với một quốc gia tổ chức, cả về cấp tham dự, nội dung, thời điểm và công tác tổ chức. Tại Hội nghị WEF Thiên Tân 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược quốc gia lần thứ 2 (26/6/2023) với chủ đề “Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước”.
Tại Hội nghị WEF Davos 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia lần thứ 3 (16/1/2024) với chủ đề “Chân trời phát triển mới: Thúc đẩy chuyển đổi, mở ra các động lực tăng trưởng mới tại Việt Nam”.
Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và tham dự Hội nghị WEF tại Trung Quốc, thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng và Chính phủ Việt Nam đối với quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Trong bối cảnh quan hệ hai Đảng, hai nước đang phát triển sâu sắc, thực chất và toàn diện như hiện nay, chuyến công tác dự WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ là dịp để lãnh đạo cấp cao hai nước đi sâu thảo luận những biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai nước.
Năm 2025 có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ song phương, là dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950-18/1/2025). Thời gian qua, dưới sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ Việt-Trung duy trì đà phát triển ổn định, đạt nhiều thành quả tích cực. Sau hai chuyến thăm lẫn nhau mang tính lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2022 và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2023, hai Đảng, hai nước đã xác lập định vị mới cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, tiếp thêm động lực mạnh mẽ để hai Đảng, hai nước không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện.
Xem tiếp...