Thủ phạm gây khó ngủ khi già

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Nhịp sinh học thay đổi, mắc các bệnh lý như xương khớp, phì đại tiền liệt tuyến tăng nhu cầu đi tiểu có thể khiến người già khó ngủ vào ban đêm.


Càng lớn tuổi, việc duy trì giấc ngủ suốt đêm càng khó khăn hơn. Lão hóa không có nghĩa là nhu cầu ngủ ít hơn, mà một người vẫn cần ngủ 7-9 giờ mỗi đêm. Nhiều người lớn tuổi có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ mạn tính. Dưới đây là một số lý do.

Các vấn đề sức khỏe

Theo Viện Y học Giấc ngủ Mỹ (AASM), nhiều tình trạng sức khỏe và các rối loạn như ợ nóng, viêm khớp, suy tim, bệnh phổi đều có thể gây khó ngủ hơn vào ban đêm. Các rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên cũng ảnh hưởng đến nhiều người lớn tuổi. Thời kỳ mãn kinh, phái đẹp dễ đổ mồ hôi đêm, nóng bừng cản trở giấc ngủ ngon.

Đi tiểu nhiều hơn

Phì đại tuyến tiền liệt dễ gặp ở người già làm tăng tần suất tiểu đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Đi tiểu nhiều lần còn do tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu điều trị huyết áp. Ngoài tăng nhu cầu đi tiểu, một số loại thuốc còn có tác dụng phụ gây mất ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ.

Khó sâu giấc

Không chỉ thời gian ngủ thay đổi mà chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng khi một người già đi. Người lớn tuổi có xu hướng ngủ ít sâu giấc hơn và giấc ngủ REM (giai đoạn chìm vào giấc ngủ) kém hơn mỗi đêm.

Đau, khó chịu vào ban đêm

Ngoài bệnh viêm xương khớp, loãng xương gây đau đớn, một số tình trạng sức khỏe khác cũng khiến người bệnh nhức mỏi, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Khi một người già đi, lớp ngoài cùng dưới da mỏng hơn. Điều này ảnh hưởng đến việc duy trì tư thế thoải mái để ngủ ngon, dễ đau nhức hơn thời còn trẻ.

Nhịp sinh học thay đổi

Nhịp sinh học là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ - thức của một người và có xu hướng thay đổi theo tuổi tác. Melatonin còn gọi là hormone gây ra cảm giác buồn ngủ được sản xuất, giải phóng sớm hơn trong chu kỳ sinh học lúc già. Do đó, thay vì buồn ngủ lúc 22h, cảm giác buồn ngủ đến sớm hơn, khoảng 20-21h và dậy sớm hôm sau.

Dưới đây là một số cách cải thiện chất lượng giấc ngủ khi về già.

Tránh uống nhiều nước trước lúc ngủ:‌ Uống nhiều nước buổi tối làm tăng nhu cầu đi vệ sinh vào ban đêm. Tránh uống nước tối thiểu khoảng 3-4 giờ trước khi đi ngủ.

‌Sử dụng gối hỗ trợ khi đau lưng: Người bị đau cổ và vai trên có thể dùng gối mỏng để kê đầu, nếu đau lưng dưới dùng chiếc gối mỏng kê ở thắt lưng hoặc giữa đầu gối. ‌

Tắm nước ấm: Nước ấm giúp cơ thể thư giãn, từ đó ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Tránh ngủ trưa nhiều: Người vào ban ngày có khả năng thức giấc trong đêm nhiều hơn.

Tập thể dục: Tập thể dục mang lại ba lợi ích nổi bật cho người lớn tuổi gồm ngủ nhanh, lâu và giấc ngủ chất lượng hơn.

Không dùng thiết bị trước khi ngủ: Tắt thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại... tối thiểu một giờ trước khi lên giường. Đọc sách, nghe nhạc, thiền hay yoga có thể giúp ích.

Hạn chế dùng caffeine: Caffeine vẫn tồn tại trong cơ thể vài giờ sau khi uống. Do đó, hãy ngừng đồ uống có chứa caffeine ít nhất 3-4 giờ .

Bảo Bảo (Theo Livestrong, WebMD)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom