Thông điệp nghĩa tình từ Hội thi “Dân vận khéo”

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Nội dung tiểu phẩm nói về cách làm của Sư đoàn 9 trong việc phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương và các giáo xứ trên địa bàn đóng quân để triển khai xây dựng tuyến đường dân sinh. Mấu chốt là ở tình huống cán bộ đơn vị khéo léo, kiên trì thuyết phục các chức sắc tôn giáo tin tưởng, đồng thuận vận động giáo dân hiến đất để tuyến đường được hoàn thành đúng ý định.

Tiểu phẩm “Má ơi, đừng khóc nữa!” của Bộ Tham mưu Quân đoàn 4 gây xúc động với khán giả vì đã diễn tả trọn vẹn câu chuyện nghĩa tình của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tham mưu trong những lần đến thăm má Bảy-Bà mẹ Việt Nam anh hùng có chồng và 3 người con hy sinh vì Tổ quốc. Câu chuyện trong tiểu phẩm là có thật. Má Bảy hiện đang sống tại phường An Thạnh, TP Thuận An (Bình Dương). Do tuổi cao, sức khỏe của má đã yếu đi rất nhiều, song má vẫn nhớ như in hình ảnh người chồng và các con trai trước ngày ra trận. Ngày ấy, má bịn rịn tiễn chồng, tự hào động viên con lên đường giết giặc, rồi lại bàng hoàng, đau xót nhận tin chồng, con vĩnh viễn không trở về. Nước mắt má chảy ngược vào tim. Chiến tranh đã lùi sâu vào dĩ vãng, nhưng mỗi lần cán bộ, chiến sĩ Bộ Tham mưu đến thăm, dù rất vui mừng nhưng trong ánh mắt má Bảy vẫn phảng phất nỗi buồn vời vợi. Má cười mà nước mắt vẫn rơi mỗi khi các con đến thăm, động viên, quây quần bên má...


Thiếu tá QNCN Nguyễn Thị Thanh Yến, nhân viên Tiểu đoàn 100 (Bộ Tham mưu Quân đoàn 4), người thủ vai má Bảy trong tiểu phẩm, chia sẻ: “Chuyện đời và nỗi lòng của má Bảy đã được chúng tôi dựng thành kịch bản tham gia Hội thi "Dân vận khéo". Thông qua tiểu phẩm, chúng tôi muốn truyền đi thông điệp nghĩa tình, xoa dịu vết thương chiến tranh và lan tỏa đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Thế hệ hôm nay càng vinh dự, tự hào, càng phải có trách nhiệm tri ân, chăm sóc, phụng dưỡng người có công với cách mạng”...


Mỗi tiểu phẩm, mỗi câu chuyện là một cách làm dân vận của các đơn vị Quân đoàn 4, vừa phong phú, hiệu quả, vừa phù hợp với thực tế nhiệm vụ và đặc điểm địa bàn đóng quân. Đại tá Phạm Văn Hồng, Phó chính ủy Sư đoàn 9 cho biết: “Đứng chân ở các địa phương có đông đồng bào theo đạo, quá trình chung sức cùng địa phương xây dựng nông thôn mới, Sư đoàn luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của bà con giáo dân. Chúng tôi coi trọng thực hiện công tác tuyên truyền, vận động bà con Công giáo chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương-giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.


Những năm qua, Quân đoàn 4 luôn làm tốt công tác dân vận, tích cực tham gia xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, sát thực tế, không chỉ tạo được niềm tin với cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương mà còn huy động được sức mạnh của nhân dân trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc. Theo Đại tá Trần Lê Dũng, Phó chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 4, việc tăng cường công tác dân vận và tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận là việc làm thường xuyên. Nhận thức đúng để có hành động, việc làm đúng trong công tác dân vận sẽ thiết thực góp phần củng cố "thế trận lòng dân" vững chắc.


Bài và ảnh: THANH HUYỀN - LƯƠNG ANH


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom